Giáo án Tin học 6 - Học kì I - Bài 6: Học gõ mười ngón

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết được cấu trúc bàn phím, các hàng phím trên bàn phím.

- Hiểu được lợi ích của tư thế ngồi đúng và gỏ bàn phím bằng ngón.

2. Kỹ năng

- Xác định được vị trí các phím trên bàn phím, phân biệt được các phím soạn thảo và phím chức năng.

- Ngồi đúng tư thế và thực hiện gõ các phím bằng mười ngón.

3. Thái độ

- Học sinh có thái độ nghiêm túc khi luyện luyện gõ bàn phím. Ngồi nhìn đúng tư thế.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, thiết bị bàn phím.

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết. Đọc nội dung bài mới.

III. Hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Chuột là thiết bị dùng để làm gì? Có mấy thao với chuột.

- Phần mềm Mouse Skill có mấy mức chơi?

 

doc3 trang | Chia sẻ: hungdung16 | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 6 - Học kì I - Bài 6: Học gõ mười ngón, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết PPCT: 11 - 12
Tuần: 06
Ngày dạy: 01/9/2014
Lớp: 6A1, 6A2
BÀI 6: HỌC GÕ MƯỜI NGÓN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được cấu trúc bàn phím, các hàng phím trên bàn phím.
- Hiểu được lợi ích của tư thế ngồi đúng và gỏ bàn phím bằng ngón.
2. Kỹ năng
- Xác định được vị trí các phím trên bàn phím, phân biệt được các phím soạn thảo và phím chức năng.
- Ngồi đúng tư thế và thực hiện gõ các phím bằng mười ngón.
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ nghiêm túc khi luyện luyện gõ bàn phím. Ngồi nhìn đúng tư thế.
II. Chuẩn bị 
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, thiết bị bàn phím.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết. Đọc nội dung bài mới.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:	(5’)
- Chuột là thiết bị dùng để làm gì? Có mấy thao với chuột.
- Phần mềm Mouse Skill có mấy mức chơi?
2. Giảng bài mới	
* Giới thiệu bài mới: (1’)
- Tiết học trước các em đã được thực hành một số thao tác với chuột, đó là thiết bị nhập dữ liệu cơ bản của máy tính, còn một thiết bị nhập nữa đó là bàn phím. Vậy sử dụng bàn phím như thế nào là đúng cách? Bài học hôm nay “Học gõ mười ngón” sẽ giúp các em hiểu rõ hơn tác dụng và cách thực hiện thao tác nhanh trên bàn phím bằng mười ngón tay.
* Tiến trình bài dạy: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Tiết 1
HĐ 1: Tìm hiểu cấu trúc máy tính (20’)
- GV: Đặt vấn đề để nhắn tin trong điện thoại thì ta sử dụng cái gì?
- HS: Bàn phím điện thoại
- GV: Giới thiệu thiết bị bàn phím cho HS quan sát. Cho HS tìm hiểu SGK và chỉ ra tên các khu vực làm việc của bàn phím.
- HS: Đọc SGK – 2,3 HS phát biểu
- GV: Nhận xét – giới thiệu tiếp tục về bàn phím
- HS: Quan sát – ghi nhớ
- GV: Nhấn mạnh chức năng của các phím soạn thảo
- HS: Lắng nghe – ghi chép
- GV: Cho HS lên phân biệt các khu vực, các hàng phím trên thiết bị bàn phím
- HS: 2 HS lên phân biệt, nhận xét
- GV: Trong khu vực làm việc chính thi hàng phím nào quan trọng nhất?
- HS: Hàng phím cơ sở
- GV: Chốt lại nội dung chính
HĐ 2: Tìm hiểu lợi ích của việc gõ mười ngón (4’)
- GV: Đặt vấn đề, trong một phút việc gõ cùng một lúc 10 ngón tay và gõ 1 ngón thì cách nào giúp ta gõ nhiểu nội dung hơn?
- HS: Gõ 10 ngón
- GV: 
HĐ 3: Tìm hiểu tư thế ngồi đúng khi gõ bàn phím (4’)
- GV: Hướng dẫn tư thế ngồi cho HS quan sát
- HS: Quan sát – ghi nhớ - ghi chép
- GV: Cho vài HS ngồi đúng tư thế làm mẫu
- HS: Ngồi theo hướng dẫn GV
HĐ 4: Hướng dẫn cách đặt tay trên bàn phím (10’)
- GV: Để có thể phối hợp 10 ngón tay gõ một cách nhanh chóng thì cần phải hiểu rõ quy luật cách
- GV: Giới thiệu quy tắc đặt tay trên bàn phím. GV thao tác mẫu cách đặt tay trên bàn phím.
- HS: Quan sát – ghi nhớ
- GV: Yêu HS thao tác lại cách đặt tay trên bàn phím
