Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8

 Tiết 29 : Văn bản: QUA ĐÈO NGANG

(Bà Huyện Thanh Quan)

I. Mục tiêu

 1) Kiến thức: Hs cân nắm được

- Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Qua.

 - Đặc điểm thơ Bà Huyện thanh Qua qua bài thơ Qua Đèo Ngang.

 - Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng tác giả thể hiện qua bài thơ.

 - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản.

 2) Kỹ năng

 - Đọc – hiểu bài thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú.

 - Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.

 3) Thái độ

 Khơi gợi tình yêu thiên nhiên đất nước, thái độ quí trọng, cảm phục người phụ nữ tài ba.

II. Chuẩn bị của Gv và Hs

 1) Thầy: Nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án.

 2) Trò: Học bài cũ. Đọc trước bài mới ở nhà, trả lời câu hỏi trong SGK

 

doc19 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
mà sâu sắc, một nét cười riêng không lẫn của Nguyễn Khuyến trong làng cười Việt Nam.
? TB
* Qua những câu thơ trên, em thấy Nguyễn Khuyến có ý định than nghèo với bạn không? Vì sao? 
 HS
Nhà thơ không có ý định than nghèo với bạn. Thứ nhất các thứ đều có nhưng không thể lấy được chứ không phải là không có; 
thứ hai sự việc không có trầu là chìa khoá cho thấy sự không may kia chỉ là nói cho vui, nói quá lên của chủ nhân để tỏ tình thân mật với bạn hiền để rồi nếu thực tế có thiếu, có không được như ý thì bạn cũng thông cảm. Đó là cách thể hiện sự quý mến bạn hiền
? TB
* Em cảm nhận được điều gì qua lời giãi bày của tác giả?
- Sự đùa vui, hóm hỉnh của tác giả tỏ sự thân mật với bạn hiền về hoàn cảnh sống nghèo khó của mình
3. Câu thơ kết:
 HS
- Đọc câu kết:
Bác đến chơi đây, ta với ta.
? KH
* Theo em trong câu thơ cuối, chi tiết ngôn ngữ nào đáng chú ý? Vì sao?
 HS
 - Cụm từ ta với ta.
 - ở đây, tác giả dùng đại từ xưng hô kết hợp với quan hệ từ “vơi” liên kết chủ nhà (tác giả) với khách (bạn).
 - Trong hoàn cảnh gặp gỡ bạn bè ở đây ta - ta không còn là quan hệ tách rời mà là quan hệ gắn bó hoà hợp - sự đồng cảm, gắn bó của những người bạn thân thiết.
 GV
 ?TB
 è Thông thường người ta tiếp bạn bằng cả tinh thần lẫn vật chất. Có cả hai dĩ nhiên là tốt, nhưng quan trọng nhất là sự chân thành của bạn cao quý. Phải chăng đó là điều mà Nguyễn Khuyến muốn nói đến trong bài thơ này ở cái tứ độc đáo của nó: Vật chất càng ít bao nhiêu thì tình cảm lại càng nhiều bấy nhiêu. Ta thấy vật chất ngày càng nhỏ lại, ít đi, từ cá, gà đến cải, cà rồi bầu, mướp cho đến khi miếng trầu cũng không có để tiếp khách. Vật chất đã đi đến chỗ cực tiểu (không có gì) thì chính lúc ấy tình cảm lại dâng lên đến chỗ cực đại để thành một câu thơ, đúng hơn là một lời nói chân thành, chứa chan tình bạn: Bác đến chơi đây, ta với ta.
 Câu thơ cuối là một sự bùng nổ về ý và tình. Tiếp bạn không có mâm cao cỗ đầy mà chỉ có tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết. Vậy là tất cả những gì không có ở trên là để tập trung khẳng định một cái lớn lao hơn không gì sánh được, không thể tìm thấy ở đời này, đó chính là tình bạn chân thành vượt lên trên mọi lề thói lễ nghi.
* Câu thơ kết khẳng định điều gì?
Gv
Bình : Tình bạn trong sáng, chân thành vượt trên mọi lề thói, lễ nghi.
 Liên hệ tình bạn với Dương Khuê ( Khóc Dương Khuê) 
Cài nhìn thông thái, niềm vui của tác giả khi đón bạn
? KH
* Khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ?
III.Tổngkết(3 phút)
1. Nghệ thuật
 HS
 HS
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung:
Liên hệ tình bạn của các em 
- Sáng tạo tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà và cuối cùng òa ra niềm vui đồng cảm
- Vận dụng ngôn ngữ và thể loại điêu luyện.
- Cách lập ý bất ngờ
