Giáo án Tin học Lớp 10 - Ma Thị Xiêm

Chương I

 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC

Bài 1: TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Về kiến thức

- Biết Tin học là một ngành khoa học: có đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu riêng.

- Biết máy tính vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là công cụ.

- Biết được sự phát triển mạnh mẽ của Tin học do nhu cầu của xã hội.

- Biết các đặc trưng ưu việt của máy tính.

- Biết được một số ứng dụng của Tin học và máy tính điện tử trong các hoạt động của đời sống.

2. Thái độ

- Tạo tiền đề cho học viên ham thích học môn Tin học.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp

 - Lấy học viên làm trung tâm.

 - Nêu câu hỏi gợi mở, diễn giảng, một số phương pháp khác.

2. Phương tiện

 GV: SGK, SGV, giáo án, máy tính, máy chiếu.

HV: SGK, vở ghi, đọc bài trước ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP, NỘI DUNG BÀI GIẢNG

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số:

 10./. 10./. 10./.

2. Nội dung bài giảng

Hoạt động của GV và HS Nội dung

GV: Đặt vấn đề: Chúng ta nhắc đến Tin học nhưng nó thực chất là gì thi ta chưa được biết và những hiểu biết về nó là rất ít. Vậy ta sẽ tìm hiểu về nó thông qua bài “ Tin học là một ngành khoa học”

CH: Khi ta nói đến tin học thì ta sẽ nghĩ ngay đến cái gì?

HV: Ta nghĩ ngay đến máy vi tính.

GV: Hiện nay, một số người cứ hiểu nôm na học tin học là học cách sử dụng máy vi tính. Hiểu như vậy có đúng không?

- Vậy thì tin học là gì? Trước tiên ta xem sự phát triển của tin học trong một vài năm gần đây như thế nào?

GV: Giới thiệu sơ lược về 3 nền văn minh nhân loại: văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh thông tin.

• Dẫn dắt đến sự hình thành và phát triển của tin học.

HV: Lắng nghe.

CH: Em hãy cho biết lịch sử ra đời của ngành công nghệ thông tin?

HV: Năm 1950 trung tâm nghiên cứu kỹ thuật của Minneapolis đưa ra ERA 1101, máy tính thương mại đầu tiên.

• Năm 1973 máy tính thương mại hoá đầu tiên Micral do Trương Trọng Thi là tổng chỉ huy làm ra.

GV: Cho HV thảo luận nêu lên một số đặc tính của máy tính và cho ví dụ.

CH: Hãy nêu vai trò của máy tính điện tử đối với đời sống của con người?

HV: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

CH: Có thể nói ngành tin học là ngành máy tính được không. Giải thích?

HV: Ta không thể đồng nhất tin học với máy tính và càng không thể đồng nhất việc học tin học với việc sử dụng máy tính vì máy tính chỉ là một công cụ do con người tạo ra để hỗ trợ một số công việc của con người.

GV: Như chúng ta đã biết, Toán học là một ngành khoa học vì nó có: Đối tượng, công cụ, nội dung nghiên cứu cụ thể. Vậy theo em Tin học có là ngành khoa học không và những đặc trưng như đối tương, công cụ.là gì?

HV: Máy tính điện tử là phương tiện giúp ngành Tin học đạt được mục đích nghiên cứu của mình, đồng thời cũng là một trong những đối tượng nghiên cứu của ngành này.

1. Sự hình thành và phát triển của ngành Tin học.

- Tin học hình thành và phát triển thành một ngành khoa học độc lập để đáp ứng nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin của con người.

- Tin học gắn liền với một công cụ lao động mới là máy tính điện tử. Mà máy tính vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là công cụ.

2. Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử

 Đặc tính

- Máy tính có thể làm việc 24/24 giờ.

- Tốc độ xử lí thông tin nhanh.

- Là thiết bị có độ chính xác cao.

- Lưu được nhiều thông tin trong một không gian hạn chế.

- Giá thành rẻ → tính phổ biến cao.

- Máy tính ngày càng gọn nhẹ và tiện dụng.

- Các máy tính cá nhân có thể liên kết với nhau thành mạng máy tính và có thể chia sẻ dữ liệu giữa các máy tính với nhau → khả năng thu thập và xử lí thông tin tốt hơn.

 Vai trò

- Lưu trữ, tìm kiếm và xử lí thông tin một cách có hiệu quả.

- Hỗ trợ công việc cho con người.

3/ Thuật ngữ “Tin học”

Một số thuật ngữ Tin học được sử dụng là:

• Informatique

• Informatics

• Computer Science

Khái niệm “Tin học”:

Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tính điện tử để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

3. Củng cố

 Các đặc tính của máy tính điện tử. Gọi HV nêu lại một số ưu việt của máy tính và khái niệm về tin học?

