Giáo án Ngữ văn Lớp 8 Tiết 99 đến Tiết 110 - Bùi Thị Hà

Gv yêu cầu hs tiếp tục nhớ lại những kiến thức đã học ở lớp 7 để trả lời câu hỏi :

(?) Luận điểm là gì ?

(?) Vậy trên cơ sở đó , em hãy lựa chọn câu trả lời đúng trong các câu sau và lí giải vì sao ?

- Không thể chấp nhận hai câu đầu vì người trả lời không phân biệt được vấn đề và luận điểm

- Chỉ có câu trả lời thứ 3 là chính xác vì đã phân biệt được luận điểm và vấn đề

GV giải thích : Nghị luận là loại hoạt động được tiến hành nhằm mục đích giải quyết các vấn đề . Mà vấn đề như cái tên của nó cho thấy , lại là một câu hỏi đặt ra trước lí trí của con người , thúc giục con người phải tìm ra lời giải đáp . Chừng nào lời giải đáp chưa được tìm ra thì chừng đó con người chưa thể bắt tay vào giải quyết các vấn đề trong thực tế .

 Những ý kiến quan điểm , chủ trương chủ yếu được đưa ra để giải đáp cho câu hỏi , để giup lí trí được thông suốt chính là luận điểm . Không có luận điểm đúng , có cơ sở khoa học , đáng tin cậy thì không thể làm sáng tỏ được vấn đề .

 Như vậy , luận đểm không phải là vấn đề , cũng không phải là một bộ phận của vấn đề . Vấn đề là câu hỏi , nhưng luận điểm là sự trả lời .

Gọi hs đọc yêu cầu bài 2

(?) Hãy nhắc lại luận điểm của bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ?

- Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến và chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta ( luận điểm xuất phát làm cơ sở )

- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước

-Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều đợc đưa ra trưng bày ( Luận điểm chính dùng để kết luận )

 (?) Chiếu dời đô có phải là một bài văn nghị luận không , vì sao ? (Phải , vì nó dùng lí lẽ , lập luận để làm rõ vấn đề dời đô là việc làm cần thiết )

(?) Vậy vb này có những luận điểm nào ? Có thể xác định luận điểm của bài ấy theo cách được nêu trong mục I .1 sgk không , vì sao?

- Được xác định như câu hỏi trắc nghiệm nêu trong sgk là không đúng , vì đó không phải là một ý kiến , quan điểm , mà chỉ là một vấn đề

* Vậy , thực sự hệ thống luận điểm của Chiếu dời đô là :

- Dời đô là việc làm trọng đại của các vua chúa , trên thuận ý trời , dưới theo lòng dân , mưu toan nghiệp lớn , tính kế lâu dài ( luận điểm cơ sở , xuất phát)

- Các nhà Đinh , Lê không chịu dời đô nên triều đại ngắn ngủi , trăm họ phải hao tổn , muôn vật không thích nghi

- Thành Đại La , xét về mọi mặt , thật xứng đáng là kinh đô của muôn đời

- Vậy , vua sẽ dời đô ra đó ( luận điểm chính – kết luận )

(?) Qua phân tích , em hãy nhắc lại luận điểm là gì ? ( sgk)

(?) Vấn đề được đặt ra trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì ?

- Chính là vấn đề Tinh thần yêu nước của nhân dân VN . Nói rõ hơn là truyền thống yêu nước của nhân dân VN trong lịch sử dựng nước và giữ nước

(?) Có thể làm sáng tỏ được vấn đề này không nếu trong bài văn , tác giả chỉ đưa ra luận điểm “ Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn” ?

- Vì nếu chỉ có luận điểm này thì chưa đủ chứng minh một cách toàn diện truyền thống yêu nước của đồng bào ta . Dể dàng nêu câu hỏi ( vấn đề) : Vậy xưa tình cảm của nhân dân ta với đất nước ntn?

(?) Từ đó chúng ta rút ra được kết luận gì ?

- Luận điểm có liên quan chặt chẽ đến vấn đề .Luận điểm thể hiện , giải quyết từng khía cảnh của vấn đề một cách đầy đủ , toàn điện

(?) Nều trong bài Chiếu dời đô , Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm : Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô thì mục đích của của nhà vua khi ban chiếu có thể đạt được không ? Vì sao?

- Không đủ làm sáng tỏ vấn đề cần phải dời đô đến Đại La

(?) Từ đó có thể rút ra kết luận gì về yêu cầu của luận điểm trong mối quan hệ với vấn đề của bài văn nghị luận ?

- Luận điểm cần phảiphù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề .Luận điểm cần phải đủ để giải quyết vấn đề

Yêu cầu hs đọc yêu cầu bài 1 trong phần III

(?) Hãy trình bày rõ: “ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập” , em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào trong hai hệ thống này , lí giải vì sao ?

