Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 78: Khi con tu hú (Tớ Hữu) - Văn Bá Quý

IV/Tổng kết:

 1/ Nghệ thuật:

 Sử dụng từ, hình ảnh, âm thanh, từ ngữ miêu tả đặc sắc. Bài thơ lục bát giản dị, tha thiết.

 2/Nội dung:

 Thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ CM trong cảnh tù đày.

doc5 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 78: Khi con tu hú (Tớ Hữu) - Văn Bá Quý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Trường THCS Ngô Quyền
GV: Văn Bá Quý
GIÁO ÁN HỘI GIẢNG CẤP HUYỆN- NĂM HỌC 2006-2007
Tuần 20-Tiết 78
KHI CON TU HÚ
	 Tố Hữu
I/Mục tiêu cần đạt:
 1/ HS cảm nhận được tình yêu cuộc sống,niềm khát khao tự do cháy bỏng của những người chiến sĩ Cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng nhữmg hình ảnh gợi cảm, bay bổng với thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết.
 2/Tích hợp phần văn ở bài “Quê hương”, phần tiếngViệt ở bài “Câu nghi vấn”.
 3/Rèn luyện kỹ năng đọc sáng tạo thơ lục bát, phân tích những hình ảnh lãng mạn,bay bổng trong bài thơ, sức mạnh nghệ thuật của câu hỏi tu từ.
II/Chuẩn bị:
 1/Thầy:Chân dung Tố Hữu, tập thơ “Từ ấy”, Tranh minh họa, phim trong, bảng phụ, một số câu thơ có nội dung tương đương của các tác giả khác.
 2/Trò:Phim trong, bút lông, bảng phụ, soạn bài.
III/Tiến trình tổ chứccác hoạt động dạy học;
 1/Ổn định lớp:
 2/Bài cũ:
 -Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ “Quê hương”của Tế Hanh. Nêu nội dung chính của bài thơ.
 3/Bài mới: GV giới thiệu vào bài
 -Từ năm 1936-1939 cao trào Mặt trận dân chủ do Đảng Cộng Sản Đông Dương lãnh đạo đang sôi sục. Cũng “Từ ấy”một chàng thanh niên tuổi 18 tươi trẻ, đầy sức sống và khao khát hoạt động gặp Cách mạng và gia nhập Đảng cộng sản. Ánh sáng lý tưởng Cách mạng làm sống dậy một tâm hồn tươi trẻ rộn rã tiếng chim và đơm hoa kết trái. Nhưng chưa được bao lâu thì bị chặn lại bởi những bức vách nhà tù của thực dân Đế quốc.
 Để thấy được tâm trạng của người chiến sĩ trẻ trong nhà tù qua những âm thanh, những hương sắc của cuộc sống tự do bên ngoài như thế nào? Thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ “Khi con tu hú”
	_ GV ghi nhan đề bài thơ.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
-GV mời một HS đọc phầøn chú thích
GV cho HS xem chân dung của Tố hữu
 Nêu vài nét chính về tác giả, tác phẩm
GV bổ sung và dẫn thêm về Tố Hữu
“Ồ,vui quá!Rộn ràng trên vạn nẻo
Bốn phương trời và theo dấu muôn chân
Cũng như tôi tất cả tuổi thanh xuân
Chen bước nhẹ trong gió đầy ánh sáng”
 (Hi vọng)
GV chiếu phim trong các tập thơ 
1-Từ ấy: 1937-1946 -72 bài
2-Việt Bắc: 1946-1954 -27 bài
3-Gió lộng: 1955-1961 -25bài
4-Ra trận: 1962-1971 -34 bài
5-Máu và hoa:1972-1977 -13bài
6-Một tiếng đờn;1979-1992 -74bài
_GV dùng bảng phụ chép bài thơ treo lên bảng
-GV đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc
Trước hết GV ch HS tìm hiểu nhan đề bài thơ 
?Em có nhận xét gì về cấu trúc nhan đề bài thơ? Có tác dụng gì?