 Từ những kiến thức đã học GV nhắc nhở và nhấn mạnh cho các em hiểu rằng muốn hoà nhập với thời đại công nghệ thông tin hiện nay thì các em phải tìm tòi, khám phá bộ môn này.

4. Hướng dẫn học viên về nhà

- Trả lời các câu hỏi trong SGK trang 6.

- Đọc bài mới: “Thông tin và dữ liệu”.

5. Rót kinh nghiÖm:

 

doc156 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tin học Lớp 10 - Ma Thị Xiêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
triệu máy chủ.
C. Là mạng cung cấp khối lượng thông tin lớn nhất.
D. Là mạng toàn cầu và sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP.
E. Tất cả đều sai.
Câu 4: Địa chỉ website nào sau đây là hợp lệ?
	A. hoangminh.Fpt.vn	C. anh@FPT.VN
	B. www.laodong.com.vn	D. manhhung.edu
Câu 5: Những nội dung nào dưới đây là quan trọng mà anh (chị ) cần phải biết khi sử dụng Internet?
A. Nguyên tắc bảo mật khi trao đổi thông tin trên Internet.
B. Các luật bản quyền liên quan đến sử dụng Internet.
C. Nguy cơ lây nhiễm vi rút.
D. Kiểu bố trí các máy tính trong mạng.
Câu 6: Vì sao các máy tính trong mạng Internet hoạt động và trao đổi thông tin với nhau được?
A. Vì chúng cùng sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP.
B. Vì chúng đều được đánh địa chỉ IP.
C. Vì chúng cùng sử dụng một ngôn ngữ lập trình.
D. Vì chúng có cùng hệ điều hành Windows.
Câu 7: Ứng dụng của Internet?
	A. Cung cấp các dịch vụ nhanh, rẻ, tiết kiệm thời gian.
	B. Đảm bảo một phương thức giao tiếp hoàn toàn mới.
	C. Cung cấp nguồn tài nguyên khổng lồ và vô tận.
	D. Cả 3 đều dúng.
Câu 8: Ai là chủ sở hữu của mạng thông tin toàn cầu Internet?
A. Hãng IBM
B. Hãng Microsoft
C. Liên hiệp quốc
D. Không có ai là chủ sở hữu của mạng toàn cầu Internet.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm):
Câu 1: (3 điểm) Anh (chị) hãy nêu các cách để tạo bảng? Trình bày các bước để tạo bảng bằng cách sử dụng hộp thoại Insert Table?
Câu 2: (2 điểm) Mạng máy tính là gì? Bao gồm mấy thành phần?
Câu 3: (1 điểm) Internet là gì? Có mấy cách kết nối Internet?
Đáp án:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 
	Mỗi ý đúng: (0.5 điểm)
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
B
3
D
5
A
7
D
2
C
4
B
6
A
8
D
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: Có 2 cách để tạo bảng:
Cách 1: Sử dụng hộp thoại Insert Table:	(2 điểm)
B1: Nháy chuột vào menu Table Š Insert Š Table 
 xuất hiện hộp thoại Insert Table
B2: Chọn số hàng ở ô Number of Row.
 Chọn số hàng ở ô Number of Column.
B3: Nhấn OK để kết thúc.
Cách 2: Sử dụng nút lệnh Inser Table trên thanh công cụ. 	(1 điểm)	
Câu 2: 
- Khái niệm: (1 điểm)
Mạng máy tính là một tập hợp các máy tính được kết nối theo một phương thức nào đó sao cho chúng có thể trao đổi dữ liệu và dùng chung thiết bị.
- Mạng máy tính bao gồm 3 thành phần: (1 điểm)
+ Các máy tính.
+ Các thiết bị mạng đảm bảo việc kết nối các máy tính với nhau.
+ Phần mềm cho phép thực hiện việc giao tiếp giữa các máy tính.
Câu 3:
- Khái niệm:	(0.5 điểm)
Internet là mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính, mạng máy tính trên khắp thế giới và sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP. Interner đảm bảo cho mọi người khả năng thâm nhập đến nhiều nguồn thông tin thường trực, cung cấp các chỉ dẫn bổ ích, dịch vụ mua bán, truyền tệp, thư tín điện tử và nhiều khả năng khác nữa.
- Có 2 cách phổ biến để kết nối Internet: 	(0.5 điểm)
	+ Sử dụng modem qua đường điện thoại
	+ Sử dụng đường truyền riêng.Ngày soạn: 12/8/2011
Ngµy soan:
Duyệt:
Ngày giảng: 
Tiết dạy:67
Bài tập và thực hành 11:
THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ VÀ TÌM KIẾM THÔNG TIN (Tiết 1/2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Về kiến thức:
 - Biết chức năng của thư điện tử, tạo, gửi, nhận thư điện tử.
2. Về kỹ năng:
 - Biết tạo được hộp thư điện thử trên một nhà cung cấp dịch vụ cấp phát.
3. Về thái độ:
- Yêu thích môn học thích tìm hiểu
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp
	- Lấy học viên làm trung tâm.
	- Nêu câu hỏi gợi mở, diễn giảng, một số phương pháp khác.
2. Phương tiện	
	GV: SGK, SGV, giáo án, máy tính, máy chiếu, phòng máy.
HV: SGK, vở ghi, đọc bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP, NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số:
	10............./.....	10............./.....	10............./.....
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình thực hành.
3. Nội dung bài giảng:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HV
Hoạt động 1:
 Thực hành dịch vụ: Thư điện tử.
- Yêu cầu HV đọc yêu cầu của nội dung thực hành bài a ( SGK/155 ).
- Hướng dẫn HV phân tích yêu cầu của bài:
+ Đăng kí hộp thư qua địa chỉ: 
+ Đăng nhập hộp thư ( vừa đăng kí )
+ Sử dụng hộp thư ( Đọc thư, soạn thư và gửi thư )
- Yêu cầu HV thực hành theo yêu cầu vừa phân tích.
- Quan sát, hướng dẫn HV thực hành và trả lời thắc mắc của HV.
Hoạt động 2:
Nhận xét, đánh giá, tổnh kết thực hành.
- Đọc bài
- Nghe giảng
- Thực hành
- Nghe giảng
4. Củng cố:
- Nhắc lại những thao tác vừa thực hành: 
+ Đăng kí hộp thư qua địa chỉ
+ Đăng nhập hộp thư 
+ Sử dụng hộp thư ( Đọc thư, soạn thư và gửi thư )
5. Hướng dẫn học viên về nhà:
- Ôn lại bài ( thưc hành lại nếu có điều kiện )
- Đọc trước phần b ( giờ sau thưc hành tiếp )
Ngày soạn: 
Duyệt:
Ngày giảng: 
Tiết dạy: 68
Bài tập và thực hành 11:
THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ VÀ TÌM KIẾM THÔNG TIN (Tiết 2/2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Về kiến thức:
- Biết khởi động IE
- Biết truy cập web,
2. Về kỹ năng:
- Sử dụng trình duyệt web IE 
- Thực hiện tìm kiếm thông tin
3. Về thái độ:
- Yêu thích môn học thích tìm hiểu
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp
	- Lấy học viên làm trung tâm.
	- Nêu câu hỏi gợi mở, diễn giảng, một số phương pháp khác.
2. Phương tiện	
	GV: SGK, SGV, giáo án, máy tính, máy chiếu, phòng máy.
HV: SGK, vở ghi, đọc bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP, NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số:
	10............./.....	10............./.....	10............./.....
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình thực hành.
3. Nội dung bài giảng: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
Hoạt động 1:
Thực hành dịch vụ tìm kiếm google:
- Hướng dẫn HV phân tích yêu cầu bài
+ Khởi động mở trang: 
+ Sử dụng từ khoá tìm kiếm: gõ từ khoá tìm kiếm vào ô tìm kiếm liên quan đến các môn học như: Văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa... 
+ Ấn enter hoặc nháy chuột nút tìm kiếm với google
+ Yêu cầu HV thực hành theo yêu cầu vừa phân tích 
- Quan sát hướng dẫn HV thực hành và trả lời thắc mắc HV
 Hoạt động 2:
	Nhật xét, đánh giá ,tổng kết tiết học
- Đọc bài
- Nghe giảng
- Thực hành
- Nghe giảng
4. Củng cố:
- Nhắc lại những thao tác vừa thực hành : 
5. Hướng dẫn học viên về nhà:
- Khởi động mở trang:  để tìm kiếm: 
- Thực hành lại nếu có điều kiện
- Học bài giờ sau kiểm tra thực hành 
Ngày soạn: 
Duyệt:
Ngày giảng: 
Tiết dạy: 69
ÔN TẬP 
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Về kiến thức:
- Ôn tập lại những kiến thức đã học trong học kì II (Chương III và IV).
2. Về kỹ năng:
- Làm việc với phần mềm thông qua giao diện bảng chọn, hộp thoại, biểu tượng,...
