Giáo án Tự chọn 7 Năm học 2011-2012

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Củng cố khái niệm hai góc đối đỉnh, hai đường thẳng vuông góc

2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng vẽ hai góc đối đỉnh, nhận biết hai góc đối đỉnh

3. Thái độ: - Rèn tính cẩn thận khi tính toán.

 

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Hệ thống bài tập.

2. Học sinh: Ôn tập các kiến thức về 2 góc đối đỉnh.

 

doc82 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1034 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tự chọn 7 Năm học 2011-2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
=> 18 +18 > 8 => Do đó thỏa mãn tam giác
Vậy chu vi tam giáclà : 18+18+8= 34 (m)
*Nếu độ dài cạnh bên là 8m
 => 8 + 8 Không tồn tại tam giác
Bài 3:
Xét tam giác MABcó:
MA + MB >AB( bđt tam giác)(1)
Tương tự MB+MC >BC(2)
MC + MA >AC(3)
Từ (1) (2) ;(3) ta có 2(MA+MB +MC) >CA + CB +BC.
Từ đó suy ra điều chứng minh
Hoạt động 4: Củng cố – Về nhà.
Về nhà: 
Bài 4: Cho tam giác ABC , điểm D nằm giữa BC Chứng minh AD nhỏ hơn nửa chu vi tam giác ?
Thứ 7 ngày 02/ 04 / 2011
Tiết: 31
 Nghiệm của đa thức một biến
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Hiểu khái niệm nghiệm của đa thức
2. Kĩ năng: - Biết cách kiểm tra xem số a có phải là nghiệm của đa thức hay không, bằng cách kiểm tra xem P(a) có bằng không hay không
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Hệ thống bài tập.
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức 
III. Tiến trình thực hiện:
hoạt động của thầy và trò
nội dung
Hoạt động 1: ổn định lớp.
 - Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
Hoạt động 2: Lí thuyết.
Số x = a là nghiệm của đa thức f(x) f(a) = 0
Một đa thức khác đa thức không có thể có 1 nghiệm, 2 nghiệm, …. hoặc không có nghiệm.
Một đa thức bậc n có nhiều nhất là n nghiệm.
Hoạt động 3: Bài tập
GV đưa ra bài tập 1: 
Cho đa thức f(x) = x2 - x
Tính f(-1); f(0); f(1); f(2). Từ đó suy ra các nghiệm của đa thức.
4 HS lên bảng thực hiện.
Dưới lớp làm vào vở.
? Đa thức đã cho có những nghiệm nào?
GV đưa ra bài tập 2: Cho đa thức P(x) = x3 - x. Trong các số sau : - 3; - 2; - 1; 0; 1; 2; 3 số nào là nghiệm của P(x)? Vì sao?
HS làm vào vở sau đó đứng tại chỗ trả lời.
Bài tập 1: 
Giải
f(-1) = (-1)2 - (-1) = 2
f(0) = 02 - 0 = 0
f(1) = 12 - 1 = 0
f(2) = 22 - 2 = 2.
Vậy nghiệm của đa thức f(x) là 0 và 1.
Bài tập 2: Giải
P(-3) = -24
P(-2) = - 6	P(-1) = 0
P(0) = 0	P(1) = 0
P(2) = 6	P(3) = 24
Vậy các số: -1; 0; 1 là nghiệm của P(x).
GV đưa ra bài tập 3: x = có là nghiệm của đa thức P(x) = 5x + không? Tại sao?
HS làm vào vở sau đó đứng tại chỗ trả lời.
GV đưa ra bài tập 4.
? Muốn tìm nghiệm của một đa thức ta làm như thế nào?
HS thực hiện cá nhân vào vở, một vài HS lên bảng làm.
GV chốt lại cách tìm nghiệm của đa thức một biến bậc 1 và cách chứng minh một đa thức vô nghiệm dạng đơn giản.
Bài tập 3: 
Giải
x = không là nghiệm của đa thức P(x) vì P() ≠ 0.
Bài tập 4: Tìm nghiệm của các đa thức sau:
a)3x - 9 3
b) - 3x - -
c) - 17x - 34 - 2
d) x2 - x 	 0; 1
e) x2 - x + 
f) 2x2 + 15 vô nghiệm
Hoạt động 4: Củng cố – Về nhà.
Củng cố: - Các dạng bài tập đã làm .....
 - Để xét xem x = a có là nghiệm của đa thức f(x) không ta làm như sau:
 + Thay x = a vào đa thức
 + Thực hiện tính f(a)
 + Nếu f(a) = 0 ị x = a là nghiệm của f(x)
 Nếu f(a) ạ 0 ị x = a không là nghiệm của f(x)
 - Cách tìm nghiệm của đa thức: Cho đa thức bằng 0 ị giải bài toán tìm x
Về nhà: 
Bài 1: Kiểm tra xem trong các số -2; -1; 2; 1; 3; -4 số nào là nghiệm của đa thức:
F(x) = 3x3 – 2x2 + x3 – 3x + 3
Bài 2: Tìm nghiệm của các đa thức :
a) f(x) = 2x + 5.	c) h(x) = 6x – 12.
b) g(x) = -5x - .	d) k(x) = ax + b (với a, b là các hằng số)
Thứ 7 ngày 9/ 4/ 2011
Tiết: 32
