Giáo án Toán 3 tuần 10

Tiết 4: TOÁN

 Tiết 46: THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI

I. Mục tiêu:

 - Giúp H biết dùng thước và bút vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước

 - Biết cách đo một độ dài, biết cách đọc kết quả đo.

 - Biết dùng mắt ước lượng độ dài một cách tương đối chính xác.

II. Đồ dùng :

. - Thước có vạch chia cm

 - Thước mét của G

 

doc8 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 911 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 3 tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
en.
 B. Kể chuyện
1. Rèn luyện kĩ năng nói:
 - Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện.
 - Biết thay đổi giọng kể(lời dẫn chuyện với lời nhân vật) cho phù hợp với nội dung.
2. Rèn luyện kĩ năng nghe:
- Biết tập trung theo dõi khi nghe bạn kể.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II. Đồ dùng:
 - Tranh minh họa/SGK.
 III. Các hoạt động dạy học
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ:(2 - 3’) 
 - Nhận xét bài kiểm tra giữa kỳ 1 
 2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài(1- 2’): 
 b. Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ ( 33- 35' )
 - G đọc mẫu 
 ? Bài này có mấy đoạn?
- Luyện đọc đoạn và giải nghĩa từ khó
*Đoạn 1:
- Đọc đúng: Mấy năm, Thuyên, chuyện trò
- Nhấn giọng: mấy năm, luôn miệng
-> Đoạn 1: Phát âm đúng,giọng kể chậm rãi nhẹ nhàng, ngắt nghỉ chính xác.
- G đọc mẫu 
*Đoạn 2:
- Đọc đúng : lúng túng
- Đọc đúng các câu hội thoại: 
 Câu 1: Đọc giọng thể hiện lịch sự nhã nhặn.
 Câu 2: Giọng bối rối hơi kéo dài từ "là".
 - G đọc.
-Giải nghĩa: Đôn hậu, trung thực
-> Đoạn 2: Thay đổi giọng kể với lời nhân vật. Nhấn giọng: lúng túng, ánh lên,ngạc nhiên
*Đoạn 3:
- Đọc đúng: nghẹn ngào
 - Nhấn giọng: xúc động,nghẹn ngào, mím chặt, lẳng lặng, bùi ngùi, rớm lệ.
 -Giải nghĩa: “Qua đời” đồng nghĩa với chết, mất nhưng thể hiện thái độ tôn trọng
+ Bùi ngùi
+ Mắt rớm lệ: rơm rớm nước mắt biểu thị sự xúc động sâu sắc
-> Đoạn 3. Ngắt nghỉ chính xác. Chú ý đọc đúng các câu hội thoại
- G đọc mẫu
* Đọc nối tiếp đoạn 
*Cả bài: Toàn bài khi đọc cần phân biệt được giọng của các nhân vật.
- H đọc thầm. 
- 3 đoạn 
- H đọc câu có từ: mấy năm, thuyên, chuyện trò
- 3-4 H đọc 
- H đọc câu có từ: lúng túng
- H đọc theo dãy
- H đọc câu 
- H đọc chú giải/ SGK
- H đọc mẫu
- 3-4 H đọc
- H đọc câu có từ : nghẹn ngào
- H đọc chú giải
- 3-4 H đọc
- 2 lượt
-2 H đọc cả bài 
Tiết 2
c.Tìm hiểu bài(14-16')
? Vì sao Thuyên và Đông phải vào quán hỏi đường?
? Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai?
? Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên?
G: Lòng tốt của người thanh niên làm 2 anh ngạc nhiên.
? Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng?
? Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương?
? Qua câu chuyện em nghĩ gì về giọng quê hương?
d. Luyện đọc lại (5 - 7')
e. Kể chuyện (17- 19')
? Có mấy bức tranh để kể?
- Cho H quan sát tranh minh hoạ SGK
? Nêu nội dung tranh 1?
? Nội dung tranh 2 là gì?
? Nêu nội dung tranh 3?
- G hướng dẫn H kể về mẫu đoạn 1.
- H đọc thầm đoạn 1
- 2 anh đi chơi xa, bị lạc đường do rời quê đã lâu
- Cùng ăn với 3 người thanh niên.
- H đọc thầm đoạn2
- Lúc Thuyên đang lúng túng vì quên tiền thì được 1 trong 3 người 
- H đọc thầm đoạn 3 - 1 H đọc to
-Vì Thuyên và Đồng có giọng nói gợi cho anh thanh niên nhớ đến người mẹ thân thương quê ở miền Trung.
- Người trẻ tuổi: lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương. Thuyên và Đồng yên lặng nhìn nhau, mắt rớm lệ.
