Giáo án Tiếng việt Lớp 4 - Trần Thị Lan Anh

I. Mục tiêu:

- Đọc trơn toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hi vọng của anh chiến sỹ về một tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi.

- Hiểu các từ trong bài.

- Hiểu ý nghĩa trong bài: Tình thương các em nhỏ của anh chiến sỹ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước ta.

II. Chuẩn bị :

- Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy và học:

TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

3

4

2

25

I. ổn định tổ chức:

II. Kiểm tra bài cũ:

- GV kiểm tra 1 HS đọc bài “Chị em tôi” và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, cho điểm.

III. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu chủ điểm và bài học:

2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:

a. Luyện đọc:

- Hát, báo cáo sĩ số.

- 1 HS đọc.

 - GV nghe, sửa sai kết hợp giải nghĩa từ khó. - HS: Nối tiếp nhau đọc từng đoạn (2 - 3 lượt).

- Luyện đọc theo cặp.

- 1 – 2 HS đọc cả bài.

 - GV đọc diễn cảm toàn bài.

 b. Tìm hiểu bài:

- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.

- HS: Đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi:

 + Anh chiến sỹ nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em nhỏ trong thời điểm nào? - Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng thu độc lập đầu tiên.

+ Trăng thu độc lập có gì đẹp?

- Trăng đẹp vẻ đẹp của núi sông tự do, độc lập: Trăng ngàn và gió núi bao la, trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý, trăng sáng vằng vặc chiếu khắp làng.

 + Anh chiến sỹ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng ra sao? - Dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện, giữa biển rộng .to lớn, vui tươi.

 + Vẻ đẹp đó có gì khác với đêm trung thu độc lập đầu tiên? - Đó là vẻ đẹp của đất nước ta đã hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.

 + Cuộc sống hiện nay, theo em có gì giống với mong ước của anh chiến sỹ năm xưa? - Những ước mơ của anh chiến sỹ năm xưa đã trở thành hiện thực.

 + Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?

- Gọi HS nêu ý nghĩa bài. GV kết luận, gắn bẳng phu. - HS: Phát biểu ý kiến.

 c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: - HS: 3 em nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.

1 - GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm đoạn 2.

IV. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.

 - Thi đọc diễn cảm đoạn 2.

 