- Gõ văn bản tiếng việt, trình bày văn bản rõ ràng và hợp lí.
- Sử dụng bảng trong soạn thảo văn bản.
- Sử dụng một số chức năng trợ giúp của hệ soạn thảo văn bản.
- Soạn thảo văn bản đơn giản.
- Sử dụng được trình duyệt Internet.
- Thực hiện được việc tìm kiếm thông tin trên Internet.
- Thực hiện được việc nhận và gửi thư điện tử.
3. Về thái độ:
- Ngày càng yêu thích môn học, học tập vui chơi lành mạnh, có ích trên Internet.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp
	- Lấy học viên làm trung tâm.
	- Nêu câu hỏi gợi mở, diễn giảng, một số phương pháp khác.
2. Phương tiện	
	GV: SGK, SGV, giáo án, máy tính, máy chiếu, phòng máy.
HV: SGK, vở ghi, đọc bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP, NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số:
	10............./.....	10............./.....	10............./.....
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình ôn tập.
3. Nội dung bài giảng:
Giáo viên đưa ra câu hỏi ở từng bài.
HV trả lời và giáo viên nhận xét bổ xung
* Bài 14
- Chức năng hệ soạn thảo văn bản là gì?
- Một số quy ước trong hệ soạn thảo văn bản ?
- Những điều cần khi gõ tiếng Việt trong soạn thảo văn bản ?
* Bài 15
- Các thành phần chính trên màn hình MS-Word ?
- Chức năng các lệnh chính trên thanh bảng chọn ?
- Chức năng các nút lệnh chính trên thanh công cụ ?
- Các thao tác thực hiện lưu văn bản ?
- Các thao tác để kết thúc phiên làm việc với Word ?
- Các thao tác để mở văn bản mới và văn bản đã có ?
- Phân biệt chế độ chèn và chế độ đè ? Cách nhận biết ? Cách chuyển đổi ?
- Các thao tác biên tập văn bản ?
* Bài 16
- Khái niệm : Định dạng văn bản ?
- Những khả năng định dạng: Kí tự, đoạn văn bản, trang văn bản ?
* Bài 17
- Các bước thực hiện tạo danh sách liệt kê dạng kí hiệu và dạng số thứ tự ?
- Thao tác thực hiện ngắt trang, đánh số trang, xem văn bản trước khi in và in văn bản ?
* Bài 18
- Thao tác thực hiện tìm kiếm và thay thế ?
- Lệnh tạo, xoá mục gõ tắt.
* Bài 19
- Các thao tác đẻ thực hiện tạo bảng ?
- Cách chọn các thành phần của bảng ?
- Cách thay đổi kích thước cột, hàng của bảng ?
- Các thao tác với bảng ? Cách thực hiện ?
* Bài 20
- Khái niệm : Mạng máy tính ? Các thành phần mạng máy tính ?
- Phân loại mạng máy tính ?
- Các mô hình mạng ?
* Bài 21
- Khái niệm Internet và chức năng Internet ?
- Cách kết nối Internet ?
- Các máy tính trong Internet giao tiếp với nhau bằng cách nào ?
* Bài 22
- Các khái niệm: Siêu văn bản, trang Web, Website, trang chủ, Web tĩnh, Web động ?
- Khái niệm trình duyệt Web? Các trình duyệt Web thông dụng?
- Cách tìm kiếm thông tin trên Internet ?
- Cách đăng kí, đọc, soạn thư điện tử.
4. Củng cố:
	- Nhắc lại các kiến thức vừa ôn tập 
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
	- Ôn lại các kiến thức đã học.
Ngày soạn: 
Duyệt:
Ngày giảng: 
Tiết dạy: 70
THI KIỂM TRA CHẤT LUỢNG HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Biết các vấn đề lien quan đến soạn thảo văn bản tiếng Việt.
Biết các thao tác soạn thảo văn bản đơn giản: Mở tệp văn bản, gõ văn bản.
Biết các thao tác: tạo bảng; chèn, xóa, tách, gộp các ô, hàng, cột.
Biết soạn thảo và định dạng bảng.
Biết khái niệm mạng máy tính.
Biết khái niệm mạng thông tin toàn cầu Internet
2. Kĩ năng:
Thực hiện được các thao tác soạn thảo văn bản đơn giản: Mở tệp văn bản, gõ văn bản.
Định dạng được văn bản theo mẫu.
Thực hiện được tạo bảng các thao tác trên bảng và soạn thảo văn bản trong bảng.
3. Thái độ:
Đánh giá nghiêm túc kết quả học tập khi học xong chương III & chương IV (Học kì II).

File đính kèm:

  • docGiao an tin 10 2011 sua.doc
Bài giảng liên quan