Giáo án Tin học 6 - Học kì I - Bài 2: Thông tin và biểu diễn thông tin

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nắm được các dạng thông tin cơ bản.

- Biết được biểu diễn thông tin và vai trò của biểu diễn thông tin là gì?

- Biết cách biểu diễn thông tin trong máy tính.

2. Kỹ năng

- Hình thành cho học sinh khả năng biểu diễn thông tin bằng các dạng thông tin khác nhau.

3. Thái độ

- Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần học hỏi, sáng tạo.

- Có ý thức học tập, rèn luyện tinh thần cần cù, ham thích tìm hiểu và tư duy khoa học.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phấn, thước kẻ.

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết. Học bài cũ và đọc nội dung bài mới.

III. Hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài cũ: (8’)

- Thông tin là gì? Hoạt động thông tin là gì?

- Quá trình xử lí thông tin gồm mấy giai đoạn?

- Nhiệm vụ của tin học là gì?

 

doc3 trang | Chia sẻ: hungdung16 | Lượt xem: 1483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 6 - Học kì I - Bài 2: Thông tin và biểu diễn thông tin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết PPCT: 03 - 04
Tuần: 02
Ngày dạy: 01/8/2014
Lớp: 6A1, 6A2
BÀI 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm được các dạng thông tin cơ bản.
- Biết được biểu diễn thông tin và vai trò của biểu diễn thông tin là gì?
- Biết cách biểu diễn thông tin trong máy tính.
2. Kỹ năng
- Hình thành cho học sinh khả năng biểu diễn thông tin bằng các dạng thông tin khác nhau.
3. Thái độ
- Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần học hỏi, sáng tạo.
- Có ý thức học tập, rèn luyện tinh thần cần cù, ham thích tìm hiểu và tư duy khoa học.
II. Chuẩn bị 
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phấn, thước kẻ.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết. Học bài cũ và đọc nội dung bài mới.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:	(8’)
- Thông tin là gì? Hoạt động thông tin là gì?
- Quá trình xử lí thông tin gồm mấy giai đoạn?
- Nhiệm vụ của tin học là gì?
2. Giảng bài mới	
* Giới thiệu bài mới: (2’)
- Ở tiết học trước các em đã được tìm hiểu về thông tin, hoạt động thông tin của con người, hoạt động thông tin và tin học, để hiểu rõ hơn thông tin tồn tại ở những dạng nào, cách biểu diễn thông tin như thế nào, các em sang bài mới “Thông tin và biểu diễn thông tin”.
* Tiến trình bài dạy: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Tiết 1
HĐ 1: Tìm hiểu các dạng thông tin cơ bản (15’)
- GV: Qua bài học hôm trước ta biết được thông tin hết sức phong phú và luôn ơ xung quanh chúng ta.Yêu cầu HS lấy ví vụ về thông tin ở xung quanh ta.
- HS: 2 – 3 HS cho ví vụ 
- GV: Xem 1 tấm hình và nhìn tính hiệu giao thông,em có nhận xét gì về đặc điểm của các thông tin này?
- HS: Phát biểu theo hiểu biết
- GV: Theo các em thì các dạng thông tin trên tồn tại ở những dạng nào?
- HS: 3 dạng thông tin
- GV: Chốt lại kiến thức trọng tâm.
- HS: Lắng nghe – ghi chép
HĐ 2: Tìm hiểu biểu diễn thông tin là gì? (20’)
- GV: Đặt vấn đề:
+ Mỗi dân tộc có hê thống các chữ cái của riêng mình để biểu diễn thông tin dưới dạng cơ bản.
+ Để tính toán chúng ta biểu diễn thông tin dưới dạng các con số và kí hiệu toán học.
