Giáo án Ngữ văn Lớp 8 Học kì II - Bùi Thị Hà

I, Từ vựng

1, Lí thuyết

a, Cấp độ khái quát nghĩa của từ

- Một từ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác

VD : Thú có nghĩa rộng hơn voi , hưu

 Cây có nghĩa rộng hơn cây cam , cây chuối

- Một từ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của 1 từ ngữ khác

VD : cá thu có nghĩa hẹp hơn cá

 Chợ Rồng có nghĩa hẹp hơn chợ

- Tính chất rộng , hẹp của nghĩa từ ngữ là tương đối vì nó phụ thuộc vào phạm vi nghĩa của từ ( phạm vi biểu vật )

VD : cây , cỏ , hoa có nghĩa ứng với từng nhóm cùng loại thực vật , do đó nghĩa của từ thực vật rộng hơn nghĩa của ba từ cây , cỏ , hoa

Cây , cỏ , hoa có phạm vi nghĩa bao hàm đối với các cá thể cùng nhóm , cùng loài : do đó nghĩa của ba từ cây, cỏ , hoa rộng hơn nghĩa của các từ ngữ cây dừa , cỏ gà , hoa cúc

b, Trường từ vựng

- Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa .

VD : tàu , xe, thuyền , máy bay cùng trường tư vựng về phương tiện giao thông

- Cấp độ khái của nghĩa từ ngữ nói về mối quan hệ bao hàm nhua giữa các từ ngữ có cùng từ loại

VD : Thực vật ( danh từ ) bao hàm cây , cỏ , hoa ( danh từ) cây , cỏ , hoa bao hàm cây dừa , cỏ gà , hoa cúc (danh từ)

- Trường từ vựng tập hợp các từ có ít nhất có một nét chung về nghĩa nhưng có thể khác nhau về từ loại

VD : Trường từ vựng về người :

- Chức vụ của người : tổng thống , bộ trưởng , giám đốc

- Phẩm chất trí tuệ của người : thông minh , sáng suốt , ngu , dốt

c, Từ tượng hình , từ tượng thanh

- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh , dáng vẻ , hoạt động , trạng thái của sự vật

- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên , của con người

VD : từ tượng hình : lom khom , ngất ngưỡng , lập cập

Từ tượng thanh : oang oang , chan chát , kẻo kẹt

* TÁC DỤNG :

- Từ tượng hình , từ tượng thanh gợi tả hình ảnh , âm thanh cụ thể , sinh động , có giá trị biểu cảm cao ; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự

VD : Lom khom dưới núi tiều vài chú

d, Từ địa phương và biệt ngữ xh

- Từ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định

VD : bắp , trái , vô

- Biệt ngữ xh là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xh nhất định

VD : tầng lớp vua chúa ngày xưa : trẫm , khanh , long sàng

Tầng lớp hs , sv : ngỗng , gậy

e, Nói quá

- Là biện phát tu từ phóng đại mức độ quy mô tính chất của sự vật , hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh , gây ấn tượng , tăng sức biểu cảm

VD : Lỗ mũi thì tám gánh lông

 Chồng yêu chồng bảo tơ rồng trời cho

g, Nói giảm nói tránh

- Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị , uyển chuyển , tránh gây cảm giác quá đau buồn , ghê sợ , nặng nề ; tránh thô tục , thiếu lịch sự

VD : Chị ấy không còn trẻ lắm

2, Thực hành

Bài tập 1 : Điền từ thích hợp vào chổ trống

Truyện dân gian ( truyền thuyết , cổ tích , truyện ngụ ngôn , truyện cười )

* Những từ có nghĩa hẹp trong sơ đồ trên giải thích như sau :

+ Truyền thuyết : là truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử xa xưa , có nhiều yếu tố thần kì

+ Truyện cổ tích : là truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quan thuộc ( người mồ côi , người mang lốt xấu xí , người em , người dũng sĩ ) có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo

+ Truyện ngụ ngôn : Truyện dân gian mượn chuyện về loài vật , đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người

+ Truyện cười : truyện dân gian dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc để phê phán, đả kích

- Từ chung : là truyện dân gian

II, Ngữ pháp

1, Lí thuyết

a, Trợ từ , Thán từ

- Trợ từ là những từ dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật , sự việc được nói đến trong câu

VD : Nó ngồi cả buổi chiều mà chỉ làm được mỗi 1 bài tập

- Thán từ là những từ dùng làm dấu hiệu bộc lộ cảm xúc , tình cảm , thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp

VD : ô hay , tôi tưởng anh cũng biết rồi !

b, Tính thái từ

- Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn , câu cầu khiến , câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói .

