Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 18
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh đọc và viết được ach, cuốn sách. Nhận ra các tiếng từ có vần ach trong các từ ngữ và câu ứng dụng. Luyện nói được theo chủ đề.
- Kĩ năng: Rèn đọc trơn các từ ngữ và câu ứng dụng. Luyện nói được theo chủ đề. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Giữ gìn sách vở.
- Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh họa.
- Học sinh: Sách giáo khoa – Bảng – Đồ dùng môn Tiếng Việt.
------------------------------------------------------------ Tiết 4: Môn: Thủ Công KIỂM TRA HOC KỲ I -------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày tháng 01 năm 2004 Môn: Tiếng Việt ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Đọc và viết được các âm vần đã học từ đầu năm học đến nay (bài 75). Kĩ năng: Rèn đọc trơn, viết đúng các tiếng từ trong các bài được ôn. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức tự học tập tốt. II.CÁC HOẠT ĐỘNG: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1. Khởi động: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Ôn đọc lại các bài. - Mục tiêu: Học sinh đọc nhanh và to, rõ các bài đã học. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc ôn lại các bài có vần từ từ IA đến bài vần UÔT - ƯỚT. - Củng cố lại các vần khó đọc để học sinh đọc đúng. Hoạt động 2: Luyện viết. - Mục tiêu: Học sinh viết đều nét, đẹp, đúng độ cao các nét viết. - Giáo viên đọc lại các từ khó để học sinh luyện viết cho đúng từ. 4. Tổng kết: - Dặn dò: Về nhà ôn tập Đọc và viết các bài đã học. Hát - Học sinh đọc trơn và đúng các tiếng, từ. - Học sinh viết bảng con. Rút kinh nghiệm: Phần bổ sung: Môn: Toán Bài 68: THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Giúp học sinh so sánh độ dài một số đồ vật quen thuộc như: bàn học sinh, bảng đen, quyển vở, hộp bút hoặc chiều dài, chiều rộng lớp học… bằng cách chọn và sử dụng đơn vị đo chưa chuẩn như gang tay, bước chân, thước kẻ, que tính… - Kĩ năng: Nhận biết được gang tay, bước chân của mỗi người khác nhau. Từ đó có biểu thượng về sự sai lệch, xấp xỉ, sự ước lượng. Bước đầu thấy sự cần thiết phải có 1 đơn vị đo “chuẩn” để xác định độ dài. - Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Thước kẻ, que tính. Học sinh: Sách giáo khoa, thước đo. III.CÁC HOẠT ĐỘNG: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1. Khởi động: (1’) 2. Bài cũ: - Thực hành đo 2 cây thước. - Đo 2 cây viết chì. - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu độ dài “gang tay”. - Mục tiêu: Giới thiệu đoạn thẳng được đo bằng gang tay. - Giáo viên nói: Gang tay ta độ dài (khoảng cách) tính từ đầu ngón tay tới d6àu ngón tay giữa. - Giáo viên yêu cầu học sinh xác định độ dài gang tay của mình. - Giáo viên yêu cầu nối 2 điểm vừa chấm. - Độ dài gang tay của em bằng độ dài đoạn thẳng AB. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách đo độ dài bằng gang tay. - Mục tiêu: Học sinh biết đo độ dài bằng gang tay. - Giáo viên yêu cầu đo cạnh bảng bằng tay. - Giáo viên làm mẫu. - Giáo viên yêu cầu học sinh đo cạnh bàn. Hoạt động 3: Hướng dẫn cách đo độ dài bằng bước chân. - Mục tiêu: Học sinh biết đo độ dài bằng bước chân. - Giáo viên làm mẫu: Đo chiều dài của bục giảng bằng bước chân. - Giáo viên đứng chụm 2 chân sao cho 2 gót bằng nhau tại mép trái của bục giảng, bước chân phải lên trước và đếm. Cứ như vậy bước và đếm cho đến mép phải bục giảng thì thôi. - Đọc to kết quả vừa đếm. Hoạt động 4: Thực hành. - Mục tiêu: Học sinh làm nhanh, đúng các dạng bài tập. - Giúp học sinh nhận biết. Đơn vị đo là gang tay. Đơn vị đo là bước chân. Đơn vị đo là độ dài que tính. Đơn vị đo là sải tay. - Giáo viên nêu kết luận: Độ dài của gang tay, bước chân… không bằng nhau, tùy theo mỗi người do đó ngày nay người ta không sử dụng để đo vì đơn vị đo chưa chuẩn. 4 Tổng kết: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Một chục, tia số. Hát - Học sinh thực hành. - Học sinh quan sát. - Học sinh chấm 1 điểm ở nơi đặt ngón cái và 1 điểm nơi đặt ngón tay giữa. - Nối lại được 1 đoạn thẳng AB. - Học sinh quan sát giáo viên làm mẫu. - Học sinh đo rồi nêu kết quả. - Học sinh quan sát giáo viên làm mẫu. - Bước chân vừa phải, thảoi mái, bước đều. - Học sinh thực hành đo và ghi lại kết quả. Rút kinh nghiệm: Phần bổ sung: ---------------------------------------------------------------------------- Tiết 4: Môn: Tự Nhiên Xã Hội KIỂM TRA HỌC KỲ I ---------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày tháng 1 năm 2004 Môn: Tiếng Việt KIỂM TRA HỌC KỲ I ---------------------------------------------------------- Môn: Toán Tiết 69: MỘT CHỤC – TIA SỐ I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Giúp học sinh nhận biết 10 đơn vị còn gọi là một chục. Kĩ năng: Biết đọc và ghi số trên tia số. Thái độ: Giáo dục học sinh chăm chỉ học tập. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Tranh vẽ, bó chục que tính. Học sinh: SGK – Bộ ĐDDH Toán. III.CÁC HOẠT ĐỘNG: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: - Thực hành đo độ dài. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu “Một chục”. - Mục tiêu: Học sinh biết một chục bằng 10. - Phương pháp: Đàm thoại – Trực quan. - Giáo viên cho học sinh xem tranh, đếm số quả trên cây và nói số lượng. - Giáo viên nêu: 10 quả còn gọi là 1 chục quả. - Giáo viên yêu cầu đếm số que tính trong 1 bó que tính. - Giáo viên hỏi: 10 Que tính còn gọi là mấy chục que tính? - Giáo viên nêu lại câu trả lời đúng. - Giáo viên hỏi: 10 đơn vị gọi là mấy chục? - Giáo viên ghi: 10 đơn vị = 1 chục. - 1 Chục bằng bao hniêu đơn vị? Hoạt động 2: Giới thiệu tia số. - Mục tiêu: Học sinh hiểu tia số là dãy số có chia từng vạch. - Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại. - Giáo viên vẽ tia số rồi giới thiệu: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 - Đây là tia số, trên tia số có 1 điểm gốc là 0 (đựơc ghi số 0). Các đểim vạch cách đều nhau được ghi số: mỗi điểm (1 vạch) ghi một số, theo thứ tự tăng dần. - Có thể dùng tia số để minh họa việc so sánh các số: Số ở bên trái thì bé hơn các số ở bên phải. Số bên phải thì lớn hơn số ở bên trái số đó. Hoạt động 3: Thực hành. - Mục tiêu: Học sinh làm đúng, nhanh các dạng bài tập. - Phương pháp: Luyện tập – Thực hành. Bài 1: Đếm số chấm tròn ở mỗi hình và vẽ thêm. Bài 2: Đếm lấy 1 chục con vật ở mỗi hình rồi vẽ khoanh vào một chục con đó. Bài 3: Viết số vào dưới mỗi vạch theo thứ tự tăng dần. 4. Tổng kết: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Mười một – Mười hai. Hát - Học sinh đếm và nói 10 quả. - Học sinh nhắc lại CN – ĐT. - Học sinh nói số lượng 10 que tính. - 10 Que tính còn gọi là 1 chục que tính. - 10 đơn vị gọi là 1 chục. - 1 chục bằng 10 đơn vị. - Học sinh nhắc lại. - Học sinh quan sát giáo viên vẽ tia số. - Học sinh thêm vào đó co đủ một chục chấm tròn. - Học sinh đếm và vẽ khoanh vào 1 chục con vật. - Học sinh viết số vào tia số. Rút kinh nghiệm: Phần bổ sung: ------------------------------------------------------------- Tiết 5: Môn: Mỹ Thuật Tên bài dạy: VẼ TIẾP HÌNH VÀ MÀU VÀO HÌNH VUÔNG I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Giúp học sinh nhận biết được một vài cách vẽ hình vuông đơn giản. Kĩ năng: Biết vẽ tiếp họa tiết vào hình vuông và vẽ màu theo ý thích. Thái độ: Giáo dục học sinh tính thẩm mỹ. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Vài đồ vật, khăn vuông, gạch hoa, bài mẫu. Học sinh: Vở tập vẽ, chì, tẩy, bút màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: - Nhận xét bài tuần trước. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu cách tranh trí hình vuông. - Mục tiêu: Học sinh biết cách tranh trí hình vuông. - Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại. - Giáo viên giới một số bài tranh trí hình vuông: Vẻ đẹp của hình vuông trang trí? Có nhiều cách vẽ màu và hình vuông khác nhau. - Giáo viên gợi ý để học sinh nhận ra. - Giáo viên chỉ cho học sinh thấy: Các hình giống nhau trong hình vuông thì vẽ bằng nhau. - Giáo viên gợi ý cách vẽ màu. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ. - Mục tiêu: Học sinh tự vẽ tranh của mình, vẽ đẹp và tô màu thành bài có nội dung tốt. - Phương pháp: Thực hành – Luyện tập. - Giáo viên nêu yêu cầu bài tập vẽ. Vẽ hình: Vẽ tiếp các cánh hoa còn lại ở hình 5. Vẽ màu: tìm chọn 2 màu. - Màu 4 cánh. - Màu nền. Yêu cầu vẽ màu. - Vẽ cùng một màu ở 4 cánh trước. - Vẽ màu cho đều, không ra ngoài. Hoạt động 3: Thực hành. - Giáo viên theo dõi và giúp đỡ. Vẽ hình cánh hoa cho đều. Vẽ cân đối theo đường trục. - Tìm và vẽ màu theo ý thích. Vẽ màu cánh hoa. Vẽ màu nền. 4. Củng cố: - Giáo viên cùng học sinh nhận xét về: Cách vẽ hình (cân đối). Vẽ màu sắc (đều, tươi sáng…) - Giáo viên hỏi về bài em thích nhất. - Tuyên dương. 5. Tổng kết: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài 19: Vẽ gà. Hát - Học sinh nhận xét về màu sắc. - Học sinh quan sát và trả lời theo gợi ý của giáo viên. - Cách trang trí ở hình 1 và hình 2. - Cách trang trí ở hình 3 và hình 4. - Học sinh quan sát và nhận thấy. - Học sinh quan sát cách hướng dẫn và vẽ trực tiếp lên bảng của giáo viên. - Học sinh thực hành vào vở tập vẽ. - Học sinh chọn màu để vẽ tranh trí lên hình vuông. - Học sinh chọn bài vẽ đẹp để nhận xét. Rút kinh nghiệm: Phần bổ sung: KHỐI TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU
File đính kèm:
- 02 giao an 1 tuan 18.doc