Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 29
Tuần 29
Tiết 141: Nghĩa tường minh và hàm ý(tt)
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
Nhận biết 2 điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói, người nghe.
2. Kĩ năng:
Giải đoán và sử dụng hàm ý.
3. Thái độ:
Có ý thức hơn khi đưa hàm ý vào trong giao tiếp hàng ngày.
II.Chuẩn bị:
GV: SGK, sách giáo viên, sách tham khảo, giáo an,bảng phụ.
HS: SGK, đọc trước bài và soạn bài.
III.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số,vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý?
3. Bài mới:Muốn hiểu được hàm ý không phải đơn giản mà người nghe phải tự mình giải đoán và người nói phải sử dụng cho phù hợp. Vậy, để hiểu rõ điều đó, chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được. Bài tập 5 : Hs về nhà thực hiện 4.Củng cố: GV: Nhấn mạnh lại nội dung cần nắm về điều kiện dùng hàm ý. Cho HS làm bài tập củng cố kiến thức. 5.Hướng dẫn học ở nhà: - Nắm vững điều kiện sử dụng hàm ý. - Làm tiếp bài tập 5/93. - Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết về thơ. IV.Rút kinh nghiệm: . Tuần 29 Ngày soạn : 20/3/2014 Tiết 142: I.Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn 9 – HK II 2.Kĩ năng: Rèn luyện và đánh gía kỹ năng viết văn( xử dụng từ ngữ , viết câu,đoạn văn và bài văn ). Học sinh cần huy động được những tri thức và kỹ năng về tiếng Việt và Tập làm văn vào bài làm. 3.Thái độ: Làm bài nghiêm túc. II.Chuẩn bị: GV: Soạn đề kiểm tra,đáp án,thang điểm. HS: On tập kiến thức về thơ để làm bài kiểm tra. III.Tiến trình lên lớp: 1.On định tổ chức: kiểm tra sĩ số,vệ sinh. 2.Kiểm tra: MA TRẬN Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1: Con cò Nhận biết được tên tác giả. Hiểu và biết được hình tượng trung tâm của bài thơ. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu 1 Số điểm: 0,5 Số câu 1 Số điểm:0,5 Sốcâu 2 1 điểm 10% Chủ đề 2 Viếng lăng Bác, Nói với con. Nhận ra năm sáng tác bài thơ ”Viếng lăng Bác và lai lịch của nhà thơ Y Phương. Nắm rõ được đức tính của người đồng mình và ước mơ của người cha đối với con. Phân tích được một khổ thơ bài Viếng lăng Bác Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu 2 Số điểm 1 Số câu 1 Số điểm 3 Số câu 1 Số điểm 3 Số câu 4 7 điểm 70% Chủ đề 3 Mùaxuân nho nhỏ, Sang thu. Nhận biết được tín hiệu của sự chuyển mùa. Hiểu và chỉ ra được hình ảnh đặc sắc nhất bài Mùa xuân nho nhỏ. Nêu được chủ đề của bài thơ. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu 1 Số điểm 0,5 Số câu 1 Số điểm 0,5 Số câu 1 Số điểm 1 Số câu3 2 điểm 20% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu 4 Số điểm 2 20% Số câu 2 Số điểm 1 10% Số câu 3 Số điểm 7 70% Số câu 9 Số điểm 10 100% I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Làm bài bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Tác giả bài thơ “Con cò” là: A. Nguyễn Duy. B.Chế Lan Viên. C.Nguyễn Đình Thi. D.Nguyễn Khoa Điềm. Câu 2: Bài thơ”Viếng lăng Bác” được Viễn Phương viết vào năm nào? A.1975. B. 1976. C. 1977. D.1978. Câu 3: Hình ảnh đặc sắc nhất trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải là: A. Nhành hoa. B. Con chim. C. Nốt nhạc trầm. D. Mùa xuân nho nhỏ. Câu 4: Những tín hiệu của sự chuyển mùa từ hạ sang thu trong bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh là: A. Hương ổi. B. Gió se, sương. C. Hương ổi, gió se, sương. D. Hương ổi, gió se. Câu 5: Y Phương là nhà thơ thuộc dân tộc gì? A. Tày. B. Nùng. C. Thái. D. Dao. Câu 6: Hình tượng trung tâm bao trùm cả bài thơ “ Con cò” là hình tượng nào? A. Người nông dân. B. Người mẹ. C. Đứa con. D. Con cò. II.Tự luận:(7điểm) Câu 1: Chủ đề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là gì?