+ Các nốt nhạc dùng để biểu diễn một bản nhạc cụ thể.
+ Người khiếm thính dùng nét mặt và cử động của bàn tay để thể hiện những điều muốn nói,
+ Cách trình bày (cách thể hiện) thông tin như vậy người ta còn gọi là gì?
- HS: Lắng nghe – phát biểu
- GV: Theo em biểu diễn thông tin có thể biểu diễn dưới dạng cụ thể nào không?
- HS: Phát biểu 
- GV: Mô tả hình dáng về một người xa lạ em có thể hình dung về người đó được không hả?
- HS: Không hình dung được
- GV: Biểu diễn thông tin cho phép ta lưu trữ và chuyển giao thông tin. Vậy biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin của con người.
- HS: Lắng nghe – ghi chép
1. Các dạng thông tin cơ bản
- Có 3 dạng thông tin cơ bản mà máy tính xử lý:
+ Dạng văn bản: là những gì thu được từ sách, vở, báo chí,
+ Dạng hình ảnh: thu được từ những bức tranh, đoạn phim,
+ Dạng âm thanh: là những thông tin em nghe thấy được.
* Lưu ý:
- Trong cuộc sống con người thường thu nhận thông tin dưới dạng khác nhau như: mùi vị, cảm giác (nóng, lạnh, vui, buồn,). Đối với máy vi tính thì những thông tin này nó chưa xử lí được.
2. Biểu diễn thông tin
- Biểu diễn thông tin: là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó, như dạng hình ảnh, văn bản, âm thanh.
- VD: Trong toán học thì dùng chữ số để trình bày. Còn trong văn học thì dùng chữ cái để trình bày.
* Vai trò của biểu diễn thông tin
- Biểu diễn thông tin nhằm mục đích giúp việc hoạt động thông tin được thực hiện dễ dàng và chính xác.
- VD: Cùng một con số có thể biểu diễn dưới dạng bảng hoặc đồ thị.
*Lưu ý: Cùng một thông tin có thể có nhiều cách biểu diễn khác nhau.
Tiết 2
HĐ 3: Tìm hiểu biểu diễn thông tin trong máy tính (30’)
- GV: Thông tin được lưu trữ trong máy tính gọi là dữ liệu.
- HS: Lắng nghe – ghi chép
- GV: Để máy tính hiểu và giúp đỡ con người trong hoạt động thông tin, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng phù hợp. Là dãy nhị phân (dãy bit). Biểu diễn bằng 2 số 0 và 1.
- HS: Lăng nghe – ghi chép
- GV: Treo ảnh làm ví vụ. Quy ước cách biểu diễn thông tin trong máy tính.
+ Bóng đèn có 2 dạng thái sáng và tối.
- HS: Quan sát – lắng nghe
- GV: Máy tính thực hiện làm sao để có thể chuyển đổi thông tin?
- HS: Phát biểu
3. Biểu diễn thông tin trong máy tính
- Thông tin được lưu trữ trong bộ nhớ máy tính gọi là dữ liệu.
- VD: Thông tin về điểm thi được lưu trữ trong máy tính là một dữ liệu, thông tin về dự báo thời tiết cũng là một dạng dữ liệu.s
- Để máy tính có thể hiểu được thì thông tin phải được thể hiện dưới dạng dãy bit (dãy nhị phân).
- Bit là đơn vị đo thông tin được thể hiện bởi 2 kí hiệu là 0 và 1.
- Bội của bit là Byte, KB, MB, GB, TB, PB.
- VD: Số 15 được biểu diễn trong máy tính dưới dạng dãy Bit là 00001111
* Quá trình biểu diễn thông tin trong máy tính
- Biến đổi thông tin đưa vào máy tính thành dãy Bit.
- Biến đổi thông tin lưu trữ dưới dạng Bit thành một trong các dạng quen thuộc với con người như văn bản, hình ảnh, âm thanh.
3. Củng cố: (4’)
- GV đặt câu hỏi trong SGK cho HS trả lời
4. Dặn dò: (1’)
- Về học lại kiến thức ngày hôm nay.
- Về xem trước nội dung bài “Em có thể làm được những gì nhờ máy tính?”
IV. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doct 03 04.doc