Giáo án Sinh học Lớp 11 - Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật - Phan Thị Hoàng Mỹ

I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài này, HS có khả năng

1) Kiến thức:

Trình bày được khái niệm sinh sản hữu tính ở động vật.

Trình bày được các hình thức thụ tinh trong sinh sản hữu tính.

Phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính.

Giải thích được hướng tiến hoá của sinh sản hữu tính.

2) Kỹ năng:

Quan sát hình để khám phá ra kiến thức

Ứng dụng những kiến thức bài học giải thích được quá trình sinh sản hữu của một số loài động vật trong tự nhiên.

Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.

3) Thái độ.

Kích thích lòng say mê, yêu thích khoa học

Tinh thần hợp tác trong nhóm, để làm việc hiệu quả.

II. Phương pháp, phương tiện.

1) Phương pháp:

Dạy học khám phá

Hỏi đáp

Nhóm hợp tác

2) Phương tiện:

 Máy vi tính, máy chiếu, SGK, bảng.

 

doc9 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 26/03/2022 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 11 - Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật - Phan Thị Hoàng Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
PHAN THỊ HOÀNG MỸ 3060493
ĐOÀN XUÂN NHỰT 3060500
Bài 45: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, HS có khả năng
1) Kiến thức:
Trình bày được khái niệm sinh sản hữu tính ở động vật.
Trình bày được các hình thức thụ tinh trong sinh sản hữu tính. 
Phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính.
Giải thích được hướng tiến hoá của sinh sản hữu tính.
2) Kỹ năng:
Quan sát hình để khám phá ra kiến thức
Ứng dụng những kiến thức bài học giải thích được quá trình sinh sản hữu của một số loài động vật trong tự nhiên.
Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.
3) Thái độ.
Kích thích lòng say mê, yêu thích khoa học
Tinh thần hợp tác trong nhóm, để làm việc hiệu quả.
II. Phương pháp, phương tiện.
Phương pháp:
Dạy học khám phá
Hỏi đáp
Nhóm hợp tác
Phương tiện:
 Máy vi tính, máy chiếu, SGK, bảng.
III. Nội dung và tiến trình lên lớp.
Chuẩn bị: ( 4’)
Kiểm tra: không kiểm tra nhưng đặt câu hỏi cho cả lớp: Sinh sản vô tính ở động vật là gì? Kể ra một số loài có sinh sản vô tính. Học sinh trả lời: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng. Một số loài có sinh sản vô tính như: amip, giun dẹp, thủy tức, ong (trinh sinh)
 Chính xác hóa lại câu trả lời của học sinh.
Vào bài: 
GV cho học sinh quan sát hình bầy mèo với những chú mèo con và đặt câu hỏi: Làm sao mèo mẹ có thể tạo ra được những chú mèo con dễ thương này khi chúng ta chưa từng thấy mèo mẹ phân đoạn hay nẩy chồi. Phải chăng ngoài hình thức sinh sản vô tính thì ở động vật còn có hình thức sinh sản khác ?
 HS trả lời: Còn có hình thức sinh sản hữu tính.
Hôm nay chúng ta sẽ học bài Sinh sản hữu tính ở động vật.
2) Giảng bài mới
Bài 45: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
TG
Nội dung bài học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
10’
15’
10’
I. KHÁI NIỆM
Hình thành giao tử
Thụ tinh
Phát triển phôi
- Giảm phân
- Thụ tinh
- Nguyên phân
Giao tử đực kết hợp giao tử cái -> hợp tử -> cá thể mới (hình thức này luôn kèm theo sự tổ hợp vật chất di truyền.)
phân li ngẫu nhiên NST trong giảm phân
- trao đổi chéo NST trong giảm phân
- tổ hợp tự do trong thụ tinh
Sinh sản hữu tính -> cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền -> thích nghi và PT trong điều kiện MT thay đổi.
II. CÁC HÌNH THỨC THỤ TINH TRONG SINH SẢN HỮU TÍNH
Thụ tinh là sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái để tạo ra hợp tử.
Có các phương thức thụ tinh như: tiếp hợp, tự phối,giao phối.
Tiếp hợp
2 cá thể áp chặt vào nhau -> cầu nối tế bào chất-> trao đổi nhân, sau đó ss vô tính tạo ra cá thể mới.
2. Tự phối-tự thụ tinh
