Giáo trình Chương II: Phân giới thực vật chưa có nhân thật (Nhóm Prokaryota)

HƯƠNG II:

PHÂN GIỚI THỰC VẬT CHƯA CÓ NHÂN THẬT (NHÓM PROKARYOTA)

NGÀNH VI KHUẨN (BACTERIOPHYTA)

I. HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC

II. CẤU TẠO TẾ BÀO VI KHUẨN

1. Vỏ nhầy hay bao nhầy (capsule)

2. Thành tế bào

3. Màng chất nguyên sinh

4. Tế bào chất (Cytoplasm)

5. Thể nhân (nuclear body)

6. Tiên mao (flagella) và khuẩn mao (pils hay fimbria)

III. TĂNG TRƯỞNG VÀ SINH SẢN

IV. DINH DƯỠNG VÀ CHUYỂN HÓA

1. Các dạng tự dưỡng

2. Các dạng dị dưỡng

V. PHÂN BỐ NGUỒN GỐC VÀ QUAN HỆ HỌ HÀNG

1. Phân bố

2. Nguồn gốc và quan hệ họ hàng

VI. VAI TRÒ CỦA VI KHUẨN

1. Lợi ích của vui khuẩn

2. Bất lợi của vi khuẩn

VII. PHÂN LOẠI VÀ ĐẠI DIỆN

1. Bộ Eubacterriales

2. Bộ Ferribacteriales

3. Bộ Hyphomicrobiales

4. Bộ Thiobacteriales

5. Bộ Chlamydobacteriales

6. Bộ Caryophanales

7. Bộ Actinomycetales

8. Bộ Mycobacteriales

9. Bộ Coccales

10. Bộ Actinoplanales

11. Bộ Myxobacteriales

12. Bộ Spirochaetales

13. Bộ Mycoplasmatales

14. Bộ Rickettsiales

15. Bộ Chlamydiales

I. CẤU TẠO TẾ BÀO

1. Tế bào dinh dưỡng

2. Dị bào

II. TẢN CỦA TẢO LAM

1. Tản đơn bào

2. Tản hình sợi

III. SINH SẢN

1. Tảo đơn bào

2. Tản sợi

IV. SỰ CỐ ĐỊNH ĐẠM

1. Có 3 nhóm mvi khuẩn lam cố định đạm

2. Các yếu tố lý hoá ảnh hưởng đến hoạt động nitrogenase trong tế bào

V. SINH HỌC CỦA TẢO LAM

1. Sự cử động

2. Thích ứng sắc tố

3. Môi trường sống của tảo lam

4. Sự dinh dưỡng của Thanh tảo

VI. PHÂN LOẠI (theo T. V. Desikachary, 1959 và P. Bourrelly, 1970)

VII. TÍNH KINH TẾ CỦA TẢO LAM

VIII. MỐI QUAN HỆ CỦA TẢO LAM VỚI CÁC SINH VẬT KHÁC

pdf30 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Chương II: Phân giới thực vật chưa có nhân thật (Nhóm Prokaryota), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
, to nằm cạnh dị bào. Sống trong các ruộng lúa trên các giá thể chết hay thực vật 
thành từng cục nhầy màu xanh vàng. Thoạt đầu chúng có lối sống bám, sau đó chuyển sang sống 
trôi nổi trong nước. Có khoảng 10 loài, các loài thường gặp là Gloeotrichia pisum, G. pilgeri. 
(Xem hình vẽ trong tập Bài giảng) 
 * Calothrix: sợi đơn độc hay trong một bó nhỏ, hình thành lớp màng hoặc cụm, không 
thấy hình thành tộc đoàn hình cầu. Một số loài phân nhánh giả thưa thớt hay không phân nhánh. 
Bao nhầy thường rắn chắc, đôi khi chỉ thấy ở phần gốc. Phân bố rộng: trên đá ẩm, trên đất, một số 
ở biển, ngay cả ở các suối nước nóng. Có khoảng 28 loài, các loài phổ biến là Calothrix geitonos, 
C. gloeocola. 
TOP 
Page 27 of 30Chuong II: Phan gioi thuc vat chua co nhan that (Nhom Prokaryota)
7/16/2007
(Xem hình vẽ trong tập Bài giảng) 
 1.4. Họ Scytonemataceae 
 Tản hình sợi gồm một hàng tế bào, có bao dầy, rắn chắc; phân nhánh giả đơn hoặc đôi; 
dị bào ở giữa sợi thường có 2 lỗ, còn dị bào ở gốc (đáy) của sợi hoặc nằm kế nhánh giả đơn thì 
chỉ có 1 lỗ; có tảo đoạn; một số loài có bào tử. 
 Họ gồm 8 giống được phân loại như sau: 
1. Không có dị bào....................................................................................................................2 
1. Có dị bào................................................................................................................................3 
2. Phía gốc (đáy) sợi rộng hơn phía ngọn (đỉnh).......................Pseudoscytonema 
2. Phía gốc (đáy) và ngọn (đỉnh) của sợi rộng như nhau....................Plectonema 
3. Nhiều sợi trong một bao................................................... ...........................Hydrocoryne 
3. Sợi đơn độc trong một bao..................................................................................................4 
 4. Ðỉnh nhọn.....................................................................................Scytonematopsis 
 4. Ðỉnh không nhọn.....................................................................................................5 
5. Bao hầu hết có phiến những mỏng song song.................................................................6 
5. Bao có những phiến mỏng rẽ ra (lệch ra); hình phểu mỏng.......................Petalonema 
 6. Hiếm khi phân nhánh giả, sợi trưởng thành hình liềm....Camptylonemopsis 
 6. Thường phân nhánh giả, sợi không có hình liềm...............................................7 
7. Nhánh giả thường đôi.......................................................................................Scytanema 
7. Nhánh giả thường đơn và thường mọc ra kế một dị bào...........................Tolypothrix 
 Trong đó có 2 giống phổ biến là: 
 * Scytonema: sợi thường phân nhánh giả đơn, đôi khi có nhánh giả đôi; sợi đơn độc 
trong mỗi bao, thẳng; có tảo đoạn; chỉ một ít loài có bào tử; tế bào hình cầu hoặc hình trứng; 
ngoại bào tử mỏng và láng. Thường sống trên đá ẩm, trên đất khô. Có khoảng 40 loài, Các loài 
thường gặp là Scytonema bohneri, S. coactile, S. tolypothrichoides. 
(Xem hình vẽ trong tập Bài giảng) 
 * Tolypothrix:: phân biệt với Scytonema ở chỗ thường có nhánh giả đơn (rất hiếm khi 
nhánh giả đôi) và dị bào nằm sát nhánh; tảo đoạn hình thành từ những vùng đỉnh; các tế bào ở 
đỉnh của sợi thường rộng và ngắn hơn; bào tử có ở một số loài. Sống trên các tản đá, trong nước. 
Có khoảng 18 loài. 
(Xem hình vẽ trong tập Bài giảng) 
2. Stigonematales 
 Tản sợi, phân nhánh thật; hầu hết có dị bào và thường có những chỗ lõm nối giữa các 
tế bào. Sinh sản bằng tảo đoạn và giả tảo đoạn, bì bào tử. Bộ có 5 họ, trong đó phổ biến là họ 
Stigonemataceae với khoảng 8 giống. Trong 8 giống này, có 2 giống phổ biến nhất là Hapalosiphon 
và Stigonema được phân biệt như sau: 
1. Sợi già có nhiiều hàng tế bào, sợi bò lan..........................................................Stigonema 
1. Sợi già có một hàng tế bào, hoặc có nhiều hàng tế bào ở những đoạn rất ngắn.......... 
TOP 
Page 28 of 30Chuong II: Phan gioi thuc vat chua co nhan that (Nhom Prokaryota)
7/16/2007
