Giáo án Tập làm văn - tuần 25: Kiểm tra 1 tiết

* Đề 1:

 Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập làm văn - tuần 25: Kiểm tra 1 tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
TRƯỜNG THCS TT KHE TRE MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ 
 Tổ : Văn – Sử - GDCD Học kì II - Năm học: 2012-2013 
 Môn: Ngữ văn 7 – PhầnTập làm văn
 Thời gian: 90 phút
* Đề 1:
 Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.
**********************
 I. Đáp án:
* Xác định yêu cầu chung của đề : 
- Thể loại : Nghị luận chứng minh 
- Nội dung : Chứng minh được một vấn đề mang tính chất xã hội : Vai trò quan trọng của rừng đối với cuộc sống con người
- Phạm vi : Trong thực tế cuộc sống
* Yêu cầu chung cụ thể :
1. Nội dung
a. Mở bài :
 (Nêu luận điểm cần chứng minh - dẫn dắt vào đề - chuyển ý).
 Nếu ngoài đời con người sinh hoạt rất thoải mái, bừa bãi... Nói chung họ chẳng có ý thức bảo vệ m.tr sống... Vì vậy chính con người phải chuốc lấy những tổn hại khốc liệt. Chúng ta sẽ làm sáng tỏ việc này.
b. Thân bài : 
(Dùng lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh). 
-Lí lẽ: Thật không sai, hằng ngày mỗi người đều lo lắng cho cuộc sống: chỗ ở, miếng ăn, sinh hoạt, giao lưu làm việc... Chung quanh ta là cơ sở hạ tầng: cầu cống, mương rạch, sông ngòi, đường xá...
 Vì sao cống rãnh bị tắc ? Con mương nc đọng đen ngòm ? Rác đầy đường ? Mùi hôi thối xông lên... Bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp, bệnh đau mắt... Tất cả là do con người không có ý thức giữ gìn sạch đẹp m.trường...
-Dẫn chứng thực tế: Thực tế cho thấy, vì con người không có ý thức bảo vệ m.trường sống, nên chính họ mang tai hoạ bi thảm: 
+Mưa xuống đường ngập nc vì cống rãnh bị tắc. 
+Nước mương rạch thối gây bệnh ngoài da.
+Súc vật chết, ném bừa bãi, gây bệnh dịch hạch...
+Những chỗ nc đọng sinh muỗi, gây bệnh sốt xuất huyết.
c. Kết bài : .
 (Tổng kết đánh giá chung, rút ra bài học, suy nghĩ).
 Tất cả chỉ tại con người không giữ gìn sạch đẹp m.tr sống.
 Nói tóm lại muốn tránh những tổn hại đáng tiếc đó, mỗi người phải góp công sức bảo vệ trong sạch m.tr sống của thiên nhiên.
2. Hình thức:
- Yêu cầu học sinh viết đẹp, trình bày bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phong phú. Bài viết liền mạch, lô gíc, giữa các đoạn văn phải dùng từ ngữ liên kết. Học sinh trình bày sạch sẽ, câu cú rõ ràng không sai lỗi chính tả. 
II. Biểu điểm
- Điểm 9,10: Bài viết sâu sắc, lập luận chặt chẽ, kèm theo dẫn chứng có lí lẽ phân tích, đánh giá, đủ 3 phần, không mắc lỗi. 
- Điểm 7,8: Bài viết tương đối sâu sắc, lập luận chặt chẽ, kèm theo dẫn chứng có lí lẽ phân tích, đánh giá , đủ 3 phần, mắc 1 số lỗi về dùng từ. 
- Điểm 5,6: Viết đúng kiểu bài, nêu được lí lẽ, dẫn chứng, đủ 3 phần nhưng còn sơ sài, còn mắc lỗi diễn đạt, câu chữ.
- Điểm 3,4: Bài viết chưa đủ ý cơ bản, lập luận chưa chặt chẽ, mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0,1,2: Lạc đề hoặc quá sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
TRƯỜNG THCS TT KHE TRE MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ 
 Tổ : Văn – Sử - GDCD Học kì II - Năm học: 2012-2013 
 Môn: Ngữ văn 7 – PhầnTập làm văn
 Thời gian: 90 phút
*Đề2:
Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
*************************
 I. Đáp án:
* Xác định yêu cầu chung của đề : 
- Thể loại : Nghị luận chứng minh 
- Nội dung : Chứng minh được một vấn đề mang tính chất xã hội : Vai trò quan trọng của rừng đối với cuộc sống con người
- Phạm vi : Trong thực tế cuộc sống
* Yêu cầu cụ thể:
1. Nội dung: 
a Mở bài: Nêu luận điểm
 Vai trò quan trọng của rừng trong cuộc sống của con người
b Thân bài:
+ Nêu tầm quan trọng của rừng, vai trò của rừng đối với con người 
