Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 7

 Tuần 7: Bài 7

 Kết quả cần đạt

• Cảm nhận được nỗi sầu chia li, ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa và niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ cùng với giá trị nghệ thuật ngôn từ trong đoạn thơ trích Chinh phụ ngâm khúc; vẻ đẹp, bản lĩnh son sắt, thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua sự trân trọng và cảm thương của Hồ Xuân Hương ở bài thơ Bánh trôi nước. Bước đầu hiểu thể thơ song thất lục bát.

• Nắm được khái niệm quan hệ từ, các loại quan hệ từ.

• Luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm.

 

doc22 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 độ tôn kính.
 - Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ.
 - Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí XH xưa.
 *Giới thiệu bài (1’): Ở bậc Tiểu học, các em đã được tìm hiểu về quan hệ từ. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu kĩ hơn về quan hệ từ và cách sử dụng từ loại này... 
 2) Dạy nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
I. Thế nào là quan hệ từ. (12 phút)
 GV
- Dùng bảng phụ có ghi ví dụ (SGK,T.96, 97): 
1. Ví dụ:
 HS
- Đọc ví dụ.
? TB
* Dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học, hãy xác định quan hệ từ trong những câu dưới đây?
 HS
- Đứng tại chỗ xác định.
- Cùng HS nhận xét, bổ sung và gạch chân quan hệ từ trong các câu trong ví dụ:
 a) của
 b) như
 c) bởi – nên
 d) nhưng
? KH
* Cho biết chức năng liên kết và ý nghĩa của các quan hệ từ đó là gì?
 HS
 GV
-Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và ghi tóm tắt lên bảng:
 a) của nối định ngữ “chúng tôi với từ DT trung tâm “đồ chơi”: chỉ quan hệ ở hữu.
 b) như nối bổ ngữ hoa với từ TT trung tâm “đẹp”: chỉ quan hệ so sánh.
 c) bởi - nên nối 2 vế của câu ghép: chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả.
 d. Mẹ thường nhân lúc con ngủ làm vài việc của riêng mình. Nhưng hôm nay gì cả.
 => nhưng nối hai câu ghép đẳng lập
? KH
* Gọi những từ vừa tìm hiểu là quan hệ từ. Vậy em hiểu thế nào là quan hệ từ? 
 HS
 GV
 HS
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung bài học.
 - Đọc ghi nhớ (SGK,T.69).
2. Bài học:
- Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả, đẳng lập
* Ghi nh(SGK,T.97)
 ?KH
* Có mấy cách hiểu đối với câu sau đây:
 Đây là thư Lan. 
 HS
 GV
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung: Có những cách hiểu sau:
1) Đây là thư của Lan.
2) Đây là thư do Lan viết.
3) Đây là thư gửi cho Lan (đâu phải cho tôi nên tôi không nhận).
 è Việc dùng hay không dùng quan hệ từ đều có liên quan đến ý nghĩa của câu. Cho nên không thể lược bỏ quan hệ từ một cách tuỳ tiện. Vậy sử dụng quan hệ từ như thế nào cho phù hợp? Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể trong phần thứ II.
II. Sử dụng quan hệ từ.
(17 phút).
 GV
Dùng bảng phụ có ghi ví dụ Yêu cầu HS đọc:
1. Ví dụ:
? KH
* Trong các câu trên, trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ, trường hợp nào không bắt buộc phải có?
 HS
- Các câu bắt buộc phải có quan hệ từ:
 b) Lòng tin của nhân dân. 
 => QH sở hữu
 d) Nó đến trường bằng xe đạp.
 =>sở hữu 
 g)Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây
 =>sở hữu 
 h) Làm việc ở nhà.
 => sở hữu 
? TB
Các nhóm viết bài vào bảng phụ
 Dán bảng
* Tìm quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ sau và đặt câu với các cặp quan hệ từ vừa tìm được?
 HS
? KH
 Nếu - thì
Vì - nên ( cho nên ,thế nên) 
Tuy - nhưng ( vậy mà, thế mà,) 
Hễ - là (thì) 
Sở dĩ - là do (là vì)
 HS
- Nếu trời không mưa thì tôi sẽ đến.
- Vì tôi mải chơi nên không thuộc bài.
- Tuy Lan bị ốm nhưng vẫn cố gắng đi học.
- Hễ cho nó ăn là nó khóc ngay.
- Sở dĩ cậu bị điểm kém là do cậu chưa cố gắng học bài. 
? KH
* Qua việc tìm hiểu ví dụ, em có nhận xét gì khi sử dụng quan hệ từ?
 HS
 GV
HS
- Trình bày (có nhận xét, bổ sung).
- Khái quát, chốt nội dung bài học.
nếu không dùng câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc tối nghĩa
 dùng cũng được, không dùng cũng được 
 Đọc ghi nhớ (SGK,T.98).
2. Bài học:
 * Trong thực tế giao tiếp và tạo Vb:
 - có trường hợp bắt buộc phải dùng QHT
 - Có trường hợp không bắt buộc dùng QHT
 - Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp.
* Ghi nhớ:(SGK,T.98)
 GV
 ? 
Gv
Giáo dục kĩ năng sống 
- Lựa chon cách Sd QHT phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp 
- Trình bày ý tưởng và kinh nghiệm Sd QHT tiếng Việt.
Em nên Sd QHT NTN cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp ? 
 Tùy từng hoàn cảnh ta sẽ SD QHT cho phù hợp để đạt được mục đích giao tiếp
 è Như vậy, các em đã nắm được thế nào là quan hệ từ và cách dử dụng quan hệ từ. Để củng cố nội dung bài học, chúng ta cùng luyện tập trong phần tiếp theo.
III. Luyện tập. (15 phút)
?TB1
 Tìm quan hệ từ trong đoạn văn đầu văn bản Cổng trường mở ra (từ đầu đến “cho kịp giờ).
 1. Bài tập 1:(SGK,T.98)
 HS
 GV
 Phát hiện:
Cùng HS nhận xét, bổ sung:
 - Của: biểu thị quan hệ sở hữu.
 - Còn: biểu thị quan hệ so sánh.
 - Mà: liên kết các cụm từ trong câu
 - Nhưng : nối câu với câu
Cồng trường mở ra: 
của, còn, còn, của, mà, nhưng
?BT
* Điền các quan hệ từ vào chỗ trống?
2. Bài tập 2:(SGK,T.89)
 HS
 HS
- Lên bảng đền
- Theo dõi, nhận xét, bổ sung:
 Điền các quan hệ từ vào chỗ trống theo tứ tự: 
với, và ,cùng, với, nếu, thì, vì
?BT
HS
GV
* Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai? (đánh dấu cộng vào cuối những câu dùng quan hệ từ đúng)
Trình bày 
Chữa bài
3. Bài tập 3(SGK,T.89)
 b) với 
d) cho 
 g) nhưng 
 (i) cho 
 (l) cho 
HS
 GV
Viết đoạn văn theo yêu cầu
Trình bày
Đưa ra đoạn văn tham khảo:
 Chiều nay, tôi và Nam đến thăm Hoa . Bạn ấy bị sốt mấy hôm rồi. Vừa trông thấy chúng tôi Hoa đã mếu máo : “tớ nhớ các cậu quá ! không đi học , ở nhà buồn không tả được!” Chúng tôi động viên ,an ủi Hoa : Thôi đừng buồn cậu cố gắng an uống, thuốc men cho khỏe rồi đến lớp nhé ! 
4. Bài tập 4:(SGK,T.90)
3) Củng cố, luyện tập (3’)
 - Gv khái quát lại dung của bài
 - Hs nhắc lại nội dung chính của bài
 - Bài tập trắc nghiệm
 1. Tìm quan hệ từ trong bài thơ Bánh trôi nước ( HXH ) ?
 Thân em vừa trắng lại vừa tròn 
 Bảy nổi ba chìm với nước non
 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn 
 Mà em vẫn giữ tấm lòng son
 2. Quan hệ từ “hơn” trong câu sau biểu thị ý nghĩa quan hệ gì?
 Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
 A. Sở hữu B. So sánh
 C. Nhân quả D. Điều kiện
 * Đáp án: 1-A ; 2-B
4) Hướng dẫn học bài ở nhà: (1’)
 - Nắm chắc nội dung bài học - Làm các bài tập còn lại.
 - Chuẩn bị bài giờ sau: Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm
 ***********************************************
Ngày soạn:06 /10 /2012 	 Ngày dạy 7A :09/10/2012
 7B: 11/10 /2012 
 7C :09 /10 /2012 
 Tiết 28 : Tập làm văn: 
 LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
I. Mục tiêu 
 1) Kiến thức: Hs cần nắm được
- Đặc điểm thể loại biểu cảm. 
- Các thao tác làm bài văn biểu cảm, cách thể hiện những TC, cảm xúc. 
 2) Kỹ năng
 Rèn luyện kĩ năng làm bài văn biểu cảm.
3 Thái độ
 HS có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào tạo lập VBBC
II. Chuẩn bị của Gv và Hs
 1) Thầy: Nghiên cứu nội dung, tham khảo SGV, soạn giáo án.
 2) Trò: Học bài cũ. Chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn trong SGK t99.
