Giáo án Ngữ văn Lớp 8 (Từ tiết 99) - Năm học 2004-2005

Gv yêu cầu hs tiếp tục nhớ lại những kiến thức đã học ở lớp 7 để trả lời câu hỏi :

(?) Luận điểm là gì ?

(?) Vậy trên cơ sở đó , em hãy lựa chọn câu trả lời đúng trong các câu sau và lí giải vì sao ?

- Không thể chấp nhận hai câu đầu vì người trả lời không phân biệt được vấn đề và luận điểm

- Chỉ có câu trả lời thứ 3 là chính xác vì đã phân biệt được luận điểm và vấn đề

GV giải thích : Nghị luận là loại hoạt động được tiến hành nhằm mục đích giải quyết các vấn đề . Mà vấn đề như cái tên của nó cho thấy , lại là một câu hỏi đặt ra trước lí trí của con người , thúc giục con người phải tìm ra lời giải đáp . Chừng nào lời giải đáp chưa được tìm ra thì chừng đó con người chưa thể bắt tay vào giải quyết các vấn đề trong thực tế .

 Những ý kiến quan điểm , chủ trương chủ yếu được đưa ra để giải đáp cho câu hỏi , để giup lí trí được thông suốt chính là luận điểm . Không có luận điểm đúng , có cơ sở khoa học , đáng tin cậy thì không thể làm sáng tỏ được vấn đề .

 Như vậy , luận đểm không phải là vấn đề , cũng không phải là một bộ phận của vấn đề . Vấn đề là câu hỏi , nhưng luận điểm là sự trả lời .

Gọi hs đọc yêu cầu bài 2

(?) Hãy nhắc lại luận điểm của bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ?

- Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến và chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta ( luận điểm xuất phát làm cơ sở )

- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước

-Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều đợc đưa ra trưng bày ( Luận điểm chính dùng để kết luận )

 (?) Chiếu dời đô có phải là một bài văn nghị luận không , vì sao ? (Phải , vì nó dùng lí lẽ , lập luận để làm rõ vấn đề dời đô là việc làm cần thiết )

(?) Vậy vb này có những luận điểm nào ? Có thể xác định luận điểm của bài ấy theo cách được nêu trong mục I .1 sgk không , vì sao?

- Được xác định như câu hỏi trắc nghiệm nêu trong sgk là không đúng , vì đó không phải là một ý kiến , quan điểm , mà chỉ là một vấn đề

* Vậy , thực sự hệ thống luận điểm của Chiếu dời đô là :

- Dời đô là việc làm trọng đại của các vua chúa , trên thuận ý trời , dưới theo lòng dân , mưu toan nghiệp lớn , tính kế lâu dài ( luận điểm cơ sở , xuất phát)

- Các nhà Đinh , Lê không chịu dời đô nên triều đại ngắn ngủi , trăm họ phải hao tổn , muôn vật không thích nghi

- Thành Đại La , xét về mọi mặt , thật xứng đáng là kinh đô của muôn đời

- Vậy , vua sẽ dời đô ra đó ( luận điểm chính – kết luận )

(?) Qua phân tích , em hãy nhắc lại luận điểm là gì ? ( sgk)

(?) Vấn đề được đặt ra trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì ?

- Chính là vấn đề Tinh thần yêu nước của nhân dân VN . Nói rõ hơn là truyền thống yêu nước của nhân dân VN trong lịch sử dựng nước và giữ nước

(?) Có thể làm sáng tỏ được vấn đề này không nếu trong bài văn , tác giả chỉ đưa ra luận điểm “ Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn” ?

- Vì nếu chỉ có luận điểm này thì chưa đủ chứng minh một cách toàn diện truyền thống yêu nước của đồng bào ta . Dể dàng nêu câu hỏi ( vấn đề) : Vậy xưa tình cảm của nhân dân ta với đất nước ntn?

(?) Từ đó chúng ta rút ra được kết luận gì ?

- Luận điểm có liên quan chặt chẽ đến vấn đề .Luận điểm thể hiện , giải quyết từng khía cảnh của vấn đề một cách đầy đủ , toàn điện

(?) Nều trong bài Chiếu dời đô , Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm : Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô thì mục đích của của nhà vua khi ban chiếu có thể đạt được không ? Vì sao?

- Không đủ làm sáng tỏ vấn đề cần phải dời đô đến Đại La

(?) Từ đó có thể rút ra kết luận gì về yêu cầu của luận điểm trong mối quan hệ với vấn đề của bài văn nghị luận ?

- Luận điểm cần phảiphù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề .Luận điểm cần phải đủ để giải quyết vấn đề

Yêu cầu hs đọc yêu cầu bài 1 trong phần III

(?) Hãy trình bày rõ: “ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập” , em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào trong hai hệ thống này , lí giải vì sao ?