- Hệ thống thứ nhất đạt được các điều kiện ghi trong mục III.1

- Hệ thống thứ 2 không đạt được các điều kiện đó là bởi : Trong hệ thống đó , có những luận điểm chưa chính xác ( không thể chỉ đối mới phương pháp là kết quả học tập sẽ được nâng cao ; cũng không thể đòi hỏi phải thường xuyên đổi mới cách học tập nếu không có lí do chính đáng ) , cũng có luận điểm chưa phù hợp với vấn đề ( chưa chăm học và nói chuyện riêng đều không phải là khuyết điểm về phương pháp học tập ) . Vì chưa chính xác nên luận điểm (a) không thể làm cơ sở để dẫn tới luận điểm ( b). Bởi không bàn về phương pháp học tập nên luận điểm ( c) không liên kết được với các luận điểm đứng trước và sau nó . Do đó , Luận điểm ( d) cũng không kế thừa và phát huy được kết quả của 3 luận điểm a,b,c trên đó . Nếu viết theo hệ thống luận điểm này thì bài làm không thể rõ ràng mạch lạc ( bởi mạch văn không thông suốt)

(?) Từ sự tìm hiểu trên , chúng ta rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa các luận điểm với nhau trong bài văn nghị luận ? ( sgk)

I, Bài học

1, Khái niệm luận điểm

Là những tư tưởng , quan điểm , chủ trương mà người viết ( nói ) nêu ra ở trong bài

2, Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận

- Luận điểm có liên quan chặt chẽ đến vấn đề .Luận điểm thể hiện , giải quyết từng khía cảnh của vấn đề một cách đầy đủ , toàn điện

- Luận điểm cần phải phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề .Luận điểm cần phải đủ để giải quyết vấn đề

3, Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận

- Các luận điểm trong bài văn vừa cần liên kết chặt chẽ , lại vừa cần có sự phân biệt với nhau . Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tựhợp lí : Luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau , còn luận điểm nêu sau dẫn đến luận điểm kết luận

 

