Giáo án Vật Lý 8 - Trần Ngọc Thanh

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

2. Kỹ năng :

3. Thái độ:

B/ CHUẨN BỊ:

1. GV: Giáo án, sgk, sbt

2. HS : Học và làm BTVN

 

doc133 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1792 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Vật Lý 8 - Trần Ngọc Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
00. 105 = 70.106 (J)
 Hiệu suất của động cơ là: 
 H = 
 ĐS: 38%
 III/ HDVN (2’)
Học thuộc ghi nhớ, đọc kĩ sgk, học thuộc khái niệm động cơ nhiệt, định nghĩa hiệu suất của động cơ nhiệt, công thức tính.
BTVN: SBT
Trả lời các câu hỏi ôn tập chương II; vận dụng (sgk – 101; 103)
Tiết sau ôn tập và tổng kết chương II.
NS: NG:
 Tiết 33 (Bài 29): 
Câu hỏi và bài tập tổng kết chương II: NHIỆT HỌC
A/ Phần chuẩn bị:
 I/ Mục tiêu: 
Hs trả lời được các câu hỏi trong phần ôn tập.
Làm được các bài tập trong phần vận dụng.
 II/ Chuẩn bị: 
 GV: Giáo án; sgk; sbt; bảng phụ.
 HS: Ôn tập, tự trả lời các câu hỏi và BT đã yêu cầu.
B/ Phần lên lớp:
 * Sĩ số: 8A: 8B: 8C: 
 I/ Kiểm tra:
Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của Hs.
Nhận xét chung về việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
II/ Bài mới: 
 Tổ chức các hoạt động dạy học:
 HĐ 1: Ôn tập (20’)
G: Tổ chức cho HS thảo luận trả lời từng câu hỏi trong phần ôn tập – thống nhất ý kiến đúng – ghi vở.
? Hiệu suất của động cơ nhiệt có thể đạt 100% hay không? Vì sao?
H: Không thể. Vì A luôn nhỏ hơn Q; Q hao phí làm nóng động cơ,…
I/ Ôn tập:
1. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
2. Hai đặc điểm:
 + Nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
 + Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
3. Nhiệt độ của vật càng cao, các nguyên tử phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
4. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của tất cả các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt độ của vật càng cao, các nguyên tử phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
5. Hai cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật:
 Thực hiện công và truyền nhiệt.
VD: Cọ xát vật với vật khác. Cho vật tiếp xúc với vật khác có nhiệt độ cao hơn (hoặc thấp hơn).
6. Bảng 29.1: 
	Rắn	Lỏng	Khí	Chân không
Dẫn nhiệt	*	+	+	-
Đối lưu	-	*	*	-
Bức xạ nhiệt	-	+	+	*
7. Nhiệt lượng: Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
Vì là số đo nhiệt năng mà đơn vị của nhiệt năng là J nên nhiệt lượng cũng có đơn vị là J
8. Nghĩa là: muốn cho 1kg nước nóng lên thêm 10C cần 4200 J
9. Công thức tính nhiệt lượng:
 Q = m . c . t 
 Trong đó: Q – Nhiệt lượng vật thu vào hoặc tỏa ra (J)
 m– Khối lượng của vật (kg)
 t - Độ tăng (giảm) nhiệt độ (0C)
 C – Nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K)
10. Khi có hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì:
 + Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ 2 vật cân bằng nhau.
 + Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào. (thể hiện sự bảo toàn năng lượng)
11. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu: Đại lượng cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg nhiên liệu.
Năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106J/kg nghĩa là: 1 kg than đá khi bị đốt cháy hoàn toàn sẽ tỏa ra 1 nhiệt lượng bằng 27.106J
12. Ví dụ: 
 + Truyền cơ năng từ vật này sang vật khác:
 Đá bóng: cơ năng của chân cơ năng của quả bóng.
 + Truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác:
 Cho một vật vào tủ lạnh: nhiệt năng truyền từ vật không khí trong tủ.
+ Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng:
