Giáo án Tin học 10 tiết 3: Thông tin và dữ liệu

Tên bài giảng: Đ1.THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Kiến thức.

Biết các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn thông tin.

2. Kỹ năng.

Bước đẫu biểu diễn thông tin loại số và phi số thành một dãy bit.

3. Thái độ.

Rèn luyện cho học sinh phong cách suy nghĩ, ham hiểu biết, tìm tòi sáng tạo, chuẩn mực chính xác trong suy nghĩ và hành động, say mê môn học và cẩn thận trong công việc.

II. Phương pháp, phương tiện:

Phưong pháp: giảng gỉai, vấn đáp

Phương tiện: SGK, SGV, giáo án

III. Tiến trình bài giảng :

1. Kiểm tra bài cũ :

2. Nội dung bài:

ĐVĐ: “ Dữ liệu trong máy tính là thông tin đã được mã hoá thành dãy bit. Trong bài này, ta tìm hiểu cách biểu diễn thông tin loại số và phi số trong máy tính như thế nào”.

 

doc3 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 814 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 10 tiết 3: Thông tin và dữ liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn : / /2006	Tiết thứ : 3 
Ngày giảng: / /2006	Tên bài giảng: Đ1.Thông tin và dữ liệu
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức.
Biết các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn thông tin.
2. Kỹ năng.
Bước đẫu biểu diễn thông tin loại số và phi số thành một dãy bit.
3. Thái độ.
Rèn luyện cho học sinh phong cách suy nghĩ, ham hiểu biết, tìm tòi sáng tạo, chuẩn mực chính xác trong suy nghĩ và hành động, say mê môn học và cẩn thận trong công việc.
II. Phương pháp, phương tiện:
Phưong pháp: giảng gỉai, vấn đáp
Phương tiện: SGK, SGV, giáo án
III. Tiến trình bài giảng :
Kiểm tra bài cũ :
Nội dung bài:
ĐVĐ: “ Dữ liệu trong máy tính là thông tin đã được mã hoá thành dãy bit. Trong bài này, ta tìm hiểu cách biểu diễn thông tin loại số và phi số trong máy tính như thế nào”.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên và HS
TG
5. Biểu diễn thông tin trong máy tính
a) Thông tin loại số
Hệ đếm 
- Hệ đếm được hiểu như tập các kí hiệu và quy tắc sử dụng tập kí hiệu đó để biểu diễn và xác định giá trị các số. 
- Có hệ đếm phụ thuộc vị trí và hệ đếm không phụ thuộc vị trí.
+ Hệ đếm La Mã là hệ đếm không phụ thuộc vị trí. Tức là giá trị của kí hiệu không phụ thuộc vị trí của nó trong biểu diễn.
Ví dụ, X trong các biểu diễn XI (11) và IX (9) đều có cùng giá trị là 10. 
+ Hệ thập phân (hệ cơ số 10) sử dụng tập kí hiệu gồm 10 chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong biểu diễn. 
Ví dụ: 545, chữ số 5 ở hàng đơn vị chỉ 5 đơn vị, trong khi đó chữ số 5 ở hàng trăm chỉ 500 đơn vị. 
Phương pháp : giảng giải, vấn đáp
Biểu diễn thông tin trong máy tính phải quy về 2 loại chính là số và phi số.
GV: Hệ đếm không phụ thuộc vào vị trí có nghĩa là chữ số nằm trong vị trí nào cũng đều mang một giá trị
GV: Các hệ đếm thường dùng là các hệ đếm phụ thuộc vị trí. Bất kì một số tự nhiên b nào lớn hơn 1 đều có thể chọn làm cơ số cho một hệ đếm. Các kí hiệu được dùng cho hệ đếm đó có các giá trị tương ứng: 0, 1,..., b - 1. 
- Trong hệ đếm cơ số b, số N có biểu diễn:
dndn-1 d n-2 ... d1d0, d-1d -2... d-m,
trong đó các di thoả mãn điều kiện 0 Ê di < b còn n + 1 là số các chữ số bên trái và m là số các chữ số bên phải dấu phân chia phần nguyên và phần phân của số N. Giá trị của số N được tính theo công thức:
