Giáo Án Thực Hiện An Toàn Giao Thông

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức: Giúp Hs

 - Nắm được một số quy định khi tham gia giao thông.

 - Nắm được tính chất nguy hiểm và nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông.

 - Tầm quan trọng của giao thông đối với đời sống của con người.

 - Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an tòan giao thông và các biện pháp bảo đảm an tòan khi đi đường.

 2. Kĩ năng:

 - Nhận biết được một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử lí những tình huống đi đường thường gặp.

 - Biết đánh giá hành vi đúng hay sai của người khác về thực hiện trật tự an tòan giao thông.

 - Thực hiện nghiêm chỉnh trật tự an tòan giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

 3. Thái độ:

 - Có ý thức tôn trọng các quy định về trật tự an toàn giao thông.

 - Ủng hộ những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông và phản đối những việc làm không tôn trọng trật tự an toàn giao thông.

 II. PHƯƠNG PHÁP

 - Xử lý tình huống.

 - Giải quyết vấn đề.

 - Thảo luận nhóm.

III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

 - Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm; Điều 9. Quy tắc chung; Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ; Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ; Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy; Điều 31. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác; Điều 32. Người đi bộ (Luật giao thông đường bộ - 2008).

 - Hệ thống biển báo.

 - Các số liệu cập nhật của các vụ tai nạn và số người thương vong trong cả nước, tại địa phương.

 - Bộ tranh ảnh về các tình huống đi đường, máy chiếu, đầu vi deo.

 

doc7 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 22974 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Thực Hiện An Toàn Giao Thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ng và phản đối những việc làm không tôn trọng trật tự an toàn giao thông.
 II. PHƯƠNG PHÁP
 - Xử lý tình huống.
 - Giải quyết vấn đề.
 - Thảo luận nhóm....
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
 - Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm; Điều 9. Quy tắc chung; Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ; Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ; Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy; Điều 31. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác; Điều 32. Người đi bộ (Luật giao thông đường bộ - 2008).
 - Hệ thống biển báo.
 - Các số liệu cập nhật của các vụ tai nạn và số người thương vong trong cả nước, tại địa phương.
 - Bộ tranh ảnh về các tình huống đi đường, máy chiếu, đầu vi deo...
IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp: 
 2. Giới thiệu bài mới: 
 Như các em đã biết, GTVT là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, là điều kiện quan trọng để nâng cao cuộc sống cho mọi người. GT có quan hệ chặt chẽ đến mọi mặt của đơi sống xã hội. Nhưng bên cạnh đó một số nhà nghiên cứu nhận định rằng: Sau chiến tranh và thiên tai thì tai nạn giao thông là thảm hoạ thứ 3 gây ra cái chết và thương vong cho loài người. Vì sao họ lại khẳng định như vậy? Chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng đó...
 3. Nội dung bài mới:	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình tai nạn giao thông hiện nay và nguyên nhân
Gv: cho hs quan sát số liệu về tình hình tai nạn giao thông hiện nay ở nước ta.
NĂM
SỐ VỤ TAI NẠN
SỐ NGƯỜI CHẾT
NGƯỜI BỊ THƯƠNG
2001
25831
10866
29449
2002
27181
12716
33472
2004
20324
16129
36919
2005
31412
17993
39472
2006
33994
18317
33199
2009
16220 
11402 
13177 
2010 
14.442 
11.449 
10.633 
 Bộ Giao thông vận tải cho biết năm tháng đầu năm 2011, cả nước đã xảy ra 5.705 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 4.787 người, bị thương 4.399 người. Như vậy, tính trung bình mỗi ngày có gần 32 người chết vì TNGT trong năm tháng qua. Riêng tháng 5-2011, cả nước đã xảy ra 1.124 vụ TNGT làm 925 người chết, 870 người bị thương. 
 Qua thống kê 6 tháng đầu năm 2011, TPHCM đã xảy ra 495 vụ tai nạn (tăng 2 vụ so với cùng kỳ năm ngoái), làm chết 421 người (tăng 8 người so với cùng kỳ năm 2010), bị thương 262 người (tăng 71 người so với cùng kỳ).
Gv: Em có nhận xét gì về tai nạn giao thông ở trong nước và ở địa phương?
Gv: theo em tai nạn GT gây ra những hậu quả gì?
Hs: trả lời.
Gv: nhận xét, bổ sung.
GV: Chốt lại: Như vậy TNGT ngày càng gia tăng, nhiều vụ nghiêm trọng đã xảy ra, trở thành mối quan tâm lo lắng của từng gia đình, của toàn xã hội. 
Gv: Hãy nêu những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông?.
HS: Trả lời.
GV: Vậy trong những nguyên nhân trên, Nguyên nhân nào là phổ biến?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung, kết luận
GV: Chúng ta cần có những biện pháp nào để tránh TNGT, đảm bảo ATGT khi đi đường?
+ Phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông.
 + Phải học tập, hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
 + Tự giác tuân theo quy định của pháp luật về đi đường.
+ Chống coi thường hoặc cố tình vi phạm pháp luật về đi đường.
I. Thông tin, sự kiện.
 Tình hình tai nạn giao thông hiện nay:
- Ngày nay tình hình TNGT rất nghiêm trọng. Ở trong nước và tại địa phương số vụ tai nạn giao thông có người chết và bị thương ngày càng tăng. Có người mất đi cuộc sống, có người mất sức lao động, để lại di chứng suốt cả cuộc đời.
.
* Gây hậu quả:
- Gây thiệt hại về người (chết người hoặc
 tàn phế suốt đời)
 - Gây thiệt hại về tài sản của nhà nước và của người tham gia giao thông.	
* Nguyên nhân:
- Do ý thức của một số người tham gia giao thông chưa tốt. Chưa tự giác chấp hành luật lệ giao thông.
- Dân số tăng nhanh.Các phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều.
- Các phương tiện tham gia giao thông còn thô sơ.
- Sự quản lí của nhà nước về giao thông còn hạn chế.
- Người tham gia giao thông thiếu hiểu biết về luật giao thông đường bộ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn khi đi đường, HS quan sát, nhận biết ý nghĩa của từng loại biển báo.
*Thảo luận giúp Hs hiểu một số quy định về đi đường.
Gv: Theo em chúng ta cần làm gì để đảm bảo an toàn khi đi đường?
HS: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
- Phải học tập, hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
- Tự giác tuân theo quy định của pháp luật về đi đường.
 - Chống coi thường hoặc cố tình vi phạm pháp luật về đi đường.
Gv: Kết luận.
Gv: cho hs đọc điều 8, 9, 11 của Luật giao thông đường bộ năm 2008.
Gv: Hãy nêu những hiệu lệnh và ý nghĩa của từng loại hiệu lệnh khi người cảnh sát giao thông đưa ra?.
Gv: cho hs đọc Điều 10“Hệ thống báo hiệu đường bộ (Luật GT đường bộ năm 2008).
Gv: Hãy kể tên các loại đèn tín hiệu và ý nghĩa của các loại đèn đó?.	
Gv: Hãy kể tên một số loại biển báo mà em biết và nêu ý nghĩa của nó?.
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, kết luận 
Gv: Giới thiệu hệ thống vạch kẻ đường và tường bảo vệ.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
1/ Biện pháp đảm bảo an toàn khi đi đường.
 Để đảm bảo an toàn khi đi đường chúng ta phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông.
2/ Hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ 
a/ Đèn tín hiệu giao thông:
+ Đèn đỏ Cấm đi
+ Đèn vàng Đi chậm lại
+ Đèn xanh Được đi
b/ Biển báo hiệu đường bộ:
Gồm 5 nhóm:
+ Biển báo cấm: Hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ, hình vẽ màu đen, thể hiện điều cấm.
+ Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác, nền màu vàng có viền đỏ, thể hiện điều nguy hiểm, cần đề phòng.
+ Biển hiệu lệnh: Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng, báo điều phải thi hành.
+ Biển chỉ dẫn: Hình chữ nhật ( vuông) nền xanh lam, báo những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác.
+ Biển phụ: Hình chữ nhật ( vuông)- thuyết minh, bổ sung để hiểu rõ hơn các biển báo khác.
- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
- Vạch kẻ đường.	
- Hàng rào chắn, tường bảo vệ...
Hoạt động 3: Tìm hiểu các quy tắc về đi đường và trách nhiệm của HS.
Gv: Để hạn chế tai nạn giao thông, người đi đường cần phải làm gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Gv: cho hs đọc điểu 32 “người đi bộ”(Luật giao thông đường bộ năm 2008).
Gv: Cho hs thảo luận xử lí tình huống sau:
Tan học Hưng lái xe đạp thả hai tay và lạng lách, đánh võng và đã vướng phải quang ghánh của bác bán rau đi giữa lòng đường.
? Hãy nêu sai phạm của Hưng và bác bán rau?.
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
- Hưng vi phạm: thả hai tay ,lạng lách, đánh võng , va phải người đi bộ.
- Người bán rau vi pham: Đi bộ dưới lòng đường.
Gv: ? Hãy thử đặt địa vị mình là một người công an, em sẽ giải quyết việc này như thế nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét.
Gv: Người đi xe đạp phải tuân theo những quy định nào?.
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
Gv: cho hs đọc điểu 30, 31 (Luật giao thông đường bộ năm 2008).
Gv: Muốn lái xe máy, xe mô tô phải có đủ những điều kiện nào?.
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
Gv: Để thực hiện TTATGT đường sắt mọi người phải tuân theo những quy định gì?.
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
GV: Cho HS thảo luận nhóm:
Bản thân em đã làm gì để góp phần bảo đảm trật tự ATGT?
HS: Thảo luận và ghi ý kiến của mình ra giấy.
GV: Gắn phiếu của các nhóm lên bảng, Y/C các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, góp ý kiến.
Gv: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
Hoạt động 4: Luyện tập – củng cố.
Hiện nay các phương tiện thông tin đại chúng đều khuyến khích toàn dân tích cực hưởng ứng ATGT. Trường ta đã có những hoạt động nào nhằm giáo dục HS ý thức thực hiện ATGT?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
- Thực hiện chuyên hiệu ATGT
- Đóng tiểu phẩm, thi vẽ tranh về ATGT
- Thi tìm hiểu về luật ATGT
-Thi tuyên truyền viên về ATGT.
GV: Cho HS làm bài tập trắc nghiệm.
* Bài tập: Những câu nào dưới đây đúng luật an tòan giao thông?
 a. Biển báo cấm có hình tam giác.
 b. Biển báo hiệu lệnh hình tròn màu xanh lam.
 c. Biển báo nguy hiểm hình tam giác nền vàng viền đỏ.
 d. Người đi bộ đi dưới lòng đường.
 đ.Trẻ em trên 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn.
e. Trẻ em dưới 16 tuổi không được lái xe gắn máy.
f. Tránh nhau bên trái, vượt nhau bên phải.
Sắm vai tình huống:
 Trên đường đi học về, Em đèo Tú và Quốc vừa đi vừa đánh võng vừa hò hét giữa trưa vắng. Bỗng có cụ già qua đường, do không chú ý nên các bạn đã va phải cụ.
 Hãy đánh giá hành vi của các bạn khi tham gia giao thông? Nếu là một trong ba bạn, em sẽ làm gì?
HS: Hai nhóm thảo luận về việc sắm vai và giải quyết tình huống.
GV: Sau tình huống này em hãy gửi một thông điệp cho các bạn HS cả nước về nội dung TTATGT? 
* Nếu em có mặt ở nơi xảy ra tai nạn giao thông thì em sẽ làm gì?
HS: Thi ứng xử tình huống.
Gv: Nhận xét.
2/ Một số quy định về đi đường:
a/ Người đi bộ:
- Phải đi trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường, đi đúng phần đường .
- Nơi có tín hiệu, vạch kẻ đường phải tuân thủ. 
Trẻ em dưới 7 tuổi khi qua đường phải có người lớn dẫn dắt; Không mang vác đồ cồng kềnh đi ngang trên đường.
b/ Người đi xe đạp:
- Không:
+ Dàn hàng ngang, lạng lách, đánh võng.
+ Đi vào phần đường dành cho người đi bộ.
+ Sử dụng để kéo đẩy xe khác.
+ Mang vác, chở vật cồng kềnh.
+ Buông cả hai tay, đi xe bằng một bánh.
+ Chở ba. 
Phải: 
+ Đi đúng phần đường, đúng chiều.
+ Đi bên phải.
+ Tránh bên phải, vượt bên trái.
+ Chỉ được chở 1 người và một trẻ em dưới 7 tuổi.
+ Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn.
*/ Trẻ em dưới 16 tuổi không được lái xe gắn máy, đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3 
c. Quy định về an toàn đường sắt:
+ Không chăn thả trâu, bò, gia súc hoặc chơi đùa trên đường sắt.
+ Không thò đầu, chân tay ra ngoài khi tàu đang chạy.
+ Không ném đất đá và các vật gây nguy hiểm lên tàu và từ trên xuống tàu.
3. Trách nhiệm của HS: 
- Phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu và các quy định về an toàn giao thông.
- Học và thực hiện đúng theo những quy định của luật giao thông.
- Tuyên truyền những quy định của Luật GT
- Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện, nhất là các em nhỏ.
- Lên án tình trạng cố tình vi phạm luật GT

File đính kèm:

  • docGIAO AN THUC HIEN AN TOAN GIAO THÔNG - HOAN CHINH.doc