doc27 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 Tiết 99 đến Tiết 110 - Bùi Thị Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
án cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi , đã được xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thuỷ quái . Một số khác đã bỏ xác những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban – căng” . Những ngôn từ mĩ miều không che đậy được thực tế phủ phàng . Lời mỉa mai đã thể hiện thái độ khinh bỉ sâu sắc đối với gịong điệu tuyên truyền của bọn thực dân , và cả sự chế nhạo , cười cợt . Ở đây yếu tố biểu cảm đã tạo hiệu quả về tiếng cuời châm biếm sâu cay
Bài tập 2 :Trong đoạn văn , tác giả không chỉ phân tích điều hơn lẽ thiệt cho học trò , để họ thấy tác hại của việc “ học tủ” và “ học vẹt” . Người thầy ấy còn bộc bạch nỗi buồn và sự khổ tâm của một nhà giáo chân chính trước sự “ xuống cấp” trong lối học văn và làm văn của những hs mà ông thật lòng quí mến 
 Bài tập 3 : Gv hướng dận hs viết 
C, Hướng dẫn về nhà 
- Nêu tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận ? Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao yêu cầu người viết phải như thế nào ? 
- Học thuộc ghi nhớ , hoàn thành bài tập 
- Soạn bài “ Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận”
Ngày soạn : 2-3-2010
Tuần 28
Tiết 109
A Mục tiêu cần đạt 
 Giúp hs 
Hiểu rõ đây là một vb mang tính chất nghị luận với ccáh lập luận chặt cjẽ , có sức thuyết phục ; tác giả lại là nhà văn , bài này trích trong một tiểu thuyết , nên các lí lẽ luôn hoà quyện vào thực tiễn cuộc sống của riêng ông , khiến vb nghị luận không những sinh động , mà qua đó ta còn thấy được ông là một con người giản dị , quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên 
Rèn kĩ năng đọc văn nghị luận dịch vừa gọn rõ vừa truyền cảm , tìm hiểu và phân tích các luận điểm , luận cứ và cách trình bày chúng trong bài văn nghị luận 
Tích hợp mơi trường liên hệ mơi trường và sức khỏe của bản thân học sinh
B, Tiến trình lên lớp 
 1, ổn định tổ chức 
 2, Kiểm tra bài cũ :
 - Giải thích nhan đề Thuế máu ?
 - Vì sao nói tính chiến đấu , tính cách mạng của bài văn rất mạng , rất cao? 
3, Bài mới : 
 Gọi hs đọc chú thích dấu sao 
(?) Em hãy nêu vài nét về tác giả , tác phẩm ? ( sgk)
Gv cùng hs đọc ( Gịong điệu rõ ràng , dứt khoát , tình cảm , thân mật , lưu ý các từ tôi , ta )
 Gọi hs đọc chú thích trong sgk 
(?) Em có suy nghĩ gì về cách tác giả đặt tên cho vb là Đi bộ ngao du ? 
- Bàn về ích lợi của việc dạo chơi mọi nơi theo cách đi bộ
 (?) Đi bộ ngao du thuộc kiểu vb nào ? vì sao em xác định ntn?
(?) Đề tài và nhân vật trong văn bản Đi bộ ngao du có gì khác so với các vb nghị luận khác mà em đã được học ? 
- Khác về tình chất đề tài , ở đây là đề tài sinh hoạt đời thường 
(?)Vb này có bố cục mấy phần , nêu nội dung từng phần ? 
- Phần 1 : từ đầu đến Cho tôi bàn chân nghỉ ngơi – Đi bộ ngao du – được tự do thưởng ngoạn 
- Đoạn 2 : Tiếp đến không thể làm tốt hơn : Đi bộ ngao du – đầu óc được sáng láng 
Phần 3 : còn lại : đi bộ ngao du – tính tình được vui vẻ
 Gọi hs đọc đoạn đầu 
(?) Luận điểm đầu tiên để triển khai vấn đề ngao du là gì ? 
- Đi bộ ngao du thì ta được hoàn toàn tự do , tuỳ theo ý thích , không bị lệ thuộc vào bất cứ ai
(?) Luận điểm đó được chứng minh bằng những luận cứ nào ? Cách lập luận theo trình tự nào ? 
- Muốn đi , muốn dừng nhiều tuỳ ý như ( quan sát khắp nơi , quay phải , quay trái , men theo dòng sông , tham quan mỏ đá , vào hang động 
- Không phụ thuộc vào con người , phương tiện ( phu trạm và ngựa trạm )
- Không phụ thuộc vào đường xá lối đi , chỉ phụ thuộc vào bản thân mình 
- Thoải mái hưởng thụ tựdo trên đường đi 
- Để giải trí , học hỏi , vận động , làm việc . Bởi vậy sẽ không bao giờ chán 
(?) Nhận xét về ngôi kể trong đoạn này ? ( Kể ngôi thứ nhất )
(?) Cách lặp lại đại từ “ tôi” hoặc “ ta” trong khi kể có ý nghĩa gì ? ( Đây không phải là sự tuỳ tiện , tự do mà là dụng ý nghệ thuật của tác giả . Khi xưng tôi là khi muốn nói về những kinh nghiệm riêng , mang tính chất cá nhân . Khi xưng ta là khi lí luận chung . Lại có những trải nghiệm riêng tư của tôi được thể hiện dưới dạng kể chuyện về người học trò Ê-min – gọi là em ) 
(?) Từ luận điệm và những luận cứ ấy , tác giả muốn thuyết phục bạn đọc tin vào những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du ? ( Thoả mãn nhu cầu hoà hợp với thiên nhiên . em lại cảm giác tự do thưởng ngoạn cho con người . Đó cũng là quan niệm giáo dục và phương pháp giáo dục của Ru – xô 
I. Giới thiệu
 1. Tác giả