N = dnbn + dn-1bn-1 +...+ d0b0 + d-1b-1 +... + d-mb-m.
Ví dụ: 536,4 = 5 ´ 102 + 3 ´ 101 + 6 ´ 100 + 4 ´ 10-1.
Có nhiều hệ đếm khác nhau nên khi cần phân biệt số được biểu diễn ở hệ đếm nào người ta viết cơ số làm chỉ số dưới của số đó. Ví dụ, 1012 (hệ cơ số 2); 516 (hệ cơ số 16).
GV : Đưa ra một số ví dụ yêu cầu học sinh xác định giá trị của nó: 
11,254 = 
0,254 =
- Các hệ đếm thường dùng trong tin học
+ Hệ nhị phân (hệ cơ số 2) chỉ dùng hai kí hiệu là chữ số 0 và chữ số 1.
Ví dụ, 1012 = 1 ´ 22 + 0 ´ 21 + 1 ´ 20 = 510.
+ Hệ cơ số mười sáu, còn gọi là hệ hexa, sử dụng các kí hiệu: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B, C, D, E, F, trong đó A, B, C, D, E, F có các giá trị tương ứng là 10, 11, 12, 13, 14, 15 trong hệ thập phân.
Ví dụ, 1BE16 = 1 ´ 162 + 11 ´ 161 + 14 ´ 160 = 44610.
Phương pháp : giảng giải, vấn đáp 
GV: Ngoài hệ thập phân, trong tin học thường dùng hai hệ đếm khác sau đây: Hệ nhị phân (hệ cơ số 2), Hệ cơ số mười sáu ...
GV: Lấy thêm một số ví dụ yêu cầu HS phân tích để hiểu rõ cách đổi từ hệ nhị phân và hệ hexa về hệ thập phân.
Biểu diễn số nguyên
Một byte có 8 bit, mỗi bit có thể là 0 hoặc 1. đựoc biểu diễn như sau: 
bit 7
bit 6
bit 5
bit 4
bit 3
bit 2
bit 1
bit 0
các bit cao
các bit thấp
Một byte biểu diễn được số nguyên trong phạm vi –127 đến 127. 
Đối với số nguyên không âm, một byte biểu diễn được các số nguyên dương trong phạm vi từ 0 đến 255.
Phương pháp : giảng giải, vấn đáp 
GV: Số nguyên có thể có dấu hoặc không dấu. Ta có thể dùng 1 byte, 2 byte hoặc 4 byte để biểu diễn giá trị tuyệt đối của số. Trong phạm vi bài này ta xét việc biểu diễn số nguyên bằng một byte.
GV : Để biểu diễn số nguyên có dấu là ta dùng bit cao nhất thể hiện dấu với quy ước 1 là dấu âm, 0 là dấu dương và bảy bit còn lại biểu diễn giá trị tuyệt đối của số viết dưới dạng hệ nhị phân.
Biểu diễn số thực
- Để ngăn cách giữa phần nguyên và phần phân được thay bằng dấu chấm (.) và không dùng dấu nào để phân cách nhóm ba chữ số liền nhau. 
Ví dụ: 13 456,25 -> 13456.25.
- Biểu diễn số thực dạng dấu phẩy động: ±M´10±K trong đó 0,1 Ê M < 1
M được gọi là phần định trị
 K là một số nguyên không âm được gọi là phần bậc. 
Ví dụ: Số 13 456,25 thì dạng phẩy động là 0.1345625´105.
Phương pháp 
GV: Cách viết thông thường trong tin học khác với cách viết ta thường dùng trong toán học, dấu phẩy (,) ngăn cách giữa phần nguyên và phần phân được thay bằng dấu chấm (.) và không dùng dấu nào để phân cách nhóm ba chữ số liền nhau. 
GV : Lấy thêm một số ví dụ yêu cầu HS viết dưới dạng định trị
224,001= 
118,54=
0,12487=
b) Thông tin loại phi số
Biểu diễn văn bản
Để biểu diễn một xâu các kí tự, máy tính có thể đung một dãy các byte, mỗ byte biểu diễn một kí tự từ trái qua phải 
Các dạng khác
Để xử lí âm thanh, hình ảnh, ta cũng phải mã hoá chúng thành các dãy bit 
GV : Yêu câud HS đọc thêm tài liệu
Nguyên lí Mã hoá nhị phân
Thông tin có nhiều dạng khác nhau như số, văn bản, hình ảnh, âm thanh... Khi đưa vào máy tính chúng đều biến đổi thành dạng chung - dãy bit. Dãy bit đó là mã nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn.
IV. củng cố, bài tập 
V. Rút kinh nghiệm giảng dạy:

File đính kèm:

  • docTIET 3.doc