- HS: 2 – 3 HS thao tác lại
- GV: Chốt lại thao tác đúng
- HS: Lắng nghe – ghi chép
1. Bàn phím máy tính
- Khu vực chính của bàn phím (các phím soạn thảo) gồm có 5 hàng phím và các phím chức năng:
+ Hàng phím số: phím 1, 2, 3,
+ Hàng phím trên: phím Q → P
+ Hàng phím cơ sở: phím A → L
+ Hàng phím dưới: phím Z → >.
+ Hàng phím cách: phím Spacebar
+ Các phím điều khiển, đặc biệc: Enter, Detele, Capslock, Backspace,..
* Lưu ý:
- Tám phím trên hàng cơ sở: A, S, D, F, G, H, J, K, L còn được gọi là các phím xuất phát.
- Hai phím có rai là F và J, 2 phím này là nơi đặt 2 ngón trỏ.
2. Lợi ích của việc gõ bàn phím bằng mười ngón tay
- Tốc độ gõ nhanh hơn
- Gõ chính xác hơn
- Tạo tác phong làm việc và lao động chuyên nghiệp hơn với máy tính.
3. Tư thế ngồi
- Ngồi thẳng lửng 
- Cách màn hình 40 cm
- Nhìn thẳng vào màn hình, có thể nhình xuống. Không được nhìn lên.
4. Cách đặt tay và gõ phím
- Đặt các ngón tay lên hàng phím cơ sở
- Nhìn thẳng vào màn hình và không nhìn xuống bàn phím
- Gõ nhẹ nhưng dứt khoát
- Mỗi ngón tay chỉ gõ một số phím nhất định
	Tiết 2
HĐ 5: Hướng dẫn cách bố trí các ngón tay trên các hàng phím (20’)
- GV: Hướng dẫn cách đặt các ngón tay trên từng hàng phím
+ Hàng phím số
+ Hàng phím trên
+ Hàng phím cơ sở
+ Hàng phím dưới
+ Hàng phím cách
- HS: Quan sát – lắng nghe – ghi nhớ
- GV: Yêu cầu HS gõ các phím theo mẫu sau:
+ jf jf jf jf jf
+ qw qw qw qw
- HS: Thực hiện theo yêu cầu
HĐ 6: Hướng dẫn kết hợp gõ các phím với nhau trên toàn bàn phím (10’)
- GV: Cho HS nhận biết cụ thể từng ngón tay phụ trách gõ các phím nào?
- HS: Quan sát SGK trả lời
- GV: Chốt lại các nội dung đúng 
- HS: Lằng nghe – nghi nhớ
- GV: Cho HS tập gõ một số phím:
+ furl full guru
+ afar guger ajdo
- HS: Thực hiện theo yêu cầu
HĐ 7: Hướng dẫn gõ kết hợp phím Shift (10’)
- GV: Hướng dẫn cách gõ kết hợp với phím Shift
- HS: Quan sát – ghi nhớ
- GV: Yêu cầu HS gõ mẫu các phím sau:
+ CON RUA CON
+ CHU VIT LONG VANG
- HS: Thực hiện gõ theo yêu cầu
- GV: Giúp đỡ và chỉ dẫn cách thực hiện
4. Luyện tập
a. Luyện gõ các hàng phím cơ sở
- 2 ngón cái gõ phím Spacebar
- Ngón trỏ trái: F, G
- Ngón giữa trái: D
- Ngón danh trái: S
- Ngón út trái: A
- Ngón trỏ phải: J, H
- Ngón giữa phải: K
- Ngón danh phải: L
- Ngón út phải: ;
b. Luyện gõ các hàng phím cơ sở
- 2 ngón cái gõ phím Spacebar
- Ngón trỏ trái: R,T
- Ngón giữa trái: E
- Ngón danh trái: W
- Ngón út trái: Q
- Ngón trỏ phải: U, Y
- Ngón giữa phải: I
- Ngón danh phải: O
- Ngón út phải: P
c. Luyện gõ các hàng phím dươí
- 2 ngón cái gõ phím Spacebar
- Ngón trỏ trái: V, B
- Ngón giữa trái: C
- Ngón danh trái: X
- Ngón út trái: Z
- Ngón trỏ phải: M, N
- Ngón giữa phải: ,
- Ngón danh phải: .
- Ngón út phải: /
d. Luyện gõ các hàng phím số
- 2 ngón cái gõ phím Spacebar
- Ngón trỏ trái: 5, 4
- Ngón giữa trái: 3
- Ngón danh trái: 2
- Ngón út trái: 1
- Ngón trỏ phải: 6, 7
- Ngón giữa phải: 8
- Ngón danh phải: 9
- Ngón út phải: 0
e. Luyện gõ kết hợp các phím trên toàn bàn phím
- 2 ngón cái gõ phím Spacebar
- Ngón trỏ trái: R, F, V, T, G, B, 5, 4
- Ngón giữa trái: D, E, C, 3
- Ngón danh trái: W, S, X, 2
- Ngón út trái: Q, A, Z, 1
- Ngón trỏ phải: J, U, M, Y, H, N, 6, 7
- Ngón giữa phải: I, K, , , 8
- Ngón danh phải: L, O, . , 9
- Ngón út phải: P, :, /, 0
f. Luyện gõ kết hợp phím Shift
- Phím Shift + với một phím khác sẽ cho chữ in hoa.
- Ngón út trái hoặc út phải nhấn giữ phím Shift kết hợp tương ứng để gõ. 
3. Củng cố: (4’)
- Lợi ích gõ bàn phím bằng mười ngón tay?
- Cho biết từng ngón tay sẽ phụ trách các phím nào trên vùng các phím soạn thảo?
4. Dặn dò: (1’)
- Về học lại kiến thức ngày hôm nay
- Về xem trước nội dung bài 7 “Sử dụng phần mềm Mario để luyện gõ bàn phím”.
IV. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doct 11 12.doc
Bài giảng liên quan