Giáo án Tin học 6 - Học kì II - Bài 17: Định dạng đoạn văn bản

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết phân biệt được định dạng văn bản và định dạng đoạn văn bản.

- Học sinh biết cách định dạng đoạn văn đạt những yêu cầu như căn lề, vị trí lề. dùng các nút lệnh hoặc hộp thoại paragraph.

2. Kỹ năng

- Thực hiện các thao tác định dạng đoạn văn bản cơ bản bằng các nút lệnh.

3. Thái độ

- Thêm yêu thích khi học bộ môn Tin học.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tranh minh họa, máy chiếu.

- Học sinh: sách giáo khoa, vở viết

III. Hoạt động dạy học

 

docx2 trang | Chia sẻ: hungdung16 | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 6 - Học kì II - Bài 17: Định dạng đoạn văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết PPCT: 47 - 48
Tuần: 25
Ngày dạy: 25/02/2014
Lớp: 6A1, 6A2
BÀI 17: ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết phân biệt được định dạng văn bản và định dạng đoạn văn bản.
- Học sinh biết cách định dạng đoạn văn đạt những yêu cầu như căn lề, vị trí lề... dùng các nút lệnh hoặc hộp thoại paragraph.
2. Kỹ năng
- Thực hiện các thao tác định dạng đoạn văn bản cơ bản bằng các nút lệnh.
3. Thái độ
- Thêm yêu thích khi học bộ môn Tin học.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tranh minh họa, máy chiếu.
- Học sinh: sách giáo khoa, vở viết
III. Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Định dạng văn bản là gì?
- Có các kiểu định dạng kí tự nào?
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Tiết 1
HĐ 1: Hướng dẫn khái niệm về định dạng đoạn văn bản (5’)
- GV: Giới thiệu văn bản mẫu, cho học sinh quan sát hai mẫu văn bản: một chưa định dạng và một chưa định dạng qua máy chiếu.
- GV: Qua đó yêu cầu học sinh nhận xét về hình dạng của hai văn bản trên? 
- HS: Quan sát – nhận xét 
- GV: Giới thiệu định dạng đoạn văn bản. Định dạng đoạn văn bản là thay đổi các tính chất của đoạn văn bản như thay đổi kiểu căn lề, khoảng cách giữa các đoạn văn bản.
- GV: Khác với định dạng kí tự, định dạng đoạn văn tác động đến toàn bộ đoạn văn bản mà con trỏ soạn thỏ đang ở đó.
- HS: Lắng nghe – ghi chép 
HĐ 2: Tìm hiểu sử dụng nút lệnh định dạng đoạn văn bản (35’)
- GV: Định dạng đoạn văn bản cũng như định dạng kí tự, cũng nhiều cách, vậy em nào nhắc lại cho thầy biết cách để thực hiện thao tác định dạng kí tự?
- HS: Phát biểu – bổ sung
- GV: Giới thiệu cách sử dụng nút lệnh định dạng
- HS: Quan sát – lắng nghe – ghi chép 
- GV: Thao tác mẫu các kiểu định dạng
- HS: Quan sát – thao tác lại 
1. Định dạng đoạn văn bản
- Là thay đổi các tính chất của đoạn văn bản như sau:
+ Kiểu căn lề.
+ Khoảng cách lề của dòng đầu tiên.
+ Khoảng cách lề của cả đoạn văn.
+ Khoảng cách giữa các đoạn văn.
+ Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn.
2. Sử dụng nút lệnh định dạng đoạn văn bản.
a. Định dạng căn lề
- B1: Chọn đoạn văn cần định dạng.
- B2: Chọn kiểu căn lề:
+ : Căn lề trái.
+: Căn giữa.
+: Căn lề phải.
+: Căn thẳng hai lề (canh đều)
b. Thay đổi khoảng cách lề cả đoạn văn
- B1: Chọn đoạn văn cần định dạng.
- B2: Thay đổi khoảng cách lề
+Decrease: Giảm mức thụt lề trái của cả đoạn.
+Increase: Tăng mức thụt lề trái của cả đoạn.
c. Tạo khoảng cách giữa các dòng: 
- B1: Chọn đoạn văn cần định dạng.
- B2: Bấm nút lệnh Line Spacing để thay đổi khoảng cách giữa các dòng.
Tiết 2
HĐ 3: Định dạng đoạn văn bản bằng hộp thoại Paragraph (25’)
- GV: Ngoài cách định dạng đoạn văn bản các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng, ta còn có thể định dạng đoạn văn bản bằng hộp thoại Paragraph.
" Giới thiệu thao tác định dạng bằng hộp thoại
- HS: Quan sát – lắng nghe – ghi chép 
- GV: Thao tác mẫu các kiểu định dạng
- HS: Quan sát – thao tác lại 
3. Định dạng đoạn văn bản bằng hộp thoại Paragraph 
- B1: Chọn đoạn văn cần định dạng.
- B2: Nháy chuột chọn Format " Paragraph...
- B3: Thiết lập các kiểu định dạng:
+ Ô Alignment: Chọn kiểu căn lề
+ Mục Indentation: Thay đổi khoảng cách lề Left, Right.
+ Mục Spacing: Định dạng khoảng cách các đoạn:
Ô Before: Chọn khoảng cách so với đoạn văn trước.
Ô After: Chọn khoảng cách so với đoạn văn sau.
Ô Line spacing: Chọn khoảng cách giữa các dòng trong một đoạn.
- B4: Bấm OK
3. Củng cố: (15’)
- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS làm các bài tập trong SGK/91.
4. Dặn dò: (5’) 
- Về nhà học kiến thức hôm nay.
- Soạn trước nội dung bài thực hành 7 “Em tập trình bày văn bản”, xem kỹ nội dung như căn lề, tạo khoảng cách giữa các đoạn bằng hộp thoại Paragraph,để chuẩn bị tiết sau thực hành.
IV. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docxt 47 48.docx
Bài giảng liên quan