- H đọc thầm cả bài
 - Giọng quê hương thân thiết, gần gũi, gợi nhớ những kỷ niệm sâu sắc đối với những người xa quê... Giọng quê hương gắn bó với những người cùng quê hương.
- H đọc đoạn 2, 3
- H đọc phân vai (2 nhóm)
- Cả lớp bình chọn các bạn, nhóm đọc hay.
- H đọc yêu cầu phần kể chuyện
- 3 bức tranh
- H nêu.
- H tập kể từng đoạn theo nhóm đôi.
- H kể lại toàn bộ câu chuyện.
3. Củng cố dặn dò :(4-6')
? Qua câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì?
 Giọng quê hương rất có ý nghĩa đối với mỗi người ; nó gợi nhớ quê hương, đến những người thân, đến những kỷ niệm tha thiết
- Nhận xét tiết học.
Tiết 5: 	 Đạo đức
 CHIA Sẻ BUồN VUI CùNG BạN (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
1. H hiểu: 
- Cần chúc mừng bạn khi có chuyện vui, an ủi cùng bạn khi có chuyện buồn
- ý nghĩa của việc chia sẻ buồn vui cùng bạn.
- Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, có quyền được hỗ trợ giúp đỡ khi gặp khó khăn.
2. Biết cảm thông chia sẻ vui buồn cùng bạn trong tình huống cụ thể, biết đánh giá, tự đánh giá bản thân trong việc quan tâm giúp đỡ bạn bè.
3.Quý trọng các bạn, biết quan tâm chia sẻ, vui buồn cùng bạn.
II. Đồ dùng:
- VBT Đạo đức.
III. Các hoạt động dạy học:
 1.Hoạt động1: Khởi động
 - Chia sẻ nỗi buồn cùng bạn khi bạn được điểm kém.
2. Hoạt động2: : Phân biệt hành vi; đúng, sai
* Mục tiêu: H phân biệt hành vi đúng sai và hành vi sai đối với bạn bè khi có chuyên vui buồn.
* Cách tiến hành:
- G cho H đọc yêu cầu ở VBT
- Thảo luận nhóm và làm bài tập
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét
-> KL: - Các việc a, b, c ,d ,đ, g là việc làm đúng vì thể hiện sự quan tâm đến bạn bè khi vui khi buồn, thể hiện quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật.
 - Các việc e, h là sai vì đã không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè.
3. Hoạt động3 : : Liên hệ và tự liên hệ.
* Mục tiêu: H tự biết đánh giá hành vi chuẩn mực đạo đức mà mình thực hiện, cũng như các bạn trong lớp, trong trường. Đồng thời giúp các em khắc sâu hơn ý nghĩa của việc cảm thông, chia sẻ buồn vui cùng bạn.
* Cách tiến hành.
- H tự liên hệ trong nhóm 2, với các câu hỏi sau.
? Em đã biết chia sẻ vui buồn với các bạn bè chưa? Chia sẻ như thế nào?
? Em đã được bạn bè chia sẻ vui buồn chưa? Hãy kể một trường hợp cụ thể?
- Đại diện các nhóm trình bày.
-> KL: Bạn bè tốt cần biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng nhau.
4. Hoạt động4: Trò chơi: Phóng viên
* Mục tiêu: Củng cố bài 
* Cách tiến hành: Cho H lần lượt đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp về các vấn đề liên quan đến bài học.
- Cần làm gì khi bạn mình có niềm vui, nỗi buồn.
- Hãy hát 1 bài về chủ đề tình bạn.
->Kết luận chung: 
 Khi bạn bè có niền vui ( nỗi buồn ), em cần chia sẻ cùng bạn.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Thứ ba ngày 27 tháng 10 năm 2009
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2009
Tiết 2: Toán
 Tiết 48: luyện tập chung
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS củng cố về nhân chia trong bảng đã học, về mối quan hệ của một số đơn vị đo độ dài thông dụng. 
 - Giải toán dạng “Gấp một số lên nhiều lần” và “Tìm một trong các phần bằng nhau của một số” 
II. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra ( 3- 5’)
 - H làm b/c: 7 x 3 + 4 7 x 6 + 6
 ? Nêu cách làm?
2. Hoạt động 12 : Ôn tập (30- 32’)
 Bài 1: ( 6’)
 KT: Củng cố cho H về ghi nhớ các bảng nhân và chia đã học
? Nêu yêu cầu?