- Hệ thống thứ nhất đạt được các điều kiện ghi trong mục III.1

- Hệ thống thứ 2 không đạt được các điều kiện đó là bởi : Trong hệ thống đó , có những luận điểm chưa chính xác ( không thể chỉ đối mới phương pháp là kết quả học tập sẽ được nâng cao ; cũng không thể đòi hỏi phải thường xuyên đổi mới cách học tập nếu không có lí do chính đáng ) , cũng có luận điểm chưa phù hợp với vấn đề ( chưa chăm học và nói chuyện riêng đều không phải là khuyết điểm về phương pháp học tập ) . Vì chưa chính xác nên luận điểm (a) không thể làm cơ sở để dẫn tới luận điểm ( b). Bởi không bàn về phương pháp học tập nên luận điểm ( c) không liên kết được với các luận điểm đứng trước và sau nó . Do đó , Luận điểm ( d) cũng không kế thừa và phát huy được kết quả của 3 luận điểm a,b,c trên đó . Nếu viết theo hệ thống luận điểm này thì bài làm không thể rõ ràng mạch lạc ( bởi mạch văn không thông suốt)

(?) Từ sự tìm hiểu trên , chúng ta rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa các luận điểm với nhau trong bài văn nghị luận ? ( sgk)

I, Bài học

1, Khái niệm luận điểm

Là những tư tưởng , quan điểm , chủ trương mà người viết ( nói ) nêu ra ở trong bài

2, Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận

- Luận điểm có liên quan chặt chẽ đến vấn đề .Luận điểm thể hiện , giải quyết từng khía cảnh của vấn đề một cách đầy đủ , toàn điện

- Luận điểm cần phải phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề .Luận điểm cần phải đủ để giải quyết vấn đề

3, Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận

- Các luận điểm trong bài văn vừa cần liên kết chặt chẽ , lại vừa cần có sự phân biệt với nhau . Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tựhợp lí : Luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau , còn luận điểm nêu sau dẫn đến luận điểm kết luận

 