 .................................................................................................................Hapalosiphon 
(Xem hình vẽ trong tập Bài giảng) 
 1. Sự cố định đạm của Vi khuẩn lam có dị bào - nguồn lợi trong nông nghiệp. 
 Vi khuẩn lam có dị bào, có khả năng cố định đạm thông qua hoạt động của dị bào của 
chúng. Dị bào là những tế bào vách dày không có oxygen và không có hệ thống quang II; do đó 
nó không sản xuất oxygen trong sự quang hợp. Một số vi khuẩn lam không có dị bào cũng cố định 
được đạm khi chúng sống trong điều kiện kỵ khí, điều kiện cần thiết cho hoạt động của 
nitrogenase. Ở vùng Ðồng bằng sông Cửu long đã điều tra được 94 taxons Vi khuẩn lam, góp phần 
cố định đạm quan trọng, nhất là trong các ruộng lúa (Phùng, 1992). 
 Tùy thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu mà loại Vi khuẩn lam có khả năng cố 
định nitơ chiếm ưu thế ở từng vùng khác nhau là không giống nhau. Một số nghiên cứu cho biết 
loài vi khuẩn lam có khả năng cố định nitơ mạnh nhất ở các ruộng lúa Ấn Ðộ là Aulosira 
fertilissima, ở các ruộng lúa Nhật Bản là Tolypothrix tenuis. Các vi khuẩn lam có ý nghĩa nhiều 
nhất ở các ruộng lúa vùng Trung Á lại thuộc về giống Cylindrospermum, ở ruộng lúa Trung Quốc 
là Anabaena azotica, trong khi đó loài vi khuẩn lam quan trọng ở các vùng đất phía Nam phần 
thuộc lãnh thổ Châu Âu của Liên xô (cũ) lại là Gloeotrichia natans. 
 Ða số các vi khuẩn lam có dị bào có khả năng cố định nitơ, sống tự do trong đất và 
trong nước, nhưng cũng có một số ít loài có đời sống cộng sinh với thực vật. Chẳng hạn các dạng 
cộng sinh với nấm trong một số loài địa y. Một số loài tảo lam cố định nitơ có đời sống nội sinh 
trong các xoang của Ðịa tiền (Rêu tản) hoặc còn gặp ở cả một số loài Dương xỉ (Polypodium), một 
số các loài Tuế (Cycadales). 
 Ðặc biệt đáng chú ý là loài Anabaena azollae cộng sinh trong bèo hoa dâu, một loại cây 
dùng làm phân xanh và làm thức ăn gia súc có ý nghĩa kinh tế rất lớn ở nước ta. 
 Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nhờ sự phát triển của vi khuẩn lam trong ruộng lúa mà 
hằng năm mỗi hécta đất trồng lúa có thể lấy được thêm từ không khí khoảng 15 - 50 kg nitơ, trung 
bình là 20 - 25 kg, đôi khi thu được đến 80 kg hay nhiều hơn nữa. 
 Ngoài biện pháp bón phân (nhất là phân lân) và trung hòa đất để đẩy mạnh hoạt động 
của khu hệ Vi khuẩn lam cố định nitơ có sẳn trong ruộng, từ lâu người ta đã chú ý đến biện pháp 
nuôi cấy một số vi khuẩn lam có hoạt tính nitơ cao để bón thêm vào cho đất. Ðây là một hướng 
nghiên cứu rất đáng chú ý đối với một nước trồng lúa là chủ yếu, có khí hậu và mức độ chiếu 
sáng rất thích hợp như nước ta. Tuy nhiên, để có thể đưa được một số lượng lớn giống vi khuẩn 
lam vào ruộng và đảm bảo đầy đủ được các điều kiện làm cho chúng trở nên chiếm ưu thế trong 
ruộng không phải là không có nhiều khó khăn. 
 Biện pháp sử dụng tộc đoàn cộng sinh vi khuẩn lam - bèo hoa dâu nói chung thuận lợi 
hơn nhiều. Trong điều kiện nước ta bèo hoa dâu được coi là loại phân xanh và thức ăn gia súc hết 
