Giáo trình Di truyền y học - Chương 14: Phòng và chẩn đoán bệnh di truyền & dị tật bẩm sinh
Mục tiêu chính của chẩn đoán trước sinh (prenatal diagnosis) là
cung cấp cho các gia đình có nguy cơ các thông tin cần thiết để họ có thể
lựa chọn trong quá trình mang thai.
Những lợi ích của chẩn đoán trước sinh bao gồm:
- Tái khẳng định cho các gia đình có nguy cơ yên tâm khi kết quả chẩn
đoán là bình thường.
- Cung cấp thông tin về nguy cơ đối với các cặp vợ chồng mà nếu không
có những thông tin như thế họ sẽ không dám mang thai.
àng lọc (screening test) và test chẩn đoán (diagnostic tests). 2.1. Test sàng lọc Test sàng lọc là test có độ chính xác không lớn nhưng giá thành thấp, dễ thực hiện, do đó cho phép thực hiện trên một lượng lớn cá thể. Một kết quả bất thường của test sàng lọc sẽ chỉ định cho các test chẩn đoán tiếp theo. Ví du: đánh giá alpha - Fetoprotein (AFP) trong máu mẹ vào tuần thứ 15 của thai kỳ để sàng lọc các trường hợp bất thường ống thần kinh của thai nhi. 2.2. Test chẩn đoán Test chẩn đoán được sử dụng để chẩn đoán xác định các trường hợp 1 nghi ngờ mang bất thường. Ví dụ: Thực hiện test chẩn đoán bằng nuôi cấy tế bào nước ối đối với những sản phụ từ 35 tuổi trở lên để phát hiện các trường hợp thai nhi mắc trisomy. 3. Các kỹ thuật trong chẩn đoán trước sinh Có nhiều kỹ thuật phục vụ cho công tác chẩn đoán trước sinh, trong phần này chỉ đề cập đến 3 kỹ thuật phổ biến được sử dụng trong chẩn đoán trước sinh: (1) Nuôi cấy tế bào nước ối; (2) Lấy mẫu nhung mao màng đệm; (3) Siêu âm. 3.1. Nuôi cấy tế bào nước ối (amniocentesis) Việc nuôi cấy tế bào nước ối được thực hiện vào tuần lễ thứ 15 đến 17 của thai kỳ tính từ lần hành kinh cuối (last menstrual period: LMP). Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách 1. Đưa kim xuyên qua thành bụng vào trong khoang ối sau khi đã sử dụng siêu âm để định vị bánh nhau và xác định vị trí của thai nhi (hình 1). 2. Rút ra từ 20 đến 30 ml nước ối, trong dịch này có các tế bào sống bong ra từ thai nhi được gọi là các tế bào nước ối (amniocyte). Hình 1: Kỹ thuật lấy nước ối để phục vụ việc nuôi cấy tế bào nước ối 3. Các nghiên cứu di truyền tế bào học sẽ được thực hiện sau khi nuôi cấy để gia tăng số lượng tế bào. Kết quả xét nghiệm thường được thông báo sau từ 10 đến 12 ngày. Các tế bào cũng có thể được sử dụng cho các xét nghiệm sinh hóa, FISH hay chẩn đoán DNA. Xét nghiệm alpha Fetoprotein của dịch ối cũng được thực hiện để đánh giá các khuyết tật của ống thần kinh. 3.2.Lấy mẫu nhung mao màng đệm (chorionic villus sampling: CVS) Kỹ thuật lấy mẫu nhung mao màng đệm được thực hiện bằng cách hút từ mô lá nuôi (trophoblast tissue) của thai nhi qua đường cổ tử cung hoặc qua thành bụng (hình 2). 2 Vì kỹ thuật này thường được thực hiện vào tuần lễ thứ 10 tới 11 sau lần có kinh cuối do đó cho phép chẩn đoán nhanh hơn so với kỹ thuật nuôi cấy tế bào nước ối. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các cặp vợ chồng nằm trong đối tượng cần xem xét khả năng chấm dứt thai kỳ. Việc nuôi cấy tế bào được thực hiện như trong kỹ thuật nuôi cấy tế bào nước ối và có thể phân tích trực tiếp các tế bào lá nuôi (do đang phát triển một cách nhanh chóng nên chúng trở thành vật liệu cho các nghiên cứu phân tích di truyền tế bào). Một hạn chế của kỹ thuật này là không đánh giá được AFP của nước ối do đó những sản phụ đã thực hiện CVS sẽ được đo nồng độ AFP trong máu vào tuần lễ thứ 15 đến 16 tính từ lần có kinh cuối để sàng lọc các khuyết tật của ống thần kinh. 4. Siêu âm (ultrasonography) Hiện nay siêu âm đã trở thành một công cụ được sử dụng rộng rãi nhất để quan sát thai nhi và hết sức hữu ích trong việc phát hiện nhiều loại dị dạng của thai (bảng 1). Đây cũng là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện các kỹ thuật lấy nước ối, CVS, và PUBS. Thông thường các bất thường của thai được phát hiện trong khi sử dụng siêu âm để đánh giá một số các chỉ định trong sản khoa như xác định tuổi thai, thai phát triển kém hay bất thường của dịch ối. Nhiều nước châu Âu đã thực hiện thường quy việc sàng lọc bằng siêu âm cho tất cả các trường hợp mang thai ở 3 tháng giữa của thai kỳ. II. Tư vấn di truyền 1. Mục đích của công tác tư vấn di truyền Tư vấn di truyền là công việc nhằm giải quyết mối liên hệ giữa con người với sự xuất hiện hoặc nguy cơ xuất hiện của môt bệnh di truyền trong một gia đình. Công việc này liên quan đến sự nỗ lực của một hoặc một số người được đào tạo chuyên ngành để giúp đỡ cho một cá nhân hay một gia đình với những mục đích sau: Hình 2: Kỹ thuật lấy mẫu nhung mao màng đệm 3 Bảng 1: Một số các dị dạng bẩm sinh có thể được chẩn đoán bằng siêu âm Triệu chứng phức tạp Hệ thần kinh trung ương Thai nước (hydrop) Thiểu ối (oligohydramnios) Đa ối ( polyhydramnios) Chậm phát triển trong tử cung Quái thai vô não (anencephaly) Thoát vị não (encephalocele) Não úng thủy (hydrocephalus) Não trước không phân chia (holo- prosencephaly) Bụng / khung chậu Hệ xương Trít hẹp dạ dày ruột (gastro-intestinal atresis) Tật nứt bụng (gastroschisis) Tật bọc rốn (omphalocele) Thận nang (cystic kidneys) Không phát triển thận (renal agenesis) Tật thận ứ nước (hydronephrosis) Các khuyết tật giảm sản chi (limb reduction defects) Nