Giáo án Tin học 6 - Học kì II - Bài 13: Làm quen với soạn thảo văn bản

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết được vai trò của phần mềm soạn thảo văn bản, biết Microsoft Word (gọi tắt là Word) là phần mềm soạn thảo văn bản, nhận biết được biểu tượng của Word.

- Nhận biết và phân biệt các thành phần cơ bản của cửa sổ Word.

- Biết được vai trò của các bảng chọn và các nút lệnh, sự tương đương về tác dụng của các nút lệnh trên thanh công cụ và lệnh tương ứng trong bảng chọn, biết cách mở bảng chọn.

2. Kỹ năng

- Biết thực hiện thao tác khởi động word.

- Biết cách tạo văn bản mới, mở văn bản đã có sẵn, lưu văn bản và kết thúc làm việc với Word.

3. Thái độ

- Học sinh cần nhận biết được tầm quan trọng của tin học.

- Có ý thức học tập, rèn luyện tinh thần cần cù, ham thích tìm hiểu và tư duy khoa học.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tranh minh họa, phấn, máy chiếu.

- Học sinh: sách giáo khoa, vở viết

 

docx3 trang | Chia sẻ: hungdung16 | Lượt xem: 1677 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 6 - Học kì II - Bài 13: Làm quen với soạn thảo văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết PPCT: 37
Tuần: 20
Ngày dạy: 07/01/2014
Lớp: 6A1, 6A2
CHƯƠNG 4: SOẠN THẢO VĂN BẢN
BÀI 13: LÀM QUEN VỚI SOẠN THẢO VĂN BẢN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được vai trò của phần mềm soạn thảo văn bản, biết Microsoft Word (gọi tắt là Word) là phần mềm soạn thảo văn bản, nhận biết được biểu tượng của Word.
- Nhận biết và phân biệt các thành phần cơ bản của cửa sổ Word.
- Biết được vai trò của các bảng chọn và các nút lệnh, sự tương đương về tác dụng của các nút lệnh trên thanh công cụ và lệnh tương ứng trong bảng chọn, biết cách mở bảng chọn.
2. Kỹ năng
- Biết thực hiện thao tác khởi động word.
- Biết cách tạo văn bản mới, mở văn bản đã có sẵn, lưu văn bản và kết thúc làm việc với Word.
3. Thái độ
- Học sinh cần nhận biết được tầm quan trọng của tin học.
- Có ý thức học tập, rèn luyện tinh thần cần cù, ham thích tìm hiểu và tư duy khoa học.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tranh minh họa, phấn, máy chiếu.
- Học sinh: sách giáo khoa, vở viết
III. Hoạt động dạy học 
1. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ 1: Giới thiệu về phần mềm soạn thảo văn bản (10’)
- GV:
+ Hàng ngày các em thường tiếp xúc với các loại văn bản, văn bản có thể gồm một vài dòng ngắn như chiếc nhãn vở, cũng có
thể là nội dung quyển sách dày hàng nghìn trang, văn bản cũng có thể gồm các con chữ, nhưng cũng có thể có các hình ảnh minh họa,..
+ Các em không chỉ xem và đọc văn bản mà còn tự mình tạo ra văn bản.
+ Vậy thông thường các em tạo ra văn bản bằng cách nào?
- HS: phát biểu (dùng bút viết trên giấy → cách tạo văn bản truyền thống)
- GV:
+ Soạn thảo văn bản ngày nay, ngoài cách truyền thống ra, chúng ta có thể tự tạo ra văn bản nhờ sử dụng máy tính và phần mềm soạn thảo văn bản.
+ "Soạn thảo văn bản" thực chất đó là công việc gõ và trình bày nội dung văn bản bằng máy vi tính.
- HS: lắng nghe – ghi chép
- GV: Nêu ra những ưu việt cho học sinh nắm kĩ.
+ Word chính là phần mềm được viết để cùng với máy tính hỗ trợ công việc soạn thảo văn bản.
+ Microsoft Word l phần mềm soạn thảo văn bản do hãng Microsoft phát hành. Hiện nay Microsoft Word được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Word có nhiều phin bản khác nhau nhưng tính năng cơ bản của chúng như nhau.
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu cách khởi động Word (5’)