doc45 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tiếng việt Lớp 4 - Trần Thị Lan Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 theo nhóm.
- Các nhóm lên dán kết quả:
- Tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hoà Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, ...
- Tìm nhanh trên bản đồ tên các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nước ta và ghi lại các tên đó.
- Vịnh Hạ Long, Hồ Ba Bể, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Xuân Hương, Thành Cổ Loa, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hang Pắc - Bó, ...
2
- GV nhận xét xem nhóm nào viết được nhiều nhất tên các tỉnh, ... tổng kết cho điểm nhóm thắng cuộc.
IV. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
_________________________________________
Buổi chiều: 
Kĩ thuật
KHÂU GHéP HAI MéP VảI 
BằNG MũI KHÂU THƯờNG (tiết 1)
A. Mục tiêu:
- Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
- Giáo dục HS yêu thích lao động thủ công, biết quý sản phẩm lao động và có ý thức thực hiện an toàn trong lao động.
B. Chuẩn bị:
 - Bộ đồ dùng kĩ thuật. 
C. Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
3
3
1
26
2
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
 - GV giới thiệu mẫu, sản phẩm khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường 
Kết luận: Khâu ghép hai mép vải được ứng dụng nhiều trong khâu, may các sản phẩm. Đường ghép có thể là đường cong, đường thẳng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn kỹ thuật.
 - GV hướng dẫn HS xem tranh quy trình khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường trong SGK.
- GV hướng dẫn HS một số điểm sau:
+ Vạch dấu trên mặt trái của vật mẫu.
 + úp mặt phải của hai mảnh vải vào nhau và xếp cho hai mép vải bằng nhau rồi mới khâu lược.
 + Sau mỗi lần rút kim, cần vuốt các mũi khâu theo chiều từ phải sang trái cho đường khâu thật phẳng rồi mới khâu các mũi khâu tiếp theo.
 - Gọi HS lên thực hiện.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- GV hướng dẫn HS thực hành.
- Quan sát, giúp đỡ.
 IV. Nhận xét, dặn dò
 - Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. Dặn dò chuẩn bị cho bài sau.
- Hát, báo cáo sĩ số.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập.
- HS quan sát để nêu nhận xét:
- Đường khâu là các mũi khâu cách đều nhau. Mặt phải của hai mảnh vải úp vào nhau. 
- Đường khâu ở mặt trái của hai mảnh vải).
- HS xem hình 1, 2, 3, (SGK) để nêu các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường
- 2 HS thực hiện thao tác GV vừa hướng dẫn
 - 2 - 3 HS đọc ghi nhớ.
 - HS xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ và tập khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
Toán (BS)
Luyện tập 
A. Mục tiêu: 
* Giúp HS:
- Ôn luỵên tổng hợp các kiến thức: Bốn phép tính với số tự nhiên; biểu thức có chứa hai chữ, toán về tìm số trung bình cộng.
B. Chuẩn bị: 
	- Bảng phụ chép sẵn bài tập.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1
5
1
26
2
I. ổn định tổ chức:
II. Bài cũ:
- Nêu cách thử lại kết quả phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- Nhận xét, cho điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Tìm số trung bình cộng của :
 a) 425 và 207
 b) 213 , 405 và 936
 c) 789 , 203 , 531 và 637
Bài 2: Tính giá trị số của biểu thức :
 + 130 x 2
382 + 330 : 2
59 x 8 + 528
693 : 3 - 185
- Cho HS làm bài, sau đó chữa bài.
Bài 3: Một ôtô ngày đầu tiên đi được 450km, ngày thứ hai đi nhiều hơn ngày đầu tiên là 30 km, ngày thứ ba đi được đoạn đường bằng quãng đường đã đi. Hỏi TB mỗi ngày ôtô đi được bao nhiêu km ?
Tính ngày thứ 2 đi được ?
 Tính ngày thứ 3 đi được ?
 Tính TB mỗi ngày đi được ?
Bài 4: Tính giá trị của biểu thức a + b ; a - b; a x b ; a : b với:
 + a = 48 và b = 6 ; + a = 333 và b = 9
- GV cho HS nêu cách tính sau đó tự làm bài vào vở.
- GV chấm vở, nhận xét.
IV. Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét kết quả học bài của HS.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài.
- 2 HS nêu.
+ HS khác theo dõi, nhận xét.
- HS làm lần lượt từng bài tập và chữa bài:
+ 3 HS chữa bảng lớp, HS khác so sánh, nhận xét:
 a)Trung bình cộng của 425 và 207 là: 
 (425 + 207) : 2 = 316
 b), c) tương tự.
- 4HS làm bảng lớp: Nhắc lại cách thực hiện từng biểu thức.
+ HS khác làm vào vở và nhận xét.
VD: 420 + 130 x 2
 = 420 + 260 = 680 
- HS phân tích bài toán và giải. 
+ 1HS giải bảng lớp, HS khác nhận xét.
- HS nêu yêu cầu bài tập. Tự làm bài, rồi chữa bài.
- Kết quả: a + b = 48 + 6 = 54
 a - b = 48 - 6 = 42
 a x b = 48 x 6 = 288
 a : b = 48 : 6 = 8
___________________________________________
Tiếng việt (BS)
Luyện tập viết tên người, tên địa lý Việt Nam 
A. Mục tiêu:
- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam.
- Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người và tên địa lý Việt Nam để viết đúng 1 số tên riêng Việt Nam.
B. Chuẩn bị:
- Vở bài tập 
C. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1
4
1
27
I. ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS: Nêu cách viết hoa tên người, địa lí Việt Nam
- Nhận xét, cho điểm.
III. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Luyện tập.
- HS nêu.
* Bài 1: (Tr. 41)
- Tìm các sai chính tả, rồi viết lại cho đúng:
- Gọi 2 số hs lên bảng.
- Làm bài cá nhân, nhận xét bài trên bảng.
Đáp án: Các từ viết sai được viết lại như sau:
Hoàng Thị Hà, Bùi Thu Huệ.
Bạc Liêu, Cà Mau.
2
* Bài 2: (Tr. 41)
- Hướng dẫn học sinh sửa sai các lỗi chính tả trong bài văn.
- Gọi hs lên trình bày.
IV. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét 
- Về nhà xem lại bài.
- HS làm bài cá nhân, sau đó lên bảng trình bày.
Đoạn văn được sửa lại như sau:
	Mình là Lê Trung Kiên học sinh lớp 4E trường Tiểu học Trần Quốc Toản tỉnh Lai Châu. Hôm nay đọc báo Thiếu Niên Tiền Phong, mình được biết tin ba Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt. Mình gửi thư chia buồn với bạn.
_____________________________________
Buổi chiều:
Toán (BS)
Luyện tập tính chất kết hợp của phép cộng
A. Mục tiêu.
- Giúp HS củng cố về cách thức thực hiện phép trừ (không nhớ và có nhớ).
- Kỹ năng làm tính trừ.
B. Chuẩn bị:
- Vở BT Toán nâng cao 4.
C. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
3
4
1
25
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ.
- GV gọi HS nêu tính chất kết hợp của phép cộng.
- Nhận xét, cho điểm.
III. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung:
- Hướng dẫn hs làm các bài tập trong Vở bài tập Toán nâng cao - tập 1.
- Hát, báo cáo sĩ số.
- HS nêu.
* Bài 1: (Tr.52)
- Luyện tập tính chất kết hợp của phép cộng.
- GV gọi 2 hs lên bảng.
- Nhận xét.
- 2 hs lên bảng, dưới lớp làm bài vào vở.
* Bài 2: (Tr.53) 
- áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng để tính giá trị các biểu thức bằng cách thuận tiện nhất
- GV hướng dẫn hs, gọi hs lên bảng.
- Nhận xét.
- Dưới lớp hs làm vào vở, và nhận xét chữa bài của bạn trên bảng.
* Bài 3. (Tr.53)
Số học sinh các khối lớp của một trường tiểu học là: khối 1 có 188 hs, khối 2 có 196 hs, khối 3 có 185 hs, khối 4 có 212 hs, khối 5 có 204 hs. Hỏi trung bình mỗi khối có bao nhiêu hs?
- GV hướng dẫn hs.
- Chấm chữa bài cho hs.
Bài giải
Trung bình mỗi khối có số hs là:
(188 + 212 + 196 + 204 + 185) : 5 = 197(học sinh)
Đáp số: 197 học sinh
2
* Bài 3. (Tr.53)
- Luyện tập tìm thành phần chưa biết.
- Goi 2 HS lên bảng.
- Nhận xét.
IV. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét 
- Về nhà xem lại bài.
- 2 hs lên bảng, dưới lớp làm vở 
_________________________________________
Tiếng việt (BS)
Luyện tập phát triển câu chuyện
A. Mục tiêu:
- Làm quen với thao tác phát triển câu chuyện.
- Biết sắp xếp thứ tự câu chuyện theo thời gian.
B. Chuẩn bị:
- Vở bài tập
C. Các hoạt động dạy- học: 
TG
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1
3
1
28
I. ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở bài tập của HS.
III. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện tập.
- GV hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong sách BT trắc nghiệm TV 4.
* Bài 1: (Tr. 41)
Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước đó. Hãy kể lại câu chuyện đó theo trình tự thời gian.
- GV hướng dẫn HS làm vào vở.
- Nhận xét, chữa lỗi cho hs.
- Làm vào vở. Sau đó 1 số em đọc bài trước lớp.
* Bài 2: (Tr. 42)
Điền những từ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành đoạn văn kể về việc em thực hiện ba điều ước.
- GV gợi ý cho hs, kết hợp chữa bài.
- HS làm bài cá nhân vào vở
2
* Bài 3: (Tr. 42)
Điền những từ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành đoạn văn kể về suy nghĩ của em khi tỉnh giấc.
- GV gợi ý cho hs, kết hợp chữa bài.
IV. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét 
- Về nhà xem lại bài.
- HS làm bài cá nhân vào vbt. Sau đó 1 số em đọc bài trước lớp.
______________________________________
Hoạt động tập thể
sơ kết tuần 7
A. Mục tiêu:
	- HS thấy ưu nhược điểm của mình của tập thể lớp, của trường trong tuần vừa qua. Từ đó có ý thức vươn lên trong tuần sau.
	- Giúp HS có định hướng trong tuần học tiếp theo.
B. Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5
15
5
9
1
I. ổn định tổ chức: 
- Cho HS hát bài hát đã học trong tuần
II. Nội dung sinh hoạt:
1. Sơ kết các hoạt động trong tuần 7: 
- Lớp trưởng nhận xét, sơ kết các hoạt động trong tuần của lớp.
- Yêu cầu HS cả lớp thảo luận, bình chọn tổ xuất sắc.
- GV khen 1 số em trong tuần có ý thức học tập tốt:
- Đồ dùng học tập tương đối đầy đủ.
- 1 số bạn có ý thức học tập tốt.
- Nhắc nhở 1 số em chưa ngoan để tuần sau tiến bộ.
2. Phương hướng tuần 8: 
- Thi đua dành nhiều điểm 10 mừng bà, mẹ, chị, em gái, bạn gái nhân ngày 20 - 10
- ổn định tổ chức nề nếp lớp.
- Thực hiện tốt việc giữ vệ sinh môi trường lớp học, trường học. Giữ sạch sẽ khu vệ sinh đã được phân công
3. Vui văn nghệ:
- Tổ chức cho HS hát tập thể những bài hát đã được học trong tuần. Bài “Em yêu hòa bình”
- 1, 2 HS hát trước lớp.
III. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ sinh hoạt.
- Chuẩn bị tốt tuần sau. 
- HS hát
- Lớp trưởng nhận xét.
- HS bình chọn
- Lắng nghe.
- HS hát.
kí duyệt giáo án
Nhận xét của Tổ trưởng chuyên môn
Nhận xét của Ban giám hiệu

File đính kèm:

  • docGiao an lop 4 3 cot Tuan 7.doc
Bài giảng liên quan