 2. Ý nghĩa Vb : 
Bài thơ thể hiện một quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn ý nghĩa và giá trị trong cuộc sống hôm nay.
- 
IV. Luyện tập.
(5 phút)
 HS
- Đọc diễn cảm bài thơ.
? Giỏi
* Theo, có gì khác trong cụm từ “ta với ta” ở bài thơ này so với bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan?
 HS
- Trong bài Qua Đèo Ngang: từ ta ở cả hai vị trí chỉ là một đối tượng.
- Còn ở đây: 2 đối tượng: tác giả - người bạn.
- Một bên chỉ sự hoà hợp của 2 con người trong một tình bạn chan hoà, vui vẻ; một bên chỉ sự hoà hợp trong một tâm hồn.
3) Củng cố, luyện tập (3’)
 - Gv khái quát lại nội dung của bài
 - Hs đọc lại bài thơ
 - Bài tập trắc nghiệm
 1. Trong các dòng sau, dòng nào là thành ngữ?
 A. Ao sâu nước cả B. Cải chửa ra cây
 C. Bầu vừa rụng rốn D. Đầu trò tiếp khách
 2. Trong các dòng sau, dòng nào sử dụng quan hệ từ?
 A. Trẻ thời đi vắng B. Chợ thời xa
 C. Mướp đương hoa D. Ta với ta
 * Đáp án: 1-A ; 2-D
4) Hướng dẫn học bài ở nhà (2’)
- Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Làm bài tập phần luyện tập (SGK t106)
- Chuẩn bị bài giờ sau: Viết bài tập làm văn số 2
Ngày soạn: 14 /10 /2012 	 Ngày dạy 7A : /10/2012
 7B: /10 /2012 
 7C : /10 /2012 
 Tiết 31 + 32 : Tập làm văn:
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 VĂN BIỂU CẢM 
I. Mục tiêu 
1) Kiến thức: Hs cần nắm và làm được
 Ôn tập về cách làm bài văn tự sự và bài văn miêu tả, về cách dùng từ, đặt 
 câu và về liên kết, bố cục, mạch lạc trong văn bản.
 2) Kỹ năng
 Vận dụng những kiến thức đó vào việc làm bài văn cụ thể và hoàn chỉnh.
 3) Thái độ
 HS có ý thức độc lập làm bài tự giác, nghiêm túc.
II. Nội dung đề
 1) Lớp 7A: Phát biểu cảm nghĩ về khu vườn nhà em.
 2) Lớp 7B: Phát biểu cảm nghĩ về loài cây em yêu.
 3) Lớp 7C: Phát biểu cảm nghĩ về cây phượng vĩ .
 ( loài cây gắn bó với học trò ) 
III. Đáp án, biểu điểm
 1) Đáp án 
Lớp 7A
a) Yêu cầu chung: 
- Về nội dung: HS viết được một bài văn bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về khu vườn. Thể hiện tình yêu thương, quí trọng cây cối theo truyền thống của nhân dân ta.
- Về hình thức:
+ Thể loại: Văn biểu cảm. Có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt khác như tự sự, miêu tả.
+ Bài viết phải có bố cục đủ 3 phần: MB, TB, KB.
+ Văn phong sáng sủa, mạch lạc. Viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp. Trình bày sạch sẽ.
b) Yêu cầu cụ thể: Bài viết phải đảm bảo được những ND cơ bản sau:
* Mở bài: ( 1 điểm )
 - Giới thiệu chung về khu vườn của gia đình mình (Vị trí, diện tích,...).
- Cảm xúc chung của bản thân về khu vườn (yêu thích, gần gũi...).
* Thân bài: ( 7 điểm )
- Miêu tả khu vườn theo trình tự không gian hoặc thời gian: 
+ Từ xa nhìn lại, khu vườn trông như thế nào? Có gì gây ấn tượng nhất?
+ Đến gần, khu vườn có những gì nổi bật? Có loài cây nào em thích?
+ Buổi sáng, khu vườn có gì đáng chú ý? (Tiếng chim hót, hương thơm của các loại hoa quả...).
+ Chiều về, khu vườn trông ra sao?...
- Bộc lộ cảm xúc của bản thân về khu vườn:
+ Khu vườn đáng yêu như thế nào?
+ Khu vườn có những kỉ niệm nào gắn bó với em? Nếu phải xa nó em cảm thấy như thế nào?
+ Khu vườn có gắn với kỉ niệm về người thân nào trong gia đình em không? Đó là kỉ niệm gì?
+ Em có suy nghĩ gì mỗi lần ra thăm vườn?...
- ở mỗi chi tiết miêu tả có thể kết hợp bộc lộ đan xen thái độ, cảm xúc riêng của mình về khu vườn ....
* Kết bài: (( 1 điểm )
- Khẳng định tình cảm của mình về khu vườn...
 ( 1 điểm cho cách diễn đạt ) 
Lớp 7B
a) Yêu cầu chung: 
- Về nội dung: HS viết được một bài văn bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về một loài cây mà mình yêu thích. Thể hiện tình yêu thương, quí trọng cây cối theo truyền thống của nhân dân ta.