III. Tiến trình bài dạy 
 1) Kiểm tra bài cũ: (5’) 
 Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
 2) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
I. Chuẩn bị. (7 phút)
 GV 
 Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.
II. Thực hành trên lớp :(35’)
 GV
- Chép đề lên bảng
* Đề bài: Loài cây em yêu.
?TB
HS
GV
* Đề bài yêu cầu viết về điều gì?
- Trình bày.
- Ghi tóm tắt lên bảng
1. Tìm hiểu đề:
+ Thể loại: Văn biểu cảm
+ Đối tượng biểu cảm: Loài cây em yêu
+ Tình cảm cần đựơc biểu hiện: Yêu thích, qúi trọng.
 GV
* Từ những yêu cầu trên chúng ta hãy tìm ý và lập dàn ý cho bài viết của mình?
2. Tìm ý và lập dàn bài:
 HS
- Tìm ý theo gợi ý của GV (có nhận xét, bổ sung).
* Tìm ý: (tìm các đặc điểm của cây, mối quan hệ gần gũi giữa cây với đời sống của em. Cây đem lại cho em những gì trong đời sống vật chất, tinh thần).
- Dự kiến chọn:
+ Cây Bàng vì cây bàng gắn với kỉ niệm về bạn bè, tuổi học trò.
+ Cây Đa vì cây Đa gắn với kỉ niệm về quê hương.
+ Cây Ngọc Lan vì nó gắn với kỉ niệm về Bà Nội,...
* Lập dàn ý: Chọn cây Ngọc Lan
?TB
- Phần mở bài em sẽ viết những gì.
a. Mở bài:
- Giới thiệu cây Ngọc Lan.
- Cây gắn bó với tuổi thơ và gia đình.
b. Thân bài:
?KH
* Lập ý cho phần thân bài?
 HS
- Trình bày dàn ý.
- Nhận xét, ghi tóm tắt dàn ý lên bảng.
 Cây Ngọc Lan do Bà Nội Trồng từ khi gia đình mới chuyển về đây.
 - Đã hai lần nhà tôi xây lại nhưng cây Ngọc Lan vẫn lên xanh tươi tốt, vươn cành, toả bóng mát, trổ hoa, dâng hương
 - Bạn bè đến chơi -> hay ra gốc cây Ngọc Lan để chơi những trò:
+ Lấy lá Lan để chơi bán hàng
+ Kết thành hình những con vật ngộ nghĩnh
+ Hoa Lan ép vào trang vở
 - Của sổ phòng học quay ra chỗ cây hoa Ngọc Lan Š Bóng Lan, hương lan làm dịu cơn nóng bức
 - Vì lí do chống bão, người ta chặt cây hoa đó đi, bố mẹ tôi cố giữ nhưng không được thương tiếc cây.
c. Kết bài:
?TB
* Phần kết bài cần đảm bảo ý gì?
- Tình cảm của tôi và Ngọc Lan: Mãi thân thương.
- Thấy chồi non trên vết cưa ở gốc Ngọc Lan - Hi vọng tương lai sẽ lại có cây Ngọc Lan làm bạn.
 GV
- Căn cứ vào dàn bài hãy diễn đạt thành văn.
3. Viết thành văn:
- Viết phần mở bài, kết bài
 HS
- (dãy 1 viết phần mở bài; dãy 2 viết phần thân bài)
- Suy nghĩ viết theo yêu cầu
 GV
- Gọi HS trình bày bài viết của mình (có nhận xét, bổ sung)
Ví dụ:
 * Mở bài: Trước của nhà tôi có một cây hoa Ngọc Lan, mùa nào cũng nở hoa thơm ngào ngạt. Ngọc Lan lâu nay đã là ngừoi bạn thân thiết gắn bó với gia đình với tuổi thơ tôi.
 * Kết bài: Sáng nay đang quét sân bỗng tôi phát hiện thấy từ vết cứa còn lại ở gốc cây Ngọc Lan có một chồi non bé xíu đang nhú lên.Tôi vui quá reo toáng cả lên. Thế là Ngọc Lan vẫn sống. Tôi lại có cây Ngọc lan làm bạn mỗi ngày
4. Kiểm tra sửa lỗi:
 GV
- Hướng dẫn HS sửa lỗi.
3) Củng cố, luyện tập (3’)
 - Gv khái quát lại nội dung của bài
 - Bài tập trắc nghiệm
 Đọc đề văn sau và trả lời câu hỏi
 Cảm nghĩ về đêm trung thu
1.Câu hỏi nào sau đây không phụ vụ cho việc tìm hiểu đề văn trên?
 A. Bài văn được viết theo phương thức nào
 B. Đêm trung thu đẹp ntn?
 C. Kỉ niệm nào đáng nhớ nhất với em trong đêm trung thu?
 D. Những tác phẩm văn học nào viết về đêm trung thu?
2. Câu văn “Tuổi thơ của em đã trải qua nhiều kỉ niệm khó quên, nhưng em nhớ nhất là một câu truyện thật bất ngờ đến với em trong đêm trung thu vừa qua” phù hợp với phần nào trong đề văn trên? 
 A. Mở bài B. Thân bài
 C. Kết bài D. Không phù hợp với cả 3 phần
* Đáp án: 1-D ; 2-D
4) Hướng dẫn học bài ở nhà: (1’)
Nắm chắc các bước làm văn biểu cảm.
Viết tiếp phần thân bài để có một bài văn hoàn chỉnh.
Chuẩn bị bài: Viết bài Tập làm văn số 2.

File đính kèm:

  • docTuan 7.doc
Bài giảng liên quan