 Xoa hai tay vào nhau tay nóng lên: cơ năng của tay chuyển hóa thành nhiệt năng của tay.
+ Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng:
 Trong động cơ nhiệt, nhiên liệu bị đốt cháy, tỏa nhiệt sinh công làm động cơ hoạt động: nhiệt năng của nhiên liệu chuyển hóa thành cơ năng của động cơ.
13. Công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt:
 H = Trong đó: A – Công có ích mà động cơ thực hiện (J)
 Q – Nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy 
 ta ra (J)
 H – Hiệu suất (%)
HĐ 2: Vận dụng (15’)
G: gọi Hs trả lời từng câu – chốt lại câu trả lời đúng.
G: YC hs đọc và tóm tắt đề bài.
? Phân tích đề bài? Nêu hướng giải?
H: mdầu Qtỏa dầu
Qnước và ấm thu vào
Qthu nước +Qthu ấm
B – Vận dụng: 
I/ Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng?
 1. B 2. B 3. D 4. C 5. C
II/ Trả lời câu hỏi:
1. Có hiện tượng khuếch tán là vì các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động và giữa chúng có khoảng cách.
 Hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm đi khi nhiệt độ giảm.
2. Một vật lúc nào cũng có nhiệt năng vì các phân tử cấu tạo nên vật lúc nào cũng chuyển động.
3. Không. Vì miếng đồng nóng lên (nhiệt năng tăng) bằng cách thực hiện công.
4. Nhiệt năng của nước thay đổi là do có sự truyền nhiệt từ bếp đun sang nước.
 Nút bật lên là do nhiệt năng của hơi nước và không khí trong ống chuyển hóa thành cơ năng.
III/ Bài tập:
Bài 1: Biết: Bài giải:
V = 2 lít m 1 = 2 kg Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước
c1= 4200 J/kg.K và ấm là:
m = 0,5 kg Qci = Q1 + Q2 
c2 = 880J/kg.K = m1c1t + m2c2t
H = 30% = (2. 4200 + 0,5. 880). 80
qdầu = 44.106 J/kg = 707 200 (J)
--------------------------------- Vì nhiệt lượng để làm nóng ấm nước 
Tính: mdầu = ? chỉ bằng 30% nhiệt lượng do dầu bị
 đốt cháy tỏa ra nên ta có nhiệt lượng do dầu bị đốt
 cháy tỏa ra là:
 Qtp = 
 Lượng dầu cần dùng:
 Qtp = md.qd md = 
 ĐS: 0,05g kg
HĐ 3: Trò chơi ô chữ
G: Treo bảng phụ vẽ sẵn ô chữ. Y/c HS tự điền vào bảng.
C. Trò chơi ô chữ:
Hàng ngang: Hàng dọc
Hỗn độn
2) Nhiệt năng NHIỆT HỌC
Dẫn nhiệt
Nhiệt lượng
Nhiệt dung riêng
Nhiên liệu
Nhiệt học
 8) Bức xạ nhiệt
HĐ4: HDVN (2’)
Ôn toàn bộ chương “Nhiệt học” theo các nội dung đã ôn. Tiết sau kiểm tra học kì.
NS: NG:
Tiết 34: KIỂM TRA HỌC KÌ II
A/ PHẦN CHUẨN BỊ:
 I/ MỤC TIÊU:
Kiểm tra việc nắm kiến thức cơ bản của học sinh trong học kì II.
Kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập của học sinh.
 Từ đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối 
 tượng học sinh nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học trong thời gian
 tới.
 II/ CHUẨN BỊ: 
 GV: Hệ thống kiến thức cơ bản cho học sinh thông qua tiết ôn tập và tổng kết 
 chương II. Đề - đáp án – biểu điểm.
 HS: Ôn tập
B/ PHẦN LÊN LỚP:
 I/ ĐỀ KIỂM TRA:
Phần I: Điền cụm từ (hoặc số) thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: (3 điểm)
………………. và ………………….. là hai dạng của cơ năng.
Trong quá trình cơ học, ………………… và ………………… có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng ……………….... của vật được bảo toàn.
Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng chứng tỏ các nguyên tử, phân tử ……………..
………………………. và giữa chúng có ……………………………
Nhiệt có thể truyền từ vật có ………………… hơn sang vật có ……………………
hơn. Sự truyền nhiệt này xảy ra cho đến khi ………………. của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.
Một viên đạn được bắn ra từ nòng súng rơi xuống biển, nguội đi và chìm dần. 
Viên đạn đã truyền cả ………………. và ……………………. cho nước biển. 