 1 cá thể -> giao tử đực và giao tử cái ->thụ tinh với nhau ->hợp tử
3. Giao phối-thụ tinh chéo.
Một cá thể -> tinh trùng, một cá thể -> trứng, rồi hai loại giao tử này thụ tinh ->cơ thể mới.
-Đv lưỡng tính: mỗi cá thể vừa có cơ quan sinh dục đực vừa có cơ quan sinh dục cái.
-ĐV đơn tính: mỗi cá thể chỉ có cơ quan sinh dục đực hoặc cơ quan sinh dục cái. 
Giao phối tiến hóa hơn vì có sự kết hợp giữa 2 giao tử của 2 cá thể khác nhau -> nhiều biến dị tổ hợp ở cá thể con->thích nghi trong môi trường sống thay đổi tốt hơn.
III. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN HỮU TÍNH
1. Đẻ trứng
Trứng có thể được thụ tinh trước hay sau khi đẻ. Trứng được thụ tinh sẽ nở thành con.
2. Đẻ trứng thai (noãn thai sinh)
Trứng được thụ tinh và nở thành con trong cơ thể mẹ sau đó được đẻ ra ngoài tuy nhiên sự phát triển của phôi hoàn toàn dựa vào lượng noãn hoàng có trong trứng.
3. Đẻ con
Phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng nhận từ cơ thể mẹ, qua nhau thai.
- Con non khỏe: có thể tự đi kiếm ăn sau khi sinh.
- Con non yếu: cần sự chăm sóc của bố mẹ đến khi cứng cáp.
Đẻ con tiến hoá hơn đẻ trứng vì phôi được nuôi dưỡng, bảo vệ trong cơ thể mẹ, đảm bảo cho sự sống và phát triển tốt hơn đẻ trứng.
Chăm sóc con tiến hóa hơn không chăm sóc con.
Yêu cầu học sinh cho ví dụ một vài loài có sinh sản hữu tính.
Yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ 45.1
Ghi bảng
Hỏi: 
1. So sánh số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào trứng, tinh trùng và hợp tử.
2. Nhờ những quá trình nào mà cá thể con có bộ nhiễm sắc thể giống cha mẹ.
Ghi bảng
Từ đó yêu cầu học sinh đĩnh nghĩa thế nào là sinh sản hữu tính?
Lắng nghe và ghi bảng 
 ? Tại sao sinh sản hữu tính tạo ra được các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền (màu lông khác nhau).
Cho hs quan sát hình 45.3
Hỏi: -có mấy tổ hợp giao tử? vì sao em biết?
-do đâu mà các tổ hợp này khác nhau?
Kết hợp ghi bảng.
Cho quan sát hình 45.4
Hỏi: -cặp NST này có gì khác ban đầu?
Nguyên nhân vì sao?
Kết hợp ghi bảng.
Cho quan sát hình 45.5
Hỏi: đây là quá trình gì? Đây có phải là nguyên nhân của đa dạng đặc điểm di truyền không?
Kết hợp ghi bảng.
Yêu cầu học sinh thảo luận: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính hình thức nào tiến hóa hơn? Vì sao?
Chính xác hóa lại câu trả lời của học sinh và ghi bảng.
Yêu cầu học sinh quan sát hình 45.6, kết hợp đọc sách giáo khoa, định nghĩa thụ tinh là gì?
Chính xác hóa câu trả lời và ghi bảng.
Hỏi: có những hình thức thụ tinh nào?
Chính xác hóa lại câu trả lời và ghi bảng.
Cho học sinh quan sát đoạn phim tiếp hợp của trùng đế giày và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
Tiếp hợp xảy ra ở động vật bậc thấp hay bậc cao?
Mô tả lại quá trình tiếp hợp.
Hỏi: tiếp hợp là gì?
Lắng nghe và ghi bảng.
Cho học sinh xem phim quá trình tự phối ở sao biển và trả lời câu hỏi:
Có mấy cá thể tham gia?
Quá trình này có sự phát sinh giao tử hay không?
Yêu cầu hs định nghĩa tự phối.
Lắng nghe và ghi bảng.
Cho học sinh quan sát hình 45.9, và trả lời câu hỏi:
Thế nào là hình thức giao phối?
Chính xác hóa lại câu trả lời của học sinh, ghi bảng.
Yêu cầu học sinh cho ví dụ một số loài sinh sản hữu tính bằng phương thức giao phối.
Cho học sinh quan sát các hình 45.10. 
Hỏi:
Thế nào là động vật lưỡng tính, thế nào là động vật đơn tính?
Lắng nghe và ghi bảng.
Yêu cầu học sinh thảo luận: trong các phương thức thụ tinh thì phương thức nào tiến hóa hơn? vì sao?
Chính xác hóa lại câu trả lời của học sinh và ghi bảng.
 Yêu cầu học sinh xem hai đoạn phim thụ tinh ở ếch và người, kết hợp thông tin SGK, phân biệt 2 quá trình thụ tinh về:
- Nơi xảy ra quá trình thụ tinh: bên trong hay bên ngoài cơ thể.
- Cách thức để tinh trùng gặp được trứng ( bơi trong nước hay đi trong đường sinh dục con cái)