 tính chất ba đường trung tuyến của tam giác
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - củng cố lại các tính chất về đường trung tuyến 
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng vẽ hình dùng thước, êke, compa.
 - Biết vận dụng các kiến thức lí thuyết vào giải các bài toán chứng minh.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Hệ thống bài tập.
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức 
III. Tiến trình thực hiện:
hoạt động của thầy và trò
nội dung
Hoạt động 1: ổn định lớp.
 - Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
Hoạt động 2: Lí thuyết.
+ Đường trung tuyến là đường xuất phát từ đỉnh và đi qua trung điểm cạnh đối diện của tam giác.
AM là trung tuyến của D ABC Û MB = MC
+ Một tam giác có 3 đường trung tuyến. Ba đường trung tuyến của tam giác đồng quy tại một điểm. Điểm đó cách đỉnh bằng 2/3 độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh đó.
+ Giao điểm của ba đường trung tuyến gọi là trọng tâm của tam giác.
+ Trong một tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng một nửa cạnh huyền.
Hoạt động 3: Bài tập
Gv đưa ra bài tập 1: 
Bài 2: Gọi AM là trung tuyến của tam giác ABC, A/M/ là đường trung tuyến của tam giác A/B/C/. biết AM = A/M/; AB = A/B/; BC = B/C/. Chứng minh rằng hai tam giác ABC và A/B/C/ bằng nhau.	
Bài 3: Cho tam giác ABC (A = 900) trung tuyến AM, tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho MD = MA.
a. Tính số đo ABM
b. Chứng minh 
c. So sánh: AM và BC
Bài tập 1: Cho hình vẽ. Hãy điền vào chỗ trống (…) cho được kết quả đúng:
a) GM = …… GA ; GN = …… GB 
 GP = …… GC.
b) AM = …… GM ; BN = …… GN 
 CP = …… GP.
Bài 2: 
Có BM= BC (AM là trung tuyến của BC)
 B/M/=B/C/ (A/M/ là trung tuyến của B/C/)
ị BM = B/M/
Xét ∆ABM và A/B/M/ có: 
 AB = A/B/ (gt)
 BM = B/M/ (c/m trên)
 AM = A/M/ (gt)	 
ị ∆ABM = ∆A/B/M/ (c.c.c)
ị B = B/ (2 góc tương ứng)	 
Xét ∆ABC và ∆A/B/C/ có:
 AB = A/B/ (gt)
 B = B/ (c/m trên)	
 BC = B/C/ (gt)
Suy ra: ∆ABC = ∆A/B/C/	(c- g-c)
Bài 3: 
a. Xét hai tam giác AMC và DMB có: 
MA = MD; MC = MB (gt)
M1 = M2 (đối đỉnh)	 
Suy ra (c.g.c)
	MCA = MBD (so le trong)
Suy ra: BD // AC mà BA AC (A = 900) 
	BA BD ABD = 900
b. Hai tam giác vuông ABC và BAD có:
AB = BD (do c/m trên)
AB chung nên (hai tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng nhau)
c. BC = AD 
mà AM = AD (gt) Suy ra AM = BC
Hoạt động 4: Củng cố – Về nhà.
Củng cố: - tính chất 3 đường trung tuyến ...
 - Trong một tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng một nửa cạnh huyền.
Về nhà: 
Bài 4: Cho tam giác ABC có AB BM.
Bài 5: Cho tam giác ABC có BM và CN là hai đường trung tuyến và CN > BM. Chứng minh rằng AB < AC
Thứ 7 ngày 16/ 4/ 2011
Tiết: 33
 tính chất ba đường phân giác của tam giác
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - củng cố lại các tính chất về đường phân giác 
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng vẽ hình dùng thước, êke, compa.
 - Biết vận dụng các kiến thức lí thuyết vào giải các bài toán chứng minh.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Hệ thống bài tập.
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức 
III. Tiến trình thực hiện:
hoạt động của thầy và trò
nội dung
Hoạt động 1: ổn định lớp.
 - Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
Hoạt động 2: Lí thuyết.
+ Đường phân giác của tam giác là đường thẳng xuất phát từ một đỉnh và chia góc ở đỉnh đó ra hai phần bằng nhau.
+ Một tam giác có ba đường phân giác. Ba đường phân giác của tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm đó cách đều ba cạnh của tam giác. (giao điểm đó là tâm của đường tròn tiếp xúc với ba cạnh của tam giác)
+ Trong một tam giác cân, đường phân giác kẻ từ đỉnh đồng thời là đường trung tuyến ứng với cạnh đáy. 