? Em dựa vào kiến thức nào để làm bài?
Bài 2: (8’)
 KT: Củng cố nhân ( chia) số có 2 chữ số cho 1 số có 1 chữ số.
? Nêu cách nhân số có 2 c/s với số có 1 c/s? 
? Em tính theo thứ tự nào? ( H mức 1)
? Khi thực hiện chia số có 2 c/s cho số có 1 c/s em làm tn?
? Em có nhận xét gì về các phép chia này?
Bài 3: (7’)
 KT: Củng cố về cách đổi số đo độ dài từ 2 đơn vị đo sang1 đơn vị đo.
? Bài toán yêu cầu gì?
? Nêu cách đổi 2m 14cm = ? cm
? Khi đổi số đo độ dài từ 2 đơn vị đo sang1 đơn vị đo ta làm thế nào?
Bài 4: (6’)
 KT: Củng cố cho H giải toán có liên quan đến gấp một số lên nhiều lần
? Bài toán yêu cầu gì?
- G tóm tắt BT bằng sơ đồ đoạn thẳng
? Bài 4 thuộc dạng toán nào ?
? Nêu cách giải dạng toán”Gấp một số lên nhiều lần”
Bài 5: (4’)
 KT: Củng cố cách vẽ đoạn thẳng
? Đoạn thẳng AB có độ dài bao nhiêu?
( H mức 1)
Để vẽ được đoạn thẳng CD ta cần biết gì?
? Tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số em làm thế nào?
G: điểm đầu mút của 2 đoạn thẳng phải thẳng hàng.
- H làm VBT - đổi KT
- Tính nhẩm
- Các bảng nhân chia đã học
- H làm VBT
- H nêu
- theo TT từ phải -> trái
- H nêu
- Các phép chia hết
- Làm b/c
- Điền số
- H nêu
- H nêu
- H làm vở
- H nêu yêu cầu
- H nêu
- ta lấy số đó nhân với số lần
- H làm vở
- H đo đoạn thẳng AB
- 12cm
- Biết độ dài đoạn thẳng CD
- lấy số đó chia cho số phần
* Dự kiến sai lầm
 - H còn lúng túng khi thực hiện nhân chia ở bài 2
 - Vẽ đoạn thẳng không thẳng ở bài 5
 3. Hoạt động 3 : Củng cố (3 - 5’)
 - G chấm bài.
 - Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
....
.
Tiết 3: Luyện từ và câu
 So sánh. Dấu chấm
I. Mục đích yêu cầu :
 - Tiếp tục làm quen với phép so sánh (so sánh âm thanh với âm thanh)
 - Tập dùng dấu chấm để ngắt câu trong 1 đoạn văn.
II. Đồ dùng :
 - Tranh, ảnh về cây cọ
III. Các hoạt động dạy học :
 1.Kiểm tra: (5') H làm b/c
 - Đặt câu có kiểu so sánh sự vật với con người
 - Nhận xét
 2.Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài: G nêu yêu cầu của tiết học
b.Hướng dẫn làm bài tập (28-30')
Bài 1 
- G giới thiệu tranh (ảnh) cây cọ với những chiếc lá to, rộng giúp H hiểu hình ảnh thơ 
? Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào?
? Qua sự so sánh trên em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ntn?
- G: ->Trong rừng cọ, những giọt nước mưa đập vào lá cọ làm âm thanh vang động hơn, lớn hơn nhiều so với bình thường.
? Em có nhận xét gì về kiểu so sánh này?
Bài 2:
H đọc - nêu yêu cầu 
- H trao đổi theo cặp trả lời các câu hỏi.
- tiếng thác, tiếng gió
- Tiếng mưa trong rừng cọ rất to, rất vang động.
- so sánh âm thanh với âm thanh
- H đọc thầm và xác định yêu cầu của bài 
? Bài 2 yêu cầu gì?
? Tìm âm thanh được so sánh với nhau?
- G gạch chân dưới âm thanh được so sánh với nhau.
- Tìm âm thanh được so sánh với nhau
- H đọc câu a
- Tiếng suối -  tiếng đàn cầm 
-H làm VBT 
- G chữa bài - chốt lời giải đúng
b) Tiếng suối - tiếng hát xa
c) Tiếng chim - tiếng xóc những rổ tiền đồng.
Bài 3: 
- H đọc yêu cầu
- H làm vở - 1 H làm bảng phụ
? Bài 3 yêu cầu gì?
? Một cụm từ muốn là câu phải có yêu cầu gì?
-> G lưu ý: cần ngắt câu trọn ý. Chữ đầu câu phải viết hoa.
- G chấm, chữa, chốt lời giải đúng, chữa bài .
Trên nương, mỗi người một việc. 
Người lớn thì đánh trâu ra cày.Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.
- H nêu
- Diễn đạt trọn ý, viết hoa chữ cái đầu câu. 
- H đọc lại đoạn văn.
3.Củng cố, dặn dò:(3-5')
 - Nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • docTuan 10.doc
Bài giảng liên quan