Hỏi: thế nào là thụ tinh trong, thế nào là thụ tinh ngoài?
Chính xác hóa câu trả lời của học sinh.
Cho học sinh quan sát hình 45.12
Hỏi: Trứng được thụ tinh trước hay sau khi đẻ?
Lắng nghe và ghi bảng.
Yêu cầu học sinh quan sát hình 45.13 và hỏi:
Cá mập đẻ trứng hay đẻ con?
Phôi phát triển nhờ đâu?
Hỏi: noãn thai sinh là gì?
Lắng nghe và lưu bảng.
Cho HS xem phim cá ngựa đẻ con. Hỏi: đây có phải là hiện tượng noãn thai sinh không?
Lưu ý trường hợp đẻ con của cá ngựa chỉ là hiện tượng bảo vệ trứng.
Cho học sinh xem phim về sự phát triển bào thai của người và yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi:
Thai phát triển ở đâu?
Thai được nuôi dưỡng bằng cách nào?
Hỏi: đẻ con là gì?
Lắng nghe và lưu bảng.
Cho hs xem hình 45.14. Yêu cầu học sinh phân biệt con non khỏe, con non yếu. 
Ghi bảng.
Yêu cầu học sinh thảo luận: trong các hình thức sinh sản hình thức nào tiến hóa hơn? vì sao?
Chính xác hóa lại câu trả lời của học sinh.
Thảo luận
Trả lời: gà, vịt, chó mèo, chuột,
Thảo luận nhóm 2 HS, và trả lời.
sự hình thành giao tử
sự thụ tinh
sự phát triển của phôi
Thảo luận nhóm
Cá nhân trả lời
- Trứng (n)
- Tinh trùng (n)
- Hợp tử (2n)
Cá nhân trả lời
- Giảm phân
- Thụ tinh
- Nguyên phân
Trả lời.
Quan sát hình và trả lời: 
-4 loại, vì màu sắc khác nhau.
-Do sự phân li ngẫu nhiên NST.
Trả lời
-màu sắc khác.
- do NST trao đổi chéo
-quá trình thụ tinh. Có.
Thảo luận nhóm 2, trả lời .
Quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời.
Cá nhân trả lời
Học sinh trả lời: tự phối và giao phối.
Quan sát phim và thảo luận trả lời.
Xảy ra ở động vật bậc thấp.
2 cá thể áp chặt nhau và trao đổi nhân.
Trả lời.
Xem phim, thảo luận và trả lời.
Chỉ duy nhất 1 cá thể
- Có sự phát sinh giao tử đực và cái.
Trả lời.
Quan sát, thảo luận.
Trả lời
Cho ví dụ; chó, mèo, gà, vịt,..
Theo dõi quan sát
Cá nhân trả lời
Học sinh thảo luận trả lời: 
Xem phim và thảo luận, trả lời.
Thảo luận trả lời.
Quan sát hình và trả lời.
Thụ tinh sau khi đẻ: ếch.
Thụ tinh trước khi đẻ: gà.
Quan sát hình và trả lời
Đẻ con
Nhờ vào noãn hoàng.
Trả lời.
Xem phim và trả lời câu hỏi của giáo viên.
Xem phim, thảo luận và trả lời.
Trong cơ thể mẹ
- Thai được nuôi dưỡng bằng chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai.
Trả lời.
Xem hình và trả lời những câu hỏi của giáo viên.
Thảo luận trả lời: đẻ con tiến hóa hơn đẻ trứng và đẻ trứng thai, vì phôi được nuôi dưỡng và bảo vệ trong cơ thể mẹ.
Củng cố: (5’)
Yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập (nếu không kịp giờ thì yêu cầu học sinh về nhà làm)
Thụ tinh ngoài
Thụ tinh trong
Khái niệm
Ưu điểm
Nhược điểm
Thụ tinh ngoài
Thụ tinh trong
Khái niệm
 Là hình thức thụ tinh mà trứng và tinh trùng gặp nhau bên ngoài cơ thể
 Là hình thức thụ tinh mà trứng và tinh trùng gặp nhau ở cơ quan sinh dục của con cái
Ưu điểm
- Con cái đẻ được nhiều trứng trong cùng một lúc.
- Không tiêu tốn nhiều năng lượng cho thụ tinh
- Hiệu suất thụ tinh cao.
- Hợp tử được bảo vệ ít chiu ảnh hưởng từ môi trường→tỉ lệ đẻ thành con cao
Nhược điểm
-Hiệu suất thụ tinh của trứng thấp
-Hợp tử không được bảo vệ→tỉ lệ đẻ thành con thấp
-Tiêu tốn nhiều năng lượng để thụ tinh
-Số con đẻ ít
4. Dặn dò
Hs về nhà học bài 45, hoàn thành các câu hỏi cuối bài trang 177.
Đọc trước phần I của bài 46 trang 178.
Nhóm HS nam giải thích sơ đồ 46.1 cơ chế điều hòa sinh trứng.
Nhóm HS nữ giải thích sơ đồ 46.2 cơ chế điều hóa sinh tinh
Đáp án phiếu học tập

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_11_bai_45_sinh_san_huu_tinh_o_dong_vat.doc
  • pptDan_do.ppt
  • pptKiemtrabai.ppt
  • pptPhan 2.ppt
  • pptPhan 3.ppt
  • pptPhan1.ppt
  • pptPhanmobai.ppt
  • ppttrangsach1.ppt
  • pptTrangsach2.ppt
  • pptTrangsach3.ppt
Bài giảng liên quan