 6) Động cơ nhiệt là những động cơ trong đó một phần …………………… của ..........
 ………………. bị đốt cháy được chuyển hóa thành …………………….
Phần II: Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng (3 điểm)
1. Trong các cách sắp xếp chất dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào đúng?
 A. Đồng, nước, thủy ngân, không khí. B. Đồng, thủy ngân, nước, không khí.
 C. Thủy ngân, đồng, nước, không khí. D. Không khí, nước, thủy ngân, đồng.
2. Nhiệt năng của một vật:
 A. Chỉ có thể thay đổi bằng cách truyền nhiệt.
 B. Chỉ có thể thay đổi bằng cách thực hiện công.
 C. Có thể thay đổi cả bằng cách truyền nhiệt và thực hiện công.
 D. Không thể thay đổi được.
3. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt 
 A. Chỉ có ở chất rắn. B. Chỉ có ở chất lỏng.
 C. Chỉ có ở chất khí. D. Có ở cả chất rắn, lỏng và khí.
4. Nhúng một thỏi đồng và một thỏi nhôm có cùng khối lượng và nhiệt độ ban đầu vào một cốc nước nóng có nhiệt độ cao hơn. Sau một khoảng thời gian, nhiệt độ cuối cùng của thỏi đồng sẽ:
 A. Bằng với nhiệt độ của thỏi nhôm. B. Lớn hơn nhiệt độ của thỏi nhôm.
 C. Nhỏ hơn nhiệt độ của thỏi nhôm. D. Chưa đủ yếu tố để kết luận.
5. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu có đơn vị là:
 A. jun, kí hiệu là J. B. jun trên kilôgam kenvin, kí hiệu là J/kg.K.
 C. jun kilôgam, kí hiệu là Jkg. D. jun trên kilôgam, kí hiệu là J/kg.
6. Biết năng suất tỏa nhiệt của than bùn là q = 1,4. 107 J/kg. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 25 kg than bùn: 
 A. 35. 106J B. 3,5. 108J C. 0,56. 106J D. 17,8. 107J
Phần III: Giải bài tập sau (4 điểm):
 Một ấm nhôm có khối lượng 0,5 kg chứa 2,5 kg nước ở nhiệt độ 200C.
Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước trên.
Nếu dùng một bếp dầu để đun sôi ấm nước trên thì phải tốn 80g dầu hỏa. Tính hiệu suất của bếp dầu.
 Cho biết: nhiệt dung riêng của nước là: 4200J/kg.K; của nhôm là: 880J/kg.K.
 Năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là 44.106J/kg.
II/ ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM:
Phần I: Mỗi câu đúng 0,5 điểm; sai một ý 0,25 điểm.
 1) động năng; thế năng.
 2) động năng; thế năng; cơ năng.
 3) chuyển động không ngừng; khoảng cách.
 4) nhiệt độ cao; nhiệt độ thấp; nhiệt độ.
 5) cơ năng, nhiệt năng.
 6) năng lượng; nhiên liệu; cơ năng.
Phần II: Mỗi câu đúng 0,5 điểm.
 1 – B 2 – C 3 – D 4 - A 5 – D 6 – B
 Phần III: 
 Tóm tắt: Bài giải:
Biết:* m1 = 0,5 kg a) Nhiệt lượng ấm nhôm thu vào khi nhiệt độ 
 c1 = 880 J/kg.K tăng từ 200C đến 1000C là:
 t1 = 200C Q1 = m1c1(t – t1) = 0,5. 880.(100 – 20)
 t = 1000C = 35 200 (J)
 * m2 = 2,5 kg Nhiệt lượng nước trong ấm thu vào khi nhiệt
 c2 = 4200 J/kg.K độ tăng từ 200C đến 1000C :
 t2 = 200C Q2 = m2c2(t – t2) = 2,5.4200.(100 – 20)
 t = 1000C = 840 000 (J)
 * md = 80g = 0,08 kg Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước trên:
 qd = 44.106J/kg Q = Q1 + Q2 = 35 200 + 840 000 
--------------------------------- = 875 200 (J)
Tính: a) Q = ? b) Nhiệt lượng có ích là nhiệt lượng cần để đun 
 b) H = ? sôi ấm nước trên: Qci = Q = 875 200J
 = 0,8752 . 106J
 Nhiệt lượng toàn phần do 0,08 kg dầu tỏa ra khi cháy hoàn toàn:
 Qtp = md . qd = 0,08. 44. 106 = 3,52 . 106 (J)
 Hiệu suất của bếp dầu đó là: 
 H = 
 ĐS: a) 875 200 J
 b) 25%
 - Tóm tắt đúng, hợp lí (có thể theo cách khác) – 0,25 điểm.
 - Câu a: Tính đúng Q1 – 0,5 điểm 
 Tính đúng Q2 – 0,5 điểm; Q – 0,5 điểm.
 - Câu b: Lập luận đúng Qci – 0,5 điểm. Tính đúng Qtp – 0,5 điểm.
 Tính đúng H – 1 điểm.
Ghi đáp số – 0,25 điểm.
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docGALi82010.doc
Bài giảng liên quan