doc89 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 (Từ tiết 99) - Năm học 2004-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
soạn bài theo yêu cầu của GV 
III, Tiến trình lên lớp 
1, ổn định tổ chức 
 2, Kiểm tra bài cũ : ( kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs)
 3, Bài mới : 
(?) Em hiểu thế nào là Xưng hô ? Cho vd minh hoạ ?
- Xưng : người nói tự gọi mình 
 - Hô : người nói gọi người đối thoại , tức người nghe 
VD : Học trò 
- Tự gọi mình là “ em” , gọi GV là” thầy, cô”
(?) Trong giao tiếp hằng ngày ta dùng những từ nào để xưng hô ?
- Dùng đại từ trỏ người : tôi , chúng tôi , mày , chúng mày , nó , chúng nó , ta , chúng ta , mình , chúng mình 
- Dùng danh từ chỉ quan hệ thân thuộc và một số danh từ chỉ nghề nghiệp , chức tước : ông , bà , anh , chị , cô , dì , chú , bác tổng thống , bộ trưởng , nhà giáo , nhà văn , nhà điêu khắc 
(?) Trong giao tiếp chúng ta cần chú ý điều gì ? 
- Phải luôn luôn chú ý đến các “ vai” : trên – dưới, dưới – trên , ngang hàng 
Gọi hs đọc 2 đoạn văn 
(?) Hãy Xác định từ xưng hô địa phương trong 2 đoạn trích trên ? 
a, từ xưng hô địa phương là “ u”
b, .” Mợ”
(?) Trong các đoạn trích trên , những từ xưng hô nào là từ toàn dân , những từ xưng hô nào không phải là toàn dân nhưng cũng không thuộc lớp từ địa phương ?
- Mặc dù không thuộc lớp từ xưng hô toàn dân , nhưng cũng không phải là xưng hô địa phương . Đó là một biệt ngữ xã hội 
(?) Tìm những từ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em và ở những địa phương khác mà em biết ? ( HSTLN)
- Đại từ trỏ người : tuui , choa , qua ( tôi) ; tau( tao); bầy tui ( chúng tôi) ; mi( mày) ; hấn ( hắn)
- Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc dùng để xưng hô : bọ , thầy , tía , ba( bố) ; u , bầm , đẻ , mạ , má ( mẹ) ; ôông ( ông) ; bá ( bác) ; eng( anh) ; ả( chị) 
(?) Từ xưng hô ở địa phương có thể dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào ? ( HSTLN)
- Từ được dùng ở địa phương thường được dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp : ở địa phương , đồng hương gặp nhau ở các tỉnh bạn, trong gia đình , gia tộc 
- Từ ngữ xưng hô địa phương cũng được sử dụng trong tác phẩm văn học ở mức độ nào đó để tạo không khí địa phương cho tác phẩm 
(?) Đối chiếu những phương tiện xưng hô được xác định ở bài tập 2 và những phương tiện chỉ quan hệ thân thuộc trong bài Chương trình địa phương phần Tiếng việt ở học kì I và cho nhận xét ?
I, Bài học 
1, Từ xưng hô 
- Xưng : người nói tự gọi mình 
 - Hô : người nói gọi người đối thoại , tức người nghe 
VD : Học trò 
- Tự gọi mình là “ em” , gọi GV là” thầy, cô”
* Trong giao tiếp chúng ta cần chú ý: - Phải luôn luôn chú ý đến các “ vai” : trên – dưới, dưới – trên , ngang hàng 
2, Xác định các từ xưng hô 
Bài tập 1 : Xác định từ xưng hô địa phương trong 2 đoạn trích trên : 
a, từ xưng hô địa phương là “ u”
b, .” Mợ”
- Mặc dù không thuộc lớp từ xưng hô toàn dân , nhưng cũng không phải là xưng hô địa phương
Bài tập 2 : Những từ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em và ở những địa phương khác mà em biết 
- Đại từ trỏ người : tuui , choa , qua ( tôi) ; tau( tao); bầy tui ( chúng tôi) ; mi( mày) ; hấn ( hắn)
- Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc dùng để xưng hô : bọ , thầy , tía , ba( bố) ; u , bầm , đẻ , mạ , má ( mẹ) ; ôông ( ông) ; bá ( bác) ; eng( anh) ; ả( chị) 
Bài tập 3 : Từ xưng hô ở địa phương có thể dùng trong hoàn cảnh giao tiếp 
- Từ được dùng ở địa phương thường được dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp : ở địa phương , đồng hương gặp nhau ở các tỉnh bạn, trong gia đình , gia tộc 
- Từ ngữ xưng hô địa phương cũng được sử dụng trong tác phẩm văn học ở mức độ nào đó để tạo không khí địa phương cho tác phẩm 
Bài tập 4 :
- Một người lứa tuổi lớp 8 có thể xưng hô với 
+ Thầy / cô : em – thầy / cô hoặc con – thầy / cô 
+ Chị của mẹ mình là : cháu – bá hoặc cháu – dì 
+ Chồng của cô mình là : cháu – chú hoặc cháu – dượng 
+ ông nội là : ông – cháu hoặc cháu – nội 
+ bà nội là : cháu – bà hoặc cháu – nội 
* Nhận xét : Trong TV có một số lượng khá lớn các danh từ chỉ họ hàng thân thuộc và chỉ nghề nghiệp , chức vụ được dùng làm từ ngữ xưng hô
 4, , Hướng dẫn về nhà : 
- Trong quá trình giao tiếp chúng ta cần chú ý điều gì ? 
- Nắm những kiến đã học 
 - Soạn bài “ Luyện tập làm vb thông báo 
Ngày soạn : 
Tiết 138
I, Mục tiêu cần đạt 
 Giúp hs 
Oân lại những tri thức về vb thông báo : mục đích , yêu cầu , cấu tạo của thông báo 
Nâng cao năng lực viết thông báo cho hs 
II, Chuẩn bị 