(1đ) Câu 2: Trong bài thơ”Nói với con” của Y Phương, người cha đã nói với con những đức tính gì của người đồng mình và mong muốn gì ở con?(3 đ) Câu 3: Em hãy phân tích ước nguyện của tác giả ở khổ thơ cuối bài “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.(3đ) ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 ĐA B B D C A C II. Tự luận:(7đ) Câu 1: Ca ngợi vẻ đẹp và sức sống của đất nước vào xuân, nói lên ước nguyện tha thiết chân thành được hiến dâng cho quê hương đất nước của nhà thơ Thanh Hải.(1điểm) Câu 2: -Những đức tính của người đồng mình:( 1,5điểm) +Sống vất vả nghèo đói,cực nhọc lam lũ nhưng giàu chí khí,niềm tin và mạnh mẽ. +Họ luôn có ý chí và mong ước xây dựng quê hương bằng chính sức lực cuả mình. -Người cha mong con:( 1,5điểm) +Phải có nghĩa tình chung thủy với quê hương. +Biết chấp nhận và vượt qua gian nan,thử thách. +Tự hào với truyền thống quê hương,sống tự tin mà vững bước. Câu 3: Học sinh cần làm nổi bật ước nguyện của nhà thơ Viễn Phương thông qua khổ thơ cuối. 3.Thu bài: GV: thu bài đúng giờ. 4.Củng cố,dặn dò: -Kiểm tra lại kiến thức vừa làm bài để xem mình nắm được tới đâu,bổ sung kiến thức. -Soạn bài”Tổng kết phần văn bản nhật dụng”tuần sau học. * Kết quả: Loại Lớp Giỏi Khá TB Yếu 9A(..HS) 9B(HS) IV.Rút kinh nghiệm: Tuần 29 Ngày soạn : 20 /3/2014 Tiết 143: I.Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: - Ôn tập lại lý thuyết và kỹ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) - Sửa các lỗi về bố cục, liên kết, dùng từ ngữ, đặt câu, hành văn - Nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình. - Thấy được phương hướng khắc phục, sửa chữa trong hành văn . - Hoàn thiện qui trình viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ). - Thông qua đó GV cũng rút kinh nghiệm trong việc giảng dạy của mình, có phương pháp thích hợp trong giảng dạy tốt hơn. 2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh biết khắc phục lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ, lỗi chính tả. II.Chuẩn bị: GV:Bài đã chấm, lỗi phổ biến của HS . HS: Dàn ý lập ở nhà. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức:kiểm tra sĩ số,vệ sinh. 2. Trả bài viết: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng HOẠT ĐỘNG 1: -Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu chung. -Gọi 1 HS đọc lại đề. ?Nêu yêu cầu chung của đề bài? HOẠT ĐỘNG 2: -Hướng dẫn tìm hiểu cụ thể. ? Bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học có bố cục như thế nào? ? Phần mở bài nêu lên nội dung gì? ? Phần thân bài cần làm rõ vấn đề gì ? ?Tìm những dẫn chứng để chứng minh những nội dung đó? ? Theo em có cần liên hệ với phụ nữ ngày nay không. ? Phần kết bài nêu những ý gì? GV:nhận xét, treo bảng phụ,chốt lại vấn đề. HOẠT ĐỘNG 3: Nhận xét bài làm của HS . HOẠT ĐỘNG 4: -Hướng dẫn sửa chữa lỗi. -Chính tả, dùng từ, đặt câu,diễn đạt, bố cục trình bày. HOẠT ĐỘNG 5: GV:phát bài cho HS. -Yêu cầu HS khá- giỏi đọc bài làm của mình -Theo dõi, lắng nghe. -Đọc lại đề. -Xác định yêu cầu của đề bài. -Suy nghĩ, nhớ lại, trình bày. -Trình bày. -Suy nghĩ, trình bày. -Tìm dẫn chứng, trình bày. -Suy nghĩ, trả lời. -Trình bày nội dung phần kết bài. -Nghe, tiếp thu. -Lắng nghe, ghi nhận và rút kinh nghiệm ở bài sau. -Sửa lỗi dưới sự hướng dẫn của giáo viên. -Nhận bài. -Lắng nghe bài của bạn và học hỏi. I. Yêu cầu chung: 1.Thể loại: Nghị luận về một tác phẩm văn học. 2.Nội dung: Đề: Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân. 3.Giới hạn: Kiến thức văn học và đời sống. II.Yêu cầu chung: A- Mở bài: - Giới thiệu khái quát vể tác giả, tác phẩm. - Dẫn dắt giới thiệu nhân vật. B- Thân bài: Nghị luận các vấn đề sau: - Ông Hai yêu mến và tự hào về làng chợ Dầu: ông có tính hay khoe về làng, lấy làm hãnh diện về làng của mình.