Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 7: Trường từ vựng

 1 Thế nào là trường từ vựng ?

 - Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

 Ví dụ :

 - Bút máy, bút chì, phấn

 - Phấn : dụng cụ để viết.

2 Lưu ý :

 Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn

 Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về loại từ.

 Do hiện tượng nhiều nghĩa một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.

 Trong thơ văn hoặc trong đời sống hàng ngày, người ta có thể hoán chuyển trường từ vựng để tăng tính nghệ thuật của ngôi từ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 7: Trường từ vựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần 2
Tiết 7 
TRƯỜNG TỪ VỰNG
I/ Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh : Hiểu được thế nào là trường từ vựng , biết xác lập các trường từ vựng đơn giản.
- Bước đầu hiểu được mối liên quan trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học như đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa  giúp ích cho việc học văn, làm văn.
II) Chuẩn bị:	
1.Giáo viên soạn bài – phim trong.
2.Học sinh chuẩn bị bài – vỡ bài tập.
II) Lên lớp:	
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài
- Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng ? Cho ví dụ ?
- Thế nào là từ ngữ nghĩa hẹp ? Cho ví dụ ?
3.Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hñ1 :
? Cho học sinh đọc đoạn văn Sgk trang 21.
? Tìm những từ in đậm ? In đậm có nét chung gì ?
Mặt , mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng
 => Chỉ bộ phận cơ thể người
? Em hiểu thế nào là trường từ vựng ?
? Ví dụ :
? Tìm hiểu 4 vấn đề lưu ý Sgk
? Em hãy tìm trường từ vựng từ : “Tay”
? Từ “ Tay” có những trường từ vựng nào ?
- Bộ phận của tay : cánh tay, ngón tay, bàn tay.
- Đặc điểm bên ngoài, búp măng, mềm mại,thô ráp..
- Hoạt động của tay : cầm nắm, vò.
? Từ đó em rút ra điều gì ? Trong một trường từ vựng, có thể có nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
? Cho học sinh tìm ví dụ “mắt” Sgk.
- Bộ phận của mắt : lòng đen, con ngươi . ( danh từ)
- Đặc điểm của mắt : lờ đờ, mù, lòa ( trạng từ )
- Hoạt động của mắt ; nhìn, trông, thấy (động từ )
? Từ đó em rút ra điều gì ?
? Chia nhóm thảo luận lưu ý 3
Nóng trường từ vựng
- Trường thời tiết : ấm, lạnh, hanh
- Trường mùi vị : nóng, nguội, lạnh
- Trường màu sắc : tươi, sẩm
- Trường tính tình : lạnh lùng, ôn hòa..
 => Giáo viên cần phân biệt nhiều nghĩa với từ đồng âm cho học sinh chẳng từ sâu.
Trường trí tuệ
Trường tính cách
trường khoảng cách
 => Không thể có trường động vật.
? Cho học sinh đọc ví dụ trang 22.
? Đoạn văn sử dụng BPTT gì ? Nhân hóa
? Như vậy tác giả đã chuyển trường từ vựng nào sang từ vựng nào ? ( Người – thú vật )
? Cho học sinh làm bài tập 1,2,3,4,5,6,7
I/ Bài học:
 1 Thế nào là trường từ vựng ? 
 - Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
 Ví dụ : 
 - Bút máy, bút chì, phấn
 - Phấn : dụng cụ để viết.
2 Lưu ý :
Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn
Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về loại từ.
Do hiện tượng nhiều nghĩa một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
Trong thơ văn hoặc trong đời sống hàng ngày, người ta có thể hoán chuyển trường từ vựng để tăng tính nghệ thuật của ngôi từ.
II/ Luyện tập: 1,2,3,4,5,6,7
Cóc, bén, nòng nọc
Tác giả, tác phẩm, cốt truyện, nhân vật.
Hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẩy
cắn, nhai, nghiến.
Nằm, ngồi, chạy, nhảy.
4.Củng cố :
Thế nào là trường từ vựng ?
Cần nắm lưu ý về trường từ vựng ?
5.Dặn dò : Về nhà học bài, chuẩn bị từ tượng hình - tượng thanh.

File đính kèm:

  • doc7.doc
Bài giảng liên quan