- Về hình thức:
+ Thể loại: Văn biểu cảm. Có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt khác như tự sự, miêu tả.
+ Bài viết phải có bố cục đủ 3 phần: MB, TB, KB.
+ Văn phong sáng sủa, mạch lạc. Viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp. Trình bày sạch sẽ.
b) Yêu cầu cụ thể:
 Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
* Mở bài: ( 1 điểm )
- Giới thiệu chung về loài cây mà mình yêu thích (Vị trí, tên gọi,...).
- Cảm xúc chung của bản thân về loài cây đó (yêu thích, gần gũi...).
* Thân bài: ( 7 điểm )
- Xuất sứ của cây (do ai trồng?, có từ bao giờ?...). 
- Có những kỉ niệm nào về cây gắn bó với bản thân và gia đình?
+ Kỉ niệm về bạn bè thời thơ ấu với cây...
+ Kỉ niệm về thời cắp sách đến trường với cây...
+ Kỉ niệm về một người thân gắn bó với cây... 
 - Bộc lộ CX của bản thân đối với cây trong mỗi kỉ niệm được ghi lại...
* Kết bài: (1 điểm )
- Khẳng định tình cảm của mình đối với
 ( 1 điểm cho cách diễn đạt ) 
 Lớp 7C
 a) Yêu cầu chung: 
- Về nội dung: HS viết được một bài văn bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về cây phượng vĩ ( loài cây gắn bó với tuổi học trò) . Thể hiện tình yêu thương, quí trọng cây cối theo truyền thống của nhân dân ta.
- Về hình thức:
+ Thể loại: Văn biểu cảm. Có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt khác như tự sự, miêu tả.
+ Bài viết phải có bố cục đủ 3 phần: MB, TB, KB.
+ Văn phong sáng sủa, mạch lạc. Viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp. Trình bày sạch sẽ.
 Yêu cầu cụ thể : 
	 - Thể loại: Biểu cảm	
	 - Nội dung: Cây phượng. 
	 - Phạm vi giới hạn: Nhận thức và tình cảm của em về cây phượng.
 2. Đáp án	
 * Dàn bài ( 1 điểm ) 
	 a. Mở bài: 
	- Nêu tên loài cây em yêu (cây phượng). (phượng gắn bó với tuổi học trò, luôn báo hiệu những mốc qua trọng trong đời sống của con người)
	- Lý do em yêu loài cây đó. (Hoa phượng thường làm này sinh nhiều tình cảm trong lòng người học trò)
	 b. Thân bài: ( 7 điểm ) 
	- Cảm nhận chung của em về hình ảnh cây phượng:
	+ Thân phượng, lá phượng, hoa phượng trong cái nhìn của em.
	+ Hình ảnh cây phượng qua bốn mùa.
	- Cây phượng trong cuộc sống của con người:
	+ Như bao loài cây khác, phượng đem đến cho con người bầu không khí trong lành.
 + Phượng làm đẹp đường phố, toả bóng mát những trưa hè.
	- Cây phượng trong cuộc sống của em và lứa tuổi học trò:
	+ Phượng hầu hết có mặt ở nhiều nơi, đặc biệt thường thấy nhiều nhất vẫn là ở sân trường.
	 + Phượng gắn bó thân thiết với tuổi học trò (đón chúng em khi năm học mới bắt đầu; những giờ ra chơi vui đùa dưới gốc phượng,...).
	- Hoa phượng báo hiệu mùa hè đến, với học trò nó gợi nhiều cảm nghĩ:
	+ Lo lắng cho ôn tập, thi cử,...
	+ Hồi hộp chờ kết quả của những kì thi,...
	+ Chờ đón những ngày nghỉ hấp dẫn,...
- Hoa phượng chỉ nở trong hè nhưng vẫn gợi cho học trò hướng tới năm học sau
- Hình ảnh phượng trong ba tháng hè (lặng lẽ đến cánh hoa rươi, đếm từng giây phút xa bạn trong suốt ba tháng hè,...)
	 c. Kết bài: ( 1 điểm ) 
	- Suy nghĩ ngẫm về hoa phượng: (Mùa hè nhiều hoa trái, sao chỉ hoa phượng được mang tên hoa học trò Phải chăng bởi cái màu đỏ rực như tâm hồn thắm tươi của tuổi học trò, như ước mơ của tuổi hồng,...Các bạn nghĩ sao? Còn tôi, tôi rất thích về suy nghĩ đó của mình).
	- Bộc lộ tình cảm của mình với cây phượng (Mãi mãi yêu phượng như một người bạn thân thiết của tuổi học trò).
 ( 1 điểm cho cách diễn đạt ) 
 * Sau 85 phút HS viết bài, 
 * GV thu bài , nhận xét giờ viết bài của HS ( 4 p )
IV. Hướng dẫn học bài ở nhà. ( 1 p ) 
- Ôn tập về các bước làm bài văn biểu cảm.
- Về nhà lập dàn bài cho đề văn đã viết 
- Chuẩn bị bài giờ sau: Từ đồng âm

File đính kèm:

  • docTuan 8.doc
Bài giảng liên quan