Hoạt động 3: Bài tập
Bài 1: Chọn câu trả lời đúng
1/ Gọi I là giao điểm các đường phân giác trong của ∆ABC. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai?
a) Một trong các góc AIB, BIC, CIA có thể là góc vuông.
b) Cả 3 góc AIB, BIC, CIA đều là góc tù.
2/ Cho ∆ABC, các đường phân giác BD và CE cắt nhau ở I. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai?
a) Điểm I cách đều 3 cạnh của ∆ABC
b) Điểm I cách đều 3 đỉnh của ∆ABC
c) BI = BD
Bài 1: 
1/ 
Sai
Đúng
2/ 
Đúng
Sai
Sai
Bài 2: Trên hình bên có AC là tia phân giác góc BAD và CB = CD
Chứng minh: ABC = ADC
Bài 2: 
Vẽ CH AB (H AD)	 
CK AD (K AD)
C thuộc tia phân giác BAD
Do đó: CH = CK
Xét (CHB = 900 )
Và tam giác CKD (CKD = 900)
Có CB = CD (gt); CH = CK (c/m trên)	
Do đó: (cạnh huyền - góc vuông)
 HBC = KDC ABC = ADC
Hoạt động 4: Củng cố – Về nhà.
Bài 3: Cho ∆ABC, Các tia phân giác của các góc B và C cắt nhau ở I. Qua I kẻ đường thẳng song song với AB, cắt AC và BC ở D và E. Chứng minh rằng DE = AD + BE
Bài 4: Chứng minh rằng trong tam giác cân các đường phân giác ứng với cạnh bên thì bằng nhau.
Bài 5: ∆ABC cân tại A. Tia phân giác của góc A cắt đường trung tuyến BD tại K. Gọi I là trung điểm của AB. CMR 3 điểm I, K, C thẳng hàng.
Thứ 7 ngày 23/ 4/ 2011
Tiết: 35
 ôn tập chương iv
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức về biểu thức đại số, đơn, đa thức
 - Ôn tập các quy tắc công, trừ, các đơn thức đồng dạng; cộng trừ đa thức một biến, nghiệm của đa thức một biến.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng cộng, trừ các đa thức, sắp xếp các hạng tử của đa thức theo cùng một thứ tự, xác định nghiệm của đa thức.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Hệ thống bài tập.
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức 
III. Tiến trình thực hiện:
hoạt động của thầy và trò
nội dung
Hoạt động 1: ổn định lớp.
 - Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
Hoạt động 2: Lí thuyết.
1. Biểu thức đại số: (sgk – tr 25)
2. Các bước tính giá trị của một btđs: (sgk – tr 28)
3. Đơn thức: 
 Đơn thức đồng dạng
 Các phép toán về đơn thức
4. Đa thức
 Các phép toán về đa thức
5. Đa thức một biến
 Cộng, trừ đa thức một biến
 Nghiệm của đa thức một biến
Thứ 7 ngày 16/ 4/ 2011
Tiết: 36
 tính chất ba đường trung trực, 
 ba đường cao của tam giác
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - củng cố lại các tính chất về đường trung trực, đường cao của tam giác 
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng vẽ hình dùng thước, êke, compa.
 - Biết vận dụng các kiến thức lí thuyết vào giải các bài toán chứng minh.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Hệ thống bài tập.
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức 
III. Tiến trình thực hiện:
hoạt động của thầy và trò
nội dung
Hoạt động 1: ổn định lớp.
 - Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
Hoạt động 2: Lí thuyết.
+ Đường trung trực của đoạn thẳng là đường vuông góc tại trung điểm của đoạn thẳng đó.
+ Đường trung trực của tam giác là đường trung trực của cạnh tam giác. Một tam giác có ba đường trung trực. Ba đường trung trực của tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm đó cách đều ba đỉnh của tam giác
+ Các điểm nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB cách đều hai đầu đoạn thẳng AB.
+ Tập hợp các điểm cách đều hai đầu đoạn thẳng AB là đường trung trực của đoạn thẳng AB.
+ Đọan vuông góc kẻ từ đỉnh đến đường thẳng chứa cạnh đối diện được gọi là đường cao của tam giác.
+ Một tam giác có ba đường cao. Ba đường cao của tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này gọi là trực tâm của tam giác.
Hoạt động 3: Bài tập

File đính kèm:

  • docGiao an tu chon toan 7 chuan.doc
Bài giảng liên quan