VD : Anh đọc xong cuốn sách này rồi à?

- Con nghe thấy rồi ạ !

* Sử dụng tình thái từ

- không thể sử dụng tình thái từ một cách tuỳ tiện được vì : Phải chú ý đế quan hệ tuổi tác , thứ bậc xh và tình cảm đối với người nghe, đọc

VD : Đối với người lớn tuổi : Bán giúp cháu 1 tay ạ !

Đối với bạn bè : Bạn giúp mình một tay nào !

c, câu ghép

- Câu ghép là câu có từ 2 cụm C-V trở lên và chúng không bao chứa nhau . Mỗi cụm C-V của câu ghép có dạng một câu đơn và được gọi chung là một vế của câu ghép

VD : Gío thổi , mây bay , hoa nở

 Vì trời mưa nên đường lầy lội

* Quan hệ giữa các vế trong câu ghép

- Quan hệ bổ sung , nối tiếp , nguyên nhân – kết quả , tương phản

2, Thực hành

Bài tập 1

a, Cuốn sách này mà chỉ 2000 đồng à?

 b, Câu đầu của đoạn trích là câu ghép , có thể tách câu ghép thành 3 câu đơn thì mối liên hệ , sự liên tục của 3 sự việc dường như không được thể hiện rõ bằng khi gộp thành 3 vế của câu ghép

c, Đoạn trích gồm 3 câu . câu 1 và câu thứ 3 là câu ghép

Trong cả 2 câu ghép , các vế câu đều được nối với nhau bằng quan hệ từ

 