( Dẫn chứng) - Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo Tây.( Dẫn chứng) - Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng được cải chính.( Dẫn chứng) - Khẳng định tình yêu làng, yêu nước của ông Hai. C- Kết bài: - Khái quát những vấn đề đã nghị luận. - Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật ông Hai. . II.Nhận xét: 1. Ưu điểm: -Đa số các em hiểu đề và xác định được ý cần làm rõ. -Bố cục 3 phần rõ ràng, các câu, phần có sự liên kết chặt chẽ. Lời văn mạch lạc. -Nhiều bài viết có suy nghĩ khá sâu sắc về nhân vật. 2.Nhược điểm: -Một số em không đọc kĩ đề nên viết bài thiên về kể lại chuyện. -Chữ viết cẩu thả, bài làm sơ sài, mắc nhiều lỗi về dùng từ, đặt câu, diễn đạt, chính tả. IV. Sửa chữa lỗi. -Chính tả. -Dùng từ. -Đặt câu. -Diễn đạt. -Bố cục trình bày. V. Phát bài – đọc bài mẫu – đọc điểm vào sổ. 3. Hướng dẫn học ở nhà : - Đọc lại bài viết và rút kinh nghiệm. - Soạn bài : Ôn tập tiết sau viết bài viết số 7. IV.Rút kinh nghiệm: -------------------------@-------------------- Tuần 29 Ngày soạn : 20/3/2014 Tiết 144,145: I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Biết cách vận dụng các kiến thức và kỹ năng khi làm bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ đã học ở các tiết trước. - Có những cảm nhận suy nghĩ riêng và biết vận dụng 1 cách linh hoạt các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh. . . trong quá trình làm. 2. Kĩ năng: Có kỹ năng làm bài TLV nói chung. II. Chuẩn bị : GV : Đề bài,đáp án,thang điểm. HS : Kiến thức để làm bài. III.Tiến trình lên lớp : 1. Ổn định tổ chức : kiểm tra sĩ số,vệ sinh. 2. Tiến hành viết bài : Đề : Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. B/Đáp án : * Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ « Ánh trăng » . * Thân bài: - Cảm xúc của tác giả về ánh trăng trong quá khứ (dẫn thơ khổ 1 và 2 rồi phân tích) - Cảm xúc của tác giả về cái vầng trăng trong hiện tại (lần lượt dẫn thơ các khổ 3,4,5,6 và phân tích từng khổ) - Bài thơ đâu chỉ là lời tâm sự, là tiếng lòng của tác giả, là sự tự vấn lương tâm mà còn là lời nhắc nhở đối với mỗi con người về lẽ sống chung thủy với chính mình với dân tộc. Đừng bao giờ quên quá khứ gian khổ hào hùng của đất nước. * Kết bài: - Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật bài thơ. - Rút ra bài học cho bản thân. C/Biểu điểm: -Điểm 8-10: Bài viết hay, có cảm xúc, viết đúng thể loại nghị luận, kiến thức phong phú thể hiện sự hiểu biết về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, lời văn trong sáng, giàu hình ảnh, luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi các loại. -Điểm 6.5-7.5: Đáp ứng yêu cầu như trên nhưng còn mắc vài lỗi các loại -Điểm 5-6: Bài viết đúng theo yêu cầu như trên nhưng còn mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ đặt câu, kiến thức chưa phong phú -Điểm 3-4: Bài viết cơ bản nêu được một số ý theo yêu cầu, nhưng diễn đạt còn lủng củng, mắc nhiều lỗi các loại. -Điểm 1-2: Bài viết sơ sài mắc nhiều lỗi, diễn đạt lộn xộn. -Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. (Giáo viên linh động chấm điểm cho phù hợp) 3.Thu bài: 4.Củng cố,dặn dò: Về nhà xem lại cách nghị luận về một đoạn thơ,bài thơ. Kết quả: Loại Lớp Giỏi Khá TB Yếu 9A(.HS) 9B(.HS) IV.Rút kinh nghiệm: HT ký duyệt: 24/3/2014 Phạm Văn Ngọ
File đính kèm:
- GA van 9 tuan 29 nam 2014.doc