GV cho HS tìm hiểu các từ: bầy, lúa chiêm,rây(chuyển, ngả màu)
?Theo mạch bài thơ em có thể chia bài thơ thành mấy đoạn?Nội dung chính của mỗi đoạn?
?Bài thơ thuộc thể thơ gì?
-GV dùng lời chuyển tiếp
-HS đọc 6 câu thơ đầu-treo tranh lên bảng
?Âm thanh gì đã thức dậy tâm tưởng của người tù? GV dẫn đoạn thơ “Tâm tư trong tù”
?Tiếng chim tu hú đã thức dậy cái gì trong tâm hồn người chiến sĩ trẻ?
?Đây là khung cảnh mùa hè được quan sát trực tiếp hay qua tưởng tượng?
?Tác giả miêu tả khung cảnh mùa hè bằng những hình ảnh âm thanh, hương sắc nào?
?Em hãy tìm hiểu nhừng từ chỉ thời gian hiện tại, chỉ sự vận động đang diễn ra?
-GV thuyết thêm: Ta thấy lúa chiêm, bắp, trái cây cũng chưa đến độ chín muồi, chính nó cũng đang vận động theo tuần hoàn của tự nhiên
 (non-xanh-già-chín)
-Cũng như tác giả từ chỗ sôi nổi bồng bột qua tôi luyện đã trưởng thành – già dặn kể cả trong suy nghĩ và cả trong thơ.
?Em có nhận xét gì về giọng điệu, hình ảnh thơ,nghệ thuật đăc sắc ở 6 câu thơ đầu
?Qua đó em thấy tác giả đối với thiên nhiên và cuộc sống như thế nào?
?Qua đó em thấy bức tranh mùa hè ở 6 câu đầu được vẽ lên như thế nào?
?Bức tranh mùa hè ấy còn thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
-GV để thấy được tâm trạng ấy diễn biến như thế nào thầy trò chúng ta tìm hiểu tiếp 4 câu thơ cuối của bài thơ (GV treo bức tranh tù ngục)
-HS đọc 4 câu thơ cuối của bài thơ 
?Em hãy cho biết cách ngắt nhịp của 4 câu thơ ?
 2-2-2; 6-2; 3-3; 6-2
?Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp này/
?Tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để bộc lộ trực tiếp nội tâm của mình?
?Từ “cứ”ở câu cuối có ý nghĩa như thế nào?
?Cách ngắt nhịp bất thường, dùng từ ngữ miêu tả ở mức độ mạnh gợi cho em cảm nhận gì về tâm trạng của tác giả lúc này?
-GV:đó cũng giống tâm trạng của Hồ Chí Minh trong nhà lao Tưởng Giới Thạch
 “Thân thể ở trong lao
 Tinh thần ở ngoài lao”
?Tiếng chim tu hú ở đầu bài thơ và cuối bài thơ gợi cho người đọc những liên tưởng gì?
?Tâm trạng nhà thơ trong 2 đoạn thơ có hoàn toàn giống nhau không? Sự thay đổi ấy có lô gích không hay bị tách rời?Từ đó hãy rút ra ý nghĩa chung của tiếng chim tu hú?
-GV cho HS so sánh đối chiếu những câu thơ của các tác giả (người tù) khác để mở rộng kiến thức.
 “Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
 Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”
 Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
 (Phan Bội Châu)
 “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
 Lừng lẫy làm cho lở núi non”.
 Đập đá ở Côn Lôn(Phan Châu Trinh)
 “Trong tù không rượu cũng không hoa
 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ “
 Ngắm trăng(Hồ Chí Minh)
 “Rồng quấn vòng quanh chân với tay
 Trông như quan võ quấn tua đai
 Tua đai quan võ bằng kim tuyến
 Tua của ta là những cuộn gai”
 Dây trói(Hồ Chí Minh)
?Em hãy so sánh đối chiếu tâm thế của các chiến sĩ CM trong các câu thơ, bài thơ trên với tâm trạng của Tố Hữu trong 4 câu thơ cuối?Vì sao có sự khác biệt đó?
-HS trả lời GV nhận xét bổ sung thêm.
-Hướng dẫn HS thực hiện phần tổng kết
?Cho biết vài nét về nghệ thuật đặc sắc?
?Nêu nội dung chính của bài thơ? 
I/Giới thiệu tác giả,tác phẩm:
1/Tác giả:Tố Hữu (1920-2002), quê tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ông giác ngộ lý tưởng Cách mạng khi đang theo học ở trường Quốc học. Tháng 4/1939, bị TDP bắt giam ở nhà giam Thừa Phủ(Huế). Tố Hữu được xem là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng và kháng chiến.
2/Tác phẩm;
Bài thơ được sáng tác tháng 7/1939 trong nhà lao Thừa Phủ, được in trong tập thơ “Từ ấy” phần 2”xiềng xích” của ông.
II/Đọc hiểu văn bản:
 1/Đọc:
2/Tìm hiểu từ khó;
-Nhan đề cấu trúc chỉ là một vế câu (trạng ngữ)đầu của các vế chính làm nên câu thơ , bài thơ và gây sự chú ý cho độc giả.
 3/Bố cục: 2 đoạn
Đoạn1:6câu đầu(bức tranh mùa hè)
Đoạn2:4câu cuối(Tâm trạng người tù)
 4/Thể loại: thơ lục bát
III/Phân tích:
1/Bức tranh mùa hè:
-Tiếng chim tu hú
-Khung cảnh mùa hè ở ngoài xà lim.
-Miêu tả qua tưởng tượng
-Lúa chiêm, trái cây, tiếng ve, bắp rây, nắng đào
-Đang, chín, ngọt, dần, ngân, rây, càng, vàng, lộn nhào
 -Giọng điệu rộn ràng,náonức,thiết tha.Hình ảnh thơ tiêu biểu,đặc sắc; chủ yếu dùng yếu tố miêu tả, biểu cảm.
-Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tự do.
"Từ âm thanh, hình ảnh tiêu biểu tác giả đã vẽ lên bức tranh mùa hè rộn rã, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, bầu trời khoáng đạt tự do trong cảm nhận của người tù. Đồng thời còn thể hiện khát khao tự do đến cháy ruột, cháy lòng.
2/Tâm trạng của người tù cách mạng:
-Cách ngắt nhịp bất thường.
+Đập tan, ngột, chết uất - động từ
+Hè ôi! Thôi! Làm sao! –thán từ
-Nó vừa dồn nén vừa thôi thúc- tạo tiếng vang cho cả bài thơ.
"Với cách ngắt nhịp bất thường, từ ngữ miêu tả nội tâm đặc sắc đã giúp độc giả cảm nhận được tâm trạng u uất, ngột ngạt, bức bí –đầy đau khổ và khát khao cháy bỏng muốn thoát ra ngoài; trở về với cuộc sống tự do để tiếp tục được hoạt động,cống hiến cho cách mạng.
-Câu đầu:gợi ra mùa hè náo nức, bồn chồn
-Câu cuối:nhấn vào tâm trạng u uất
-Tâm trạng đoạn đầu và cuối có sự đối lập nhưng diễn biến rất lôgích. Mặt khác nó tạo cho bài thơ sự mở đầu và kết thúc tự nhiên.
-Ý nghĩa: thực chất tiếng chim tu hú cả 2 đoạn chính là tiếng gọi tự do, tiếâng gọi tha thiết của cuộc sống đầy quyến rũ.
IV/Tổng kết:
 1/ Nghệ thuật:
 Sử dụng từ, hình ảnh, âm thanh, từ ngữ miêu tả đặc sắc. Bài thơ lục bát giản dị, tha thiết.
 2/Nội dung:
 Thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ CM trong cảnh tù đày.
V/Luyện tập:
 1/Đọc diễncảm bài thơ 
 2/Viết đoạn văn biểu cảm về bài thơ “Khi con tu hú”.
4/Củng cố bài:
 ?Qua bài học này em có cảm nhận gì về người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong tù ngục?
 ?Qua bài thơ em cần nắm chắc những nội dung nào?
5/Dặn dò về nhà:
-Học thuộc bài thơ, nội dung phân tích.
-Soạn bài”Tức cảnh Pắc Bó”

File đính kèm:

  • dockhi con tu hu.doc
Bài giảng liên quan