sức quí giá. 
 Bèo hoa dâu phát triển hết sức nhanh chóng mà không cần sử dụng đến các loại thức ăn 
nitơ có trong ruộng. Các thí nghiệm nuôi cấy bèo hoa dâu trên các môi trường không chứa nitơ 
cho thấy việc bổ sung nitơ sẽ làm hạn chế tốc độ phát triển cũng như tốc độ tích lũy nitơ trong 
sinh khối của bèo. (Nguyễn Lân Dũng, 1969. Võ Minh Kha, Trần Quang Thuyết, 1970). 
 Bèo hoa dâu có chứa khoảng o,25% nitơ, trên mỗi hecta đất nếu dùng để nuôi bèo 
quanh năm có thể thu được tới 200 - 360 tấn phân xanh, và như vậy là tương đương với khối 
lượng nitơ của 2.500 - 4.500 kg sunphát amon. Thật khó có loại cây phân xanh nào đạt được như 
VII. TÍNH KÍNH TẾ CỦA TẢO LAM TOP 
Page 29 of 30Chuong II: Phan gioi thuc vat chua co nhan that (Nhom Prokaryota)
7/16/2007
vậy. Bèo hoa dâu có thể sống chung với lúa, có thể khống chế dễ dàng để cho lụi đi khi cần thiết, 
có thể phân giải nhanh trong đất, ngoài ra còn có cả tác dụng chống cỏ dại, chống hạn, chống 
nóng cho lúa. 
 Khác với tất cả các loài thực vật khác, bèo hoa dâu do cộng sinh với vi khuẩn lam nên 
chứa một lượng đáng kể vitamin B12 khoảng 70(/kg (tính theo trọng lượng khô). 
 2. Một số tảo lam có hàm lượng protein cao như Spirulina maxima, S. platensis hiện 
đang được nuôi trồng để thu sinh khối nhằm bổ sung nguồn protein cần thiết cho chăn nuôi và cho 
con người. Các loài nầy chứa hàm lượng protein rất cao trên 60% trọng lượng khô và rất nhiều 
axít amin không thay thế mà cơ thể con người và động vật không tổng hợp được. Nuôi công 
nghiệp 2 loài tảo nầy là một vấn đề cần được quan trọng. 
 3. Mặt khác, tảo lam tích lũy ở đáy thủy vực tham gia vào việc hình thành bùn 
sapropen. Trong chăn nuôi và trong sản xuất nông nghiệp, sapropen là nguồn thức ăn cho gia súc 
giàu vitamin và nguồn phân bón có giá trị cao. Trong công nghiệp, người ta sử dụng sản phẩm 
được chưng khô của sapropen để làm than cốc, hắc ín, khí hơi. 
 4. Một số tảo lam được dùng làm thức ăn cho người như Nostoc commune, Nostoc 
pruniforme. Ðây là một loại thực phẩm ngon và quí đối với người Trung Quốc, giàu protein và 
vitamin. 
 5. Cùng với vi khuẩn và các động vật nguyên sinh, tảo lam còn được dùng làm sạch 
sinh học các nguồn nước thải ra từ sản xuất công nghiệp. 
 Quan hệ của Tảo lam với các nhóm sinh vật khác cũng chưa rõ ràng. Một số nhà Thực 
vật học cho rằng Tảo lam tiến hóa theo hướng từ đơn bào đơn giản tới tộc đoàn, nên có lẽ quan hệ 
với Tảo đỏ vì một số Tảo lam có sắc tố đỏ (phicoerythrin) của Tảo đỏ. Tuy nhiên, nhiều người cho 
rằng Tảo lam có quan hệ với Vi khuẩn do chúng có cấu tạo quá đơn giản. Di tích hóa thạch vẫn 
còn giữ lại trong địa khai, hơn nửa chúng xuất hiện với lượng lớn trên bề mặt trái đất. 
VIII. MỐI QUAN HỆ CỦA TẢO LAM VỚI CÁC SINH 
VẬT KHÁC 
TOP 
Page 30 of 30Chuong II: Phan gioi thuc vat chua co nhan that (Nhom Prokaryota)
7/16/2007

File đính kèm:

  • pdfPhan gioi thuc vat chua co nhan that.pdf
Bài giảng liên quan