GV dự kiến khả năng tích hợp : các kiểu vb điều hành đã học : tường trình , báo cáo , đề nghị . Bảng hệ thống hoá so sánh 4 loại vb điều hành 
HS : Học bài , soạn bài theo yêu cầu của GV 
III, Tiến trình lên lớp 
1, ổn định tổ chức 
 2, Kiểm tra bài cũ : ( kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs)
 3, Bài mới :
(?) hãy cho biết tình huống nào cần làm vb thông báo , ai thông báo và thông báo cho ai ? 
- Tình huống 1 : cấp trên hoặc tổ chức cơ quan đảng , nhà nước cần báo cho cấp dưới hoặc nhân dân biết về một vấn đề , chủ trương , chính sách , việc làm 
- Tình huống 2 : Cấp dưới , cá nhân làm rõ vấn đề , sự việc , một hành động , kết quả để cấp trên hoặc cơ quan , tổ chức có liên quan và trách nhiệm xem xét , kết luận 
- Tình huống 3 : Cấp dười , cá nhân trình bày lại quá trình và kết quả công việc , nhiệm vụ đã được giao trước cấp trên , tổ chức , cơ quan có liên quan phụ trách hoặc trước nhân dân , trong hội nghị , trong đại hội hoặc trong trường hợi định kì , đột xuất 
Tình huống 4 : Cấp dưới hoặc cá nhân trình bày rõnhững yêu cầu , đề nghị của bản thân hoặc tập thể để cấp trên hoặc tổ chức có liên quan trách nhiệm xem xét và giải quyết 
(?) Nội dung thông báo thường là gì ? 
- ai thông báo , thông báo cho ai , nội dung công việc , quy định , thời gian , địa điểm cụ thể , chính xác
(?) Văn bản thông báo có những mục nào ?
 + Phần mở đầu 
- Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc 
- Quốc hiệu , tiêu ngữ
- Địa điểm và thời gian làm thông báo 
- Tên văn bản 
- Người ( cơ quan ) nhận bản tường trình 
+ Nội dung thông báo 
+ Kết thúc vb thông báo 
- Nơi nhận 
- chữ kí và họ tên người tường trình
(?) văn bản thông báo và vb tường trình có những điểm nào giống nhau , những điểm nào khác nhau
Gọi hs đọc bài tập 1 
(?) hãy nêu yêu cầu của bài tập 2 ? 
( HSTLN)
(?) Bài tập 3 yêu cầu điều gì /
I, Lí thuyết 
 1, Các tình huống phải viết bản thông báo :
- Tình huống 1 : cấp trên hoặc tổ chức cơ quan đảng , nhà nước cần báo cho cấp dưới hoặc nhân dân biết về một vấn đề , chủ trương , chính sách , việc làm 
- Tình huống 2 : Cấp dưới , cá nhân làm rõ vấn đề , sự việc , một hành động , kết quả để cấp trên hoặc cơ quan , tổ chức có liên quan và trách nhiệm xem xét , kết luận 
- Tình huống 3 : Cấp dưới, cá nhân trình bày lại quá trình và kết quả công việc , nhiệm vụ đã được giao trước cấp trên , tổ chức , cơ quan có liên quan phụ trách hoặc trước nhân dân , trong hội nghị , trong đại hội hoặc trong trường hợi định kì , đột xuất 
Tình huống 4 : Cấp dưới hoặc cá nhân trình bày rõnhững yêu cầu , đề nghị của bản thân hoặc tập thể để cấp trên hoặc tổ chức có liên quan trách nhiệm xem xét và giải quyết
2, Nội dung : - ai thông báo , thông báo cho ai , nội dung công việc , quy định , thời gian , địa điểm cụ thể , chính xác
3, Thể thức 
+ Phần mở đầu 
- Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc 
- Quốc hiệu , tiêu ngữ
- Địa điểm và thời gian làm thông báo 
- Tên văn bản 
- Người ( cơ quan ) nhận bản tường trình 
+ Nội dung thông báo 
+ Kết thúc vb thông báo 
- Nơi nhận 
- chữ kí và họ tên người tường trình
II, luyện tập 
Bài tập 1 :
a, Hiệu trưởng viết thông báo 
- Cán bộ , gái viên , học sinh toàn trường nhận , đọc thông báo 
- Nội dung kế hoạch tổ chức Lễ kỉ niệm ngày sinh nhật BH 
b, Báo cáo 
- Các chi đội viết báo cáo 
- Ban chỉ huy Liên đội nhận báo cáo 
- Nội dung tình hình hoạt động của chi đội trong tháng 
C, Ban quản lí dự án viết thông báo 
- Bà con nông dân có đất , hoa màu trong phạm vi giải phóng mặt bằng của công trình dự án 
- Nội dung thông báo : chủ trương của ban dự án 
Bài tập 2 : Phát hiện lỗi sai trong bản thông báo 
A, Thông báo thiếu số công văn , thiếu nơi gửi ở góc trái phía dưới 
- Nội dung thông báo không phù hợp với tên vb thông báo ( tên vb là thông báo kế hoạch mà nội dung lại yêucầu sắp xếp kế hoạch , tức là chưa có kế hoạch)
- Ơû đây chỉ thông báo về đợt kiểm tra vể sinh và tổ chức Ban kiểm tra vệ sinh mà thôi 
B, Sửa lại 
- Sắp tới trường tổ chức đột kiểm tra về sinh từ ngày . Đến ngày tháng, thành lập Ban kiểm tra , đề nghị Ban kiểm tra lập kế hoạch cụ thể .
Cần bổ sung cácmục còn thiếu 
Bài tập 3 : 
GV chủ nhiệm viết thông báo về việc thu các khoản tiền đầu năm học 
GV chủ nhiệm viết thông báo về tinh hình học tập và rèn kuyện của hs cá biệt trong tuần 
 4, , Hướng dẫn về nhà:
 - Nội dung thông báo thường là gì ? VB thông báo thường có những mục nào ? 
 - Nắm những kiến đã học 
Soạn bài “ ôn tập phần TLV”

File đính kèm:

  • docvan 8 tu tiet 99 chua chinh sua.doc