- GV: Nhắc lại cách khởi động một chương trình bất kỳ trên màn hình nền mà chúng ta đã thực hiện trong các tiết học trước
- HS: Phát biểu
- GV: Nhận xét – giới thiệu 2 cách khởi động Word cơn bản cho học sinh
- HS: Quan sát - lắng nghe, ghi nhớ nội dung chính.
- GV: Yêu cầu thao tác lại cách khởi động Word
- HS: Thao tác lại
HĐ 3: Giới thiệu các thành phần trên cửa sổ Word (15’) 
- GV: Sau khi khởi động Microsoft Word, GV chỉ rõ cho HS làm quen với các thành phần của giao diện Microsoft Word
- GV: treo ảnh - giải thích cho HS nắm vững chức năng và nhiệm vụ của từng phần
- HS: quan sát – lắng nghe 
- GV: Thanh Menu và thanh công cụ giống và khác nhau chổ nào?
- HS: phát biểu 
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung, gợi ý:
+ Giống nhau: đều chứa các lệnh.
+ Khác nhau: Thanh menu chứa lệnh dưới dạng tên nhóm lệnh. Thanh công cụ trình bày lệnh dưới dạng các biểu tượng, hình vẽ
-HS: Lg nghe – ghi chép
HĐ 4: Hướng dẫn các thao tác mở, lưu, đóng văn bản (10’)
- GV: Giới thiệu, giảng giải về cách mở văn bản đã có trong máy tính.
- HS: Quan sát – lắng nghe – ghi chép
- GV: Trình bày lại thao tác mở văn bản ?
- HS: Thao tác lại cách mở văn bản
- GV: Nhận xét
- GV: Tại sao phải lưu văn bản lại?
- HS: Phát biểu
- GV: Trình bày các bước thực hiện thao tác lưu văn bản. Yêu cầu học sinh trình bày lại ?
- HS: Quan sát – lắng nghe – ghi chép
- GV: Yêu cầu học sinh khác nhận xét bổ sung.
→ Nhận xét, đưa ra kết luận
- GV: Chúng ta đã lưu văn bản với một tên cụ thể do người sử dụng tự đặt. Tuy nhiên nếu như muốn đặt lại tên khác ta làm thế nào? 
- HS: Phát biểu
- GV: Nhận xét.
- GV: Hướng dẫn cách đóng văn bản.
- HS: Quan sát
1. Văn bản và phần mềm soạn thảo văn bản
- Các loại văn bản như: bài báo, trang vở, trang sách, bài báo
- Chúng ta có thể tạo ra văn bản bằng cách:
+ Dùng bút viết trên giấy
+ Nhờ sử dụng máy tính và phần mềm soạn thảo văn bản.
- Microsoft Word là phần mềm soạn thảo văn bản do hãng Microsoft phát hành. Gọi tắt là Word.
- Biểu tượng của Word → 
2. Khởi động word
- C1: Nhấp đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình nền.
- C2: Nháy nút Start → All Programs → Microsoft Office → chọn Microsoft Word
3. Có gì trên cửa sổ của Word 
- Thanh tiêu đề
- Thanh bảng chọn
- Thanh công cụ chuẩn: chứa các nút lệnh 
- Thanh định dạng.
- Vùng soạn thảo: cho phép gõ nội dung văn bản
- Con trỏ soạn thảo
- Thước dọc, thước ngang.
- Thanh cuộn dọc, cuộn ngang
- Thanh công cụ vẽ
- Thanh trạng thái
4. Mở văn bản, lưu văn bản, kết thúc văn bản
a. Mở văn bản
* Mở văn bản cũ
- B1: Nháy nút lệnh Open trên thanh công cụ
- B2: Chọn tệp tin cần mở
- B3: Nháy nút Open để mở
* Mở văn bản mới
- Nháy nút lệnh New trên thanh công cụ
b. Lưu văn bản
- B1: Nháy nút lệnh Save trên thanh công cụ
- B2: Đặt tên cho văn bản vào ô File name
- B3: Nháy nút lệnh Save để lưu
* Lưu ý: khi tệp văn bản đó đã được lưu ít nhất 1 lần, thì cửa sổ Save As không xuất hiện nữa, mọi thay đổi sẽ được lưu trên chính tệp văn bản đó.
c. Thoát khỏi phần mềm
- C1: Nháy nút Close bên góc trái thanh tiêu đề 
- C2: Chọn lệnh File → chọn lệnh Close
2. Củng cố: (4’)
- Khởi động Word cũng như khởi động mọi phần mềm khác trên Windows
- Khi kết thúc soạn thảo văn bản thì cần phải lưu lại bằng nút lệnh Save 
- Mở văn bản mới dùng nút lệnh New , mở văn bản có sẵn trên máy dùng nút lệnh Open 
3. Dặn dò: (1’) 
- Về nhà ôn tập kiến thức học hôm nay
- Chuẩn bị trước nội dung bài 14 “Soạn thảo văn bản đơn giản”, soạn trước các câu hỏi SGK trang 74.
IV. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docxt 37.docx
Bài giảng liên quan