Cân bằng sinh thái, điều hoà khí hậu, bảo vệ đất, giữ nước ngầm, chắn gió bão
+ Thực trạng rừng hiện nay : Rừng bị tàn phá nhiều do nhiều nguyên nhân : chiến tranh, do chặt phá bừa bãi, khai thác bừa bãi, đốt phá rừng làm nương rẫy, lâm tặc... đưa ra các số liệu...
+ Hậu quả : đất bị rửa trôi, khô hạn, hạn hán, lũ lụt, môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng : thời tiết khí hậu, cảnh quan thiên nhiên...sa mạc hóa....ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khoẻ của con người - đưa ra các số liệu thống kê 
+ Biện pháp bảo vệ rừng
+ Trách nhiệm của mọi người, mỗi cá nhân
+ Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc
c. Kết bài: khẳng định 1 lần nữa vai trò quan trọng của rừng đối với đời sống của con người .
2. Hình thức:
 - Yêu cầu học sinh viết đẹp, trình bày bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phong phú. Bài viết liền mạch, lô gíc, giữa các đoạn văn phải dùng từ ngữ liên kết. Học sinh trình bày sạch sẽ, câu cú rõ ràng không sai lỗi chính tả. 
II. Biểu điểm:
- Điểm 9,10: Bài viết sâu sắc, lập luận chặt chẽ, kèm theo dẫn chứng có lí lẽ phân tích, đánh giá, đủ 3 phần, không mắc lỗi. 
- Điểm 7,8: Bài viết tương đối sâu sắc, lập luận chặt chẽ, kèm theo dẫn chứng có lí lẽ phân tích, đánh giá , đủ 3 phần, mắc 1 số lỗi về dùng từ. 
- Điểm 5,6: Viết đúng kiểu bài, nêu được lí lẽ, dẫn chứng, đủ 3 phần nhưng còn sơ sài, còn mắc lỗi diễn đạt, câu chữ.
- Điểm 3,4: Bài viết chưa đủ ý cơ bản, lập luận chưa chặt chẽ, mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0,1,2: Lạc đề hoặc quá sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
TRƯỜNG THCS TT KHE TRE MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ 
 Tổ : Văn – Sử - GDCD Học kì II - Năm học: 2012-2013 
 Môn: Ngữ văn 7 – PhầnTập làm văn
 Thời gian: 90 phút
*Đề 3:
Hãy chứng minh rằng: Nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Uống nước nhớ nguồn
**********************
I. Đáp án:
* Xác định yêu cầu chung của đề : 
- Thể loại : Nghị luận chứng minh 
- Nội dung : Chứng minh được một vấn đề mang tính chất xã hội : Vai trò quan trọng của rừng đối với cuộc sống con người
- Phạm vi : Trong thực tế cuộc sống
* Yêu cầu cụ thể:
1. Nội dung: 
a. Mở bài:
- Nêu luận điểm: Đạo lí uống nước nhớ nguồn đã trở thành truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay.
- Trích dẫn câu tục ngữ.
b. Thân bài:
- Giải thích tại sao uống nước nhớ nguồn lại trở thành đạo lí của dân tộc.
- Chứng minh các biểu hiện của lòng biết ơn:
+ Với nhà nước: Xây dựng các đền, đài tưởng niệm; tổ chức các lễ hội, những ngày lễ lớn trong năm; các phong trào đền ơn đáp nghĩa...
+ Với gia đình: Cúng lễ tổ tiên; xây nhà thờ tổ...
c. Kết bài:
- Khẳng định lại luận điểm.
2. Hình thức:
-- Yêu cầu học sinh viết đẹp, trình bày bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phong phú. Bài viết liền mạch, lô gíc, giữa các đoạn văn phải dùng từ ngữ liên kết. Học sinh trình bày sạch sẽ, câu cú rõ ràng không sai lỗi chính tả. 
 - Liên hệ, cảm nghĩ, rút ra bài học; Nhiệm vụ của mỗi người ...
II. BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 9,10: Bài viết sâu sắc, lập luận chặt chẽ, kèm theo dẫn chứng có lí lẽ phân tích, đánh giá, đủ 3 phần, không mắc lỗi. 
- Điểm 7,8: Bài viết tương đối sâu sắc, lập luận chặt chẽ, kèm theo dẫn chứng có lí lẽ phân tích, đánh giá , đủ 3 phần, mắc 1 số lỗi về dùng từ. 
- Điểm 5,6: Viết đúng kiểu bài, nêu được lí lẽ, dẫn chứng, đủ 3 phần nhưng còn sơ sài, còn mắc lỗi diễn đạt, câu chữ.
- Điểm 3,4: Bài viết chưa đủ ý cơ bản, lập luận chưa chặt chẽ, mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0,1,2: Lạc đề hoặc quá sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.

File đính kèm:

  • docTLV7 tuân 25.doc