Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn ngữ văn đối với học sinh trường THCS

 A.NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG

I. MÔI TRƯỜNG:

1.Khái niệm về môi trường:

 (Theo điều 3 luật BVMT năm 2005) Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên, vật chất nhân taọ bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.

 

ppt34 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 705 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn ngữ văn đối với học sinh trường THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ợp với mục tiêu và nội dung của việc giáo dục bảo vệ môi trường.Ví dụ : Thông tin về ngày trái đất năm 2000, Ôn dịch, thuốc lá , Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.2/ Mức độ bộ phận: Được thực hiện khi vấn đề môi trường đặt ra cụ thể hơn dưới dạng một hình ảnh, một vấn đề môi trường nào đó được phản ánh, đề cập bàn luận đến.Ví dụ : Sông nước Cà Mau, Côn Sơn ca, Sống chết mặc bay, Hai cây phong, Rô –bin -sơn ngoài đảo hoang...3/ Mức độ liên hệ: Được thực hiện khi các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường không được nêu rõ trong SGK, nhưng thông qua nội dung kiến thức bài học có thể liên hệ với đời sống thực tế thì giáo viên cho HS liên hệ.	Ví dụ : Sự tích hồ Gươm, Cây tre Việt Nam, Lao xao, Sơn Tinh Thủy Tinh, Động Phong Nha...E. CÁCH THỨC TÍCH HỢP1/ Tích hợp trong phân môn tập làm văn:Ở phân môn này, cách tích hợp tốt nhất là ra đề về vấn đề bảo vệ môi trường. Trên cơ sở này, giáo viên gợi ý cho HS về những nội dung cần giải quyết, hướng HS những vấn đề liên hệ , so sánh ... để HS bàn luận và bộc lộ thái độ về bảo vệ môi trường.Ví dụ cách ra đề: Đóng vai một bác công nhân vệ sinh môi trường, em hãy kể lại một ngày làm việc của mình. Hoặc:	Rừng quê em đang bị chặt phá. Em hãy nói về hiện tượng này và hãy kêu gọi mọi người ngăn chặn việc phá rừng.2/ Tích hợp trong môn Tiếng Việt.Tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường trong phân môn Tiếng Việt có thể được thực hiện trong các bài về trường từ vựng, nghĩa của từ, từ mượn ... trong nội dung bài học có thể chọn các từ, các câu nói về môi trường. Có một số bài có thể đưa kiến thức về môi trường sâu hơn.Ví dụ: GV có thể cho HS tìm các từ, ngữ có cùng trường nghĩa về: rừng, động vật, cây cối, ...3/ Tích hợp trong phân môn Văn học.Việc tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường trong phân môn văn học được thực hiện khá đa dạng và phong phú. Việc tích hợp có thể được thực hiện từ chỗ phân tích từ, câu đến liên hệ, so sánh và liên tưởng về các vấn đề môi trường.G. MỘT SỐ VĂN BẢN CÓ THỂ TÍCH HỢP 	GD BVMT -Có tất cả 35 đơn vị bài được đưa vào có thể tích hợp ở những góc độ khác nhau.-Mỗi văn bản có sự gợi ý, hướng dẫn tích hợp cụ thể với 3 vấn đề: Mức độ tích hợp, nội dung cần đạt trong phương pháp tích hợp và cách thực hiện. - Những văn bản cụ thể. H. HƯỚNG DẪN SOẠN GIẢNG VIỆC TÍCH HỢP 	GIÁO DỤC BVMT Bài soạn:	 BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎA/ Mục tiêu cần đạt * Về kiến thức:	Giúp HS:	- Thấy được tình yêu đất mẹ và mong muốn bảo vệ, giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên, của môi trường sống.	- Thấy được hiệu quả của văn nghị luận, loại văn có đủ sức mạnh để giải quyết những vấn đề trọng đại đối với một dân tộc, một Quốc gia. *Về kĩ năng: - HS đọc và cảm thụ được những giá trị của văn bản	- Có thể tìm hiểu, phân tích, một bức thư có nội dung 	chính luận.	