- Ru-Xô ( 1712-1778) là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội Pháp.
 2. Tác phẩm
- Trích quyển V ÊMin hay về giáo dục 1762
II. Đọc – Hiểu văn bản
 1. Đọc
 2. Chú thích
III. Phân tích
 1. Các luận điểm chính:
- Đi bộ ngao du
+ Tự do
+ Không bị lệ thuộc vào ai
+ Cái gì
- Đi bộ ngao du
+ Trau dồi vốn tri thức.
+ Từ thực nghiệm cuộc sống.
- Đi bộ ngao du có tác dụng đối với sức khỏe và tinh thần
Củng cố: Sau khi học xong phần 1 em hiểu tầm quan trọng như thế nào về sức khỏe của bản thân em?Cần làm gì để giữ gìn sức khỏe?
C.Dặn dị: Về nhà soạn phàn tiếp theo
Ngày soạn : 2-3-2010
Tuần 28
Tiết 110
A Mục tiêu cần đạt 
 Giúp hs 
Hiểu rõ đây là một vb mang tính chất nghị luận với ccáh lập luận chặt cjẽ , có sức thuyết phục ; tác giả lại là nhà văn , bài này trích trong một tiểu thuyết , nên các lí lẽ luôn hoà quyện vào thực tiễn cuộc sống của riêng ông , khiến vb nghị luận không những sinh động , mà qua đó ta còn thấy được ông là một con người giản dị , quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên 
Rèn kĩ năng đọc văn nghị luận dịch vừa gọn rõ vừa truyền cảm , tìm hiểu và phân tích các luận điểm , luận cứ và cách trình bày chúng trong bài văn nghị luận 
Tích hợp MT-Gv liên hệ các vấn đề mơi trường và sức khỏe
B, Tiến trình lên lớp 
 1, ổn định tổ chức 
 2, Kiểm tra bài cũ :
 3.Bài mới
( Chuyển tiết 2)
 Gọi hs đọc đoạn 2 
(?) Luận điểm chủ yếu của đoạn này là gì ? 
- Đi bộ ngao du thì ta sẽ có dịp trau dồi vốn tri thức của ta 
(?) Tác giả đã lập luận ntn, Trên cơ sở những luận cứ nào ? 
- Luận điệm được các luận cứ liên tiếp sau minh chứng 
-Đi như các nhà triết học lừng danh Ta- lét , Pla- tông , Pi-ta-go .. 
- Xem xét tài nguyên phong phú trên mặt đất 
- Tìm hiểu các sản vật nông nghiệp và cách trồng trọt chúng 
- Sưu tập các mẫu vật phong phú , đa dạng của thế giới tự nhiên 
(?) Lời văn và các câu cvăn của tác giả trong đoạn văn thay đổi linh hoạt ntn? ( Cách nêu dẫn chứng dồn dập liên tiếp bằng những kiểu câu khác nhau : khi thì so sánh , khi thì nêu cảm xúc ; khi lại nêu câu hỏi tu từ ; hoặc lại nói về kết quả sưu tập tự nhiên của chú học trò Ê-mi ) 
(?) Từ đó , những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du được khẳng định ? 
Mở mang năng lực khám phá đời sống 
Mở mang tầm hiểu biết 
Làm giàu trí tuệ 
Đầu óc được sáng láng 
Gọi hs đọc đoạn 3 
(?) Luận điểm thứ 3 là gì ? Cách chứng minh luận điểm có gì đặc sắc ? 
- Luận điểm : Đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khoẻ
- Chứng minh luận điểm bằng cách so sánh đi bằng phương tiện mà tinh thần buồn bã , ngược lại đi bộ sảng khoái , vui tươi . Cảm giác thèm ăn , thèm ngủ , muốn nghỉ ngơi thoải mái sau mỗi chuyến đi bộ đã khẳng định ích lợi của nó
(?) Bằng những lí lẽ kết hợp với các kinh nghiệm thực tế , tác giả muốn bạn đọc tin vào những tác dụng nào của việc đi bộ ngao du ? 
- Nâng cao sức khoẻ và tinh thần , khơi dậy niềm vui sống , tính tình được vui vẻ 
(?) Học qua vb này, em hiểu thêm những lợi ích của việc đi bộ ngao du ?
- Thoả mãn nhu cầu thưởng ngoạn tự do . Mở rộng tầm hiểu biết cuộc sống . Nhân lên niềm vui cuộc sống cho con người 
(?) Theo em tác dụng nào của ngao du có tác dụng hơn cả ? 
( HS bộc lộ)
(?) Có những biểu hiện hình thức nào làm nên tính hấp dẫn của bài văn nghị luận này ? 
(?) Đi bộ ngao du cho ta hiểu gì về nhà văn G. Ru – xô?
( Ghi nhớ sgk)
 I.Giới thiệu
II.Đọc-hiểu văn bản
III.Phân tích 
 2. Trật tự các luận điểm
- Đi bộ ngao du thì tự do-> trau dồi kiến thức -> có lợi ích cho sức khỏe tinh thần.
-> Luận điểm chặt chẽ mang đậm sắc thái cá nhân của tác giả.
 3. Bài văn nghị luận sinh động.
- Bài viết xen kẻ những lý luận chung hiển nhiên với những kinh nghiệm của riêng mình.
-> Nghị luận có yếu tố biểu cảm
 4. Bóng dáng tinh thần của nhà văn.
- Sống giản dị, quý trọng tự do, yêu thiên nhiên -> tư tưởng rất tiến bộ.
IV. Tổng kết
- Bài văn Đi bộ ngao du lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lại rất sinh động do các lýù lẽ thực tiển cuộc sống mà tác giả từng trải qua, luôn bổ sung cho nhau
*.Củng cố: ? Qua bài này em thấy mơi trường cĩ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người?
Hs đọa to phần ghi nhớ SGK
C, Hướng dẫn về nhà : 
- Có thể thay đổi trật tự sắp xếp 3 luận điểm trên được không ? Vì sao tác giả sắp xếp như vậy ? 
- Qua vb , có thể thấy bóng dáng của tác giả là con người như thế nào ? 
- Học thuộc ghi nhớ , nắm được nội dung, nghệ thuật của vb 
Học bài chuẩn bị kiểm tra văn

File đính kèm:

  • docvan 8 tu tiet 99-110ki2.doc