doc89 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 Học kì II - Bùi Thị Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
được bộc lộ ? (Đề cao ý thức dân tộc Đại Việt . Tình cảm tự hào dân tộc) 
 Gọi hs đọc đoạn còn lại 
* Nền văn hiến Đại Việt còn được làm rõ hơn qua các chứng cớ còn ghi trong lịch sử chống giặc ngoại xâm 
(?) Các chứng cớ này được ghi lại trong những lời văn nào ? 
 Lưu cung tham công nên thất bại 
..
 Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
(?) Em hãy làm rõ các chứng cớ có liên quan đến các nhân vật Lưu cung , Triệu Tiết , Ô Mã , địa danh Hàm Tử ? ( sgk )
(?) các câu văn này được viết theo cấu trúc gì , sử dụng nghệ thuật ntn? (Hai câu đầu biền ngẫu) 
(?) Nêu tác dụng của các câu văn biền ngẫu này ? 
- Làm nổi bật các chiến công của ta và thất bại của địch . Tạo sự cân đối nhịp nhàng cho câu văn , dễ nghe , dễ nhớ 
(?) Ở đây , tư tưởng và tình cảm nào của người viết tiếp tục được bộc lộ ? ( Khẳng định độc lập của nước ta . Tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc ta )
(?) Học qua đoạn trích này , em hiểu được những điều sâu sắc nào về nước Đại Việt ta ? ( Ghi nhớ sgk)
(?) Nội dung nhân nghĩa và dân tộc được trình bày trong hình thức văn chính luận cổ có gì nổi bật ? 
- Giàu chứng cớ lịch sử , giàu cảm xúc tự hào , giọng văn hùng hồn , lời văn biền ngẫu nhịp nhàng , ngân vang 
(?) Từ nội dung vb này , em hiểu gì về Nguyễn Trãi ? 
- Đại diện tư tưởng nhân nghĩa tiến bộ . Giàu tình cảm và ý thức dân tộc . Giàu lòng yêu nước thương dân 
I, Giới thiệu chung về tác giả , tác phẩm 
 Sgk 
II, Đọc , tìm hiểu vb 
1, Đọc, tìm hiểu chú thích 
2, Thể lọai: cáo 
3, Bố cục : 3 phần 
4, Phân tích
a, Tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến 
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân 
Quân điếu phạt trước lo lo trừ bạo 
=> Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yên dân , trừ bạo . Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình , hạnh phúc . Muốn yêu dân thì phải trừ diệt mọi thế lực bạo tàn 
 b, Vị trí và nội dung chân lí về sự tại độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt 
- Lãnh thổ riêng ( Núi sông bở cõi đã chia )
- Phong tục riêng ( phong tục Bắc Nam cũng khác )
- Lịch sử riêng ( Từ Triệu , Đinh , Lí , Trần , 
- Các triều đại Đại Việt từ Triệu , Đinh , Lí , Trần xây nền độc lập trong các cuộc đương đầu với các triều đại Hán , Đường , Tống , Nguyên phương Bắc 
-> So sánh ta với TQ , dùng các câu văn biền ngẫu. 
=> Khẳng định tư cách độc lập của nước ta . Đề cao ý thức dân tộc Đại Việt 
c, Sức mạnh của nguyên lí nhân nghĩa và sức mạnh của chân lí độc lập dân tộc 
Lưu cung tham công nên thất bại 
..
 Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
-> Cấu trúc biền ngẫu , liệt kê 
=> Làm nổi bật các chiến công của ta và thất bại của địch . Tạo sự cân đối nhịp nhàng cho câu . -Khẳng định độc lập của nước ta . Tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc ta
III,Tổng kết : sgk 
IV, Luyện tập 
 GV hướng dẫn hs làm 
 4,Hướng dẫn về nhà:
- Hãy khái quát trình tự lập luận của đoạn trích này bằng một sơ đồ ? 
- Nắm chắc cách lập luận , học thuộc ghi nhớ . Soạn bài mới “ Bàn luận phép học”
Ngày soạn: 22/2/05
 Tiết 98 ( Tiếp Theo)
I, Mục tiêu cần đạt 
 Giúp hs hiểu :
Nói cũng là một thứ hành động 
Số lượng hành động nói khá lớn , nhưng có thể quy lại thành một số kiêu khái quát nhất định 
Có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng một hành động nói 
II, Chuẩn bị 
GV dự kiến khả năng tích hợp : Phần văn qua vb Nước Đại Việt ta, với phần tập làm văn qua vb Oân tập về luận điểm ; Viết đoạn văn trình bày luận điểm 
HS : học bài , soạn bài 
III, Tiến trình lên lớp 
 1, ổn định tổ chức 
 2, Kiểm tra bài cũ : Hành động nói là gì ? 
Hãy nêu một số kiểu hành động nói thường gặp ? cho vd minh hoạ 
 3, Bài mới 
 Gọi hs đọc vd sgk 
(?) Hãy đánh số thứ tự trước mỗi câu trần thuật trong đoạn trích sau đây , Xác định mục đích nói của những câu ấy bằng cách đánh dấu (+) vào ô trống thích hợp và dấu (- ) vào ô trống không thích hợp theo bảng thống kê kết quả ?
 Câu 
Mục đích 
1
 2
 3 
 4 
 5 
 Hỏi 
Trình bày 
 + 
 + 
 + 
Điều khiển 
Hứa hẹn 
Bộc lộ cảm xúc 
 + 
 +
(?) Cho biết sự giống nhau về hình thức của 5 câu trên ? 
- đều là câu trần thuật , đều kết thúc bằng dấu chấm 
(?) Qua đó cho ta thất những câu nào giống nhau về mục đích ? ( câu 1,2,3 ) – Trình bày ; câu 4.5 Cầu khiến 
(?) Sau khi đã xác định được hành động nói của các câu trong đoạn văn trên , chúng ta thấy cùng là câu trần thuật , nhưng chúng có thể có những mục đích khác nhau và thực hiện những hành động khác nhau . Vậy chúng ta có thể rút ra nhạn xét gì ? 
- Câu trần thuật thực hiện hành động nói trình bày , chúng ta gọi là cách dùng trực tiếp ; câu trần thuật thực hiện hành động nói cầu khiến , chúng ta gọi là cách dùng dán tiếp 
 Gọi hs đọc ghi nhớ 
(?) Hãy tìm một số vd về cách dùng trực tiếp và cách dùng gián tiếp cho các kiểu câu nghi vấn , cầu khiến , cảm thán , trần thuật . 
vd : Cách dùng trực tiếp
A Hỏi : Mấy giờ thì đá trận chung kết ?
 B đáp : Mười chín giờ !
( câu nghi vấn A thực hiện hành động hỏi )
A, Giục : Hãy đi ngay kẻo muộn 
B, Đáp : Vâng , tôi đi ngay đây !
( Câu cầu khiến của A thực hiện hành động cầu khiến )]
A, Nói : Oâi chao , biển chiều nay đẹp thật 
B, Tán thưởng : Ừ , đẹp thật 
( Câu cảm thán của A thực hiện hành động bộc lộ cảm xúc )
A, nói: Trời đang mưa to . 
B,Gật đầu : Hôm qua cũng mưa to như thế này ! 
( Câu trần thuật của A thực hiện hành động thông báo)
VD: Cách dùng gián tiếp
A, Nói :Tớ mua cái cặp này những hai trăm nghìn cơ đấy !
B, Bĩu môi : Hai trăm nghìn cơ đấy ? 
( Câu nghi vấn của B thực hiện hanhành động bác bỏ : bịa đặt , làm gì có cái giá trên trời ấy )
A, Phàn nàn 
- Sao dạo này mọi người có vẻ lạnh nhạt với tớ thể nhỉ ? 
B, Cười : Cậu hãy tự hỏi mình xem 
( câu cầu khiến của B thực hiện hành động chất vấn : cậu thử kiểm điểm xem mình đã đối xử với bạn bè ntn? )
A, Xuýt xoa 
- Cậu thấy mái tóc “ Hàn quốc” của tớ có tuyệt không ? 
B, Tủm tỉm : Oâi , nom cụ giống con khỉ đầu đỏ quá ! 
( câu cảm thán của B thực hiện hành động phê phán : cậu bắng nhắng như loài khỉ chỉ biết nhắm mắt bắt chước mà thôi)
A, Kêu ca : Trời nóng quá nhỉ ! 
B, Gật đầu : Từ sáng đến giờ tớ đã nghe cậu nói câu â này ba lần 
( Câu trần thuật của B thực hiện hành động điều khiển : cậu kêu ca phàn nàn ít thôi kẻo người khác khó chịu đấy
I, Bài học 
1, Cách thực hiện hành động nói 
- 5 câu trên đều là câu trần thuật , đều kết thúc bằng dấu chấm 
- Câu trần thuật thực hiện hành động nói trình bày , chúng ta gọi là cách dùng trực tiếp ; câu trần thuật thực hiện hành động nói cầu khiến , chúng ta gọi là cách dùng dán tiếp
II, Luyện tập 
 Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 1 (?)Tìm các câu nghi vấn trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn . Cho biết những câu ấy được dùng để làm gì . Vị trí của mỗi câu nghi vấn trong từng đoạn văn có liên quan ntn đến mục đích nói của nó .( HSTLN)
(?) Bài tập 2 yêu cầu điều gì ? 
( HSTLN)
(?) Hãy nêu yêu cầu bài tập 3 ? 
Bài tập 1 : 
- Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước , đời nào không có ? ( câu nghi vấn thực hiện hành động khằng định )
- Lúc bấy giờ , dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ? ( Câu nghi vấn thực hiện hành động phủ định )
- Lúc bấy giờ , dầu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không ? ( Câu nghi vấn thực hện hành động khẳng định )
-Vì sao vậy ? ( câu nghi vấn thực hiện hành động gây sự chú ý 
- Nếu vậy , rồi đây , sau khi giặc giã dẹp yên , muôn đời để thẹn , há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa ? 
( Câu nghi vấn thực hiện hành động phủ định )
* Câu nghi vấn ở đoạn đầu để tạo tâm thế cho tướng sĩ chuẩn bị nghe những lí lẽ của tác giả 
* Câu nghi vấn ở những đoạn văn giữa bài thuyết phục và động viên , khích lệ tướng sĩ
* Câu nghi vấn ở đoạn cuối khẳng định chỉ có một con đường là chiến đấu đến cùng để bảo vệ bờ cõi 
Bài tập 2 
- Tất cả các câu trần thuật đều thực hiện hành động cầu khiến , kêu gọi 
- Việc dùng câu trần thuật để kêu gọi như vậy làm cho quần chúng thấy gần giũ với lãnh tụ và thấy nhiệm vụ mà lãnh tụ giao cho chính là nguyện vọng của mình 
Bài tập 3 : Các câu có mục đích cầu khiến 
+ Dế choắt : - Song anh cho phép em mới dám nói 
- Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh , phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạn thì em chạy sang 
+ Dế Mèn - Được , chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào . 
Thôi , im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi 
* Nhận xét : Dế Choắt yếu đuối nên cầu khiến nhã nhặn , mềm mỏng , khiêm tốn 
DM ỷ thế mạnh nên giọng điệu ra lệnh ngạo mạn , hách dịch 
4, Củng cố : Có mấy cách thực hiện hành động nói ? Cho vd minh hoạ . 
5, Dặn dò : Về nhà học bài , hoàn thành bài tập còn lại 
Soạn bài mới “ Hội thoại “

File đính kèm:

  • docvan 8 tu tiet 60(ki 2).doc