B/ Chuẩn bị:	+ Đối với giáo viên: giáo án và những tài liệu liên quan	+ Đối với HS: bài soạn ở nhàC/ Các bước lên lớp:1/ ổn định tổ chức 2/ Kiểm tra bài cũGiáo viên giới thiệu bài: Đất mẹ bao giờ cũng cao đẹp và thiêng liêng, riêng đối với người da đỏ - tộc người đã từng đổ bao xương máu để bảo vệ đất nước của mình thì điều đó càng thiêng liêng hơn rất nhiều. Chúng ta hãy tìm hiểu tình cảm của người da đỏ dành cho đất đai của họ qua bức thư của một thủ lĩnh sau đây:HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: tìm hiểu chung về văn bản.Giáo viên giới thiệu cách đọc và đọc mẫu một đoạn.HS thay nhau đọc phần còn lại.HS tìm hiểu kỹ các chú thích 1,3,4,9,10.Thể loại của văn bản.- Nội dung của văn bản I/ Đọc và tìm hiểu chung.1/ Đọc:2/ Giải nghĩa từ khó.3/ Thể loại: thư từ - chính luận – trữ tình.4/ Bố cục:Phần 1: Vai trò của thiên nhiênPhần 2: Cách đối xử với thiên nhiênPhần 3: Tác hại Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết - Câu hỏi: tìm hiểu từ ngữ, chi tiết nói lên tình cảm của người da đỏ với thiên nhiên, môi trường đất đai?II/ Tìm hiểu văn bản:1/ Sự đối xử của con người với thiên nhiên, đất đai, môi trường :Người da đỏ:Đất là mẹ, chúng tôi là một phần tử của mẹ.- Hoa là chị là em, tất cả chung một gia đình.- Câu hỏi: em nhận xét gì về các hình ảnh được sử dụng để so sánh: mẹ, chị, em, anh em, ông cha ... Đó là hình ảnh con người trong cùng một gia đình, chung một dòng máu... Sự gắn bó máu thịt, thiêng liêng và vĩ đại của người mẹ, người chị và những người anh em. Dòng sông ,con suối là máu của tổ tiên.Tiếng thì thầm của dòng nước, tiếng côn trùng là tiếng nói của cha ông- Không khí vô cùng quí giá.- Đất đai có được là do nhiều mạng sống bồi đắp lên Vì sao người da đỏ lại đối xử với đât đai như vậy? -Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?-Người da trắng ứng xử với đất như thế nào? - Vì mảnh đất này bao đời đã nuôi dưỡng họ. Đất đai đã cho họ tất cả.- Cách lập luận chặt chẽ nhiều từ ngữ quan trọng được nhắc đi nhắc lại.b/ Người da trắng: Là kẻ xa lạ với đất. Họ lấy đi từ lòng đất những gì họ cần. Xem đất đai như một vật tước đạt được và có thể bán đi như một con cừu, một viên kim cương.- Họ thèm khát ngấu nghiến đất đai để rồi bỏ lại đằng sau những hoang mạc.- Họ hủy diệt muông thú quí hiếm. -Hãy so sánh cách ứng xử với đất của người da đỏ và người da trắng? Người da trắng xem đất đai là một thứ mua bán, họ không nhìn thấy mối liên hệ thiêng liêng giữa con người với đất đai, họ không có tình yêu đất đai. Người da đỏ : biết bảo vệ, nâng niu và tôn trọng đất đai, giữa họ và đất đai có sự liên hệ mật thiết lẫn nhau. Đất đai là một phần không thể thiếu đối với người da đỏ, đất đai còn là nguồn sống của người da đỏ.- Người da trắng: Họ chỉ biết lợi nhuận và bất chấp tất cả, họ đã hủy hoại môi trường sống của đất đai.-Vì sao nói đây là bức thư hay nhất về việc bảo vệ môi trường?- Vì nội dung bức thư xuất phát từ tình yêu thiêng liêng của người da đỏ đối với đất đai. Bức thư đã nêu lên được sự gắn kết giữa con người với môi trường và thái độ của mọi người đối với việc bảo vệ đất đai.- Thông điệp của bức thư là kêu gọi mọi người hãy vì môi trường mà hành động.-Em hãy chỉ ra nét đặc sắc nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng và tác dụng của nó? - Nghệ thuật đối lập và điệp ngữ. - Hai biện pháp này có tác dụng thể hiện được tình cảm sâu đậm của người da đỏ đối với quê hương và thái độ bảo vệ môi trường, đất đai một cách cương quyết của người da đỏ. Hoạt động 3: Tổng kết, (Phần này cho học sinh làm và trình bày tại lớp, GV nhận xét, kết luận vấn đề) III/ Tổng kết: ( Xem ghi nhớ )Luyện tập Viết một đoạn văn khoảng 5 câu có nội dung về trách nhiệm của bản thân em trong việc bảo vệ đất đai, môi trường. * Củng cố, dặn dò: - Nêu lại tình yêu và sự đối xử của người đỏ với 	đất đai. - Chuẩn bị bài: Động Phong Nha.	Văn bản 	 THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT 	NĂM 2000 A/ Mục tiêu cần đạt: * Về kiến thức:- Giúp HS nhận thức về tác hại của việc sử dụng bao bì 	ni lông.- Thấy được tầm quan trọng và tính phức tạp của một trong những vấn đề khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường hiện này là xử lý rác thải.* Về kĩ năng:- HS đọc và cảm thụ những giá trị, những thông tin 	trong văn bản.- HS tích cực tham gia và vận động mọi người cùng ra tay bảo vệ môi trường. B/ Chuẩn bị: - Đối với giáo viên: giáo án và các tài liệu liên quan.- Đối với HS: sự chuẩn bị ở nhà.C/ Các hoạt động dạy học: - Ổn định tổ chức :- Kiểm tra bài cũ: - Bài mới :	GV giới thiệu bài: Ngày 24 tháng 4 hằng năm là ngày trái đất, đó là ngày để con người nhận thức và hành động vì một trái đất xanh – sạch – đẹp.	- Năm 2000, nước ta lần đầu tiên tham gia năm trái đất với chủ đề: “một ngày không dùng bao bì ni lông” HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: đọc và tìm hiểu chung- Giáo viên hướng dẫn cách đọc- HS đọc văn bản Hoạt động 2:- GV giải thích các từ khó.- Văn bản này có thể chia thành mấy phần? Nội dung của từng phần?I. Đọc văn bản.II/ Tìm hiểu chung:1/ Xuất xứ:2/ Tìm hiểu từ khó:3/ Bố cục:Văn bản được chia làm 4 phần - Phần 1: Sơ lược nguồn gốc và nguyên nhân sự ra đời của ngày trái đất.- Phần 2 : Thuyết minh tác hại của việc sử dụng không đúng cách của bao bì ni lông.- Phần 3: đề ra những việc cần làm để bảo vệ trái đất.- Phần 4 : lời kêu gọi, động viên mọi người nâng cao ý thức - Nêu kiểu loại văn bản? Hoạt động 3:-Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường của bao bì ni lông?Văn bản nhật dụng thuyết minh một vấn đề khoa học tự nhiên. II/ Tìm hiểu văn bản:1/ Bao ni lông và việc gây ô nhiễm môi trường. - Do tính khó phân hủy và vô cùng độc hại của khói bao bì ni lông. -Nêu các biểu hiện ô nhiễm của bao bì ni lông?Các biểu hiện gây ô nhiễm:+ Gây bẩn, vướng, cản trở sự phân hủy đất đai, làm giảm vẻ đẹp của hè đường, phố xá.+ Lẫn vào đất làm thực vật không phát triển, xói mòn đất đai...+ Tắt cống dẫn nước thải, muỗi phát sinh ... -Nêu những biện pháp xử lý bao ni lông? Nêu hạn chế của những biện pháp ấy? 2/ Những biện pháp xử lý hiện tượng ô nhiễm do bao bì ni lông. - Đốt;- Chôn;Tái chế; + Đốt: thải khí độc gây tác hại cho sức khỏe con người, có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh và tử vong.+ Chôn: rất khó và lâu phân hủy + Tái chế: chất lượng đồ dùng kém, thải khói ô nhiễm môi trường. -Theo em,cách nào tốt nhất trong việc ứng xử với bao bì ni lông để bảo vệ trái đất ngày một sạch hơn? ( cho thảo luận) -Một ngày không dùng bao bì ni lông có ý nghĩa như thế nào?Để giải quyết triệt để ô nhiễm môi trường do bao ni lông, tốt nhất là tuyệt đối không sản xuất, không tiêu dùng trên toàn thế giới và thay bằng đồ dùng khác. 3/ Ý nghĩa của ngày không sử dụng túi ni lông. - Đây là một hành động vô cùng thiết thực và cấp bách, nó thay đổi thói quen trong việc sử dụng bao ni lông của mỗi người dân -Chúng ta làm gì để giảm thiểu về bao bì ni lông?(cho HS thực hiện phương pháp khăn phủ bàn, sau đó trả lời ý chung.) Hoạt động 4:Hoạt động 5: - Thay đổi thói quen sử dụng- Giặt và dùng lại nhiều lầnTuyên truyền cho mọi người về tác hại của việc sử dụng bao ni lôngIII. Tổng kết: (Xem ghi nhớ. )IV Luyện tập: Nêu suy nghĩ của bản thân em trong việc bảo vệ môi trường nhìn từ góc độ dùng bao bì ni lông. * Củng cố, dặn dò: - Nêu lại tác hại của việc dùng bao bì ni lông ? Em phải làm gì để góp phần giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường do dùng bao bì ni lông?-Về nhà chuẩn bị bài cũ để kiểm tra văn .MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NẠN PHÁ RỪNG

File đính kèm:

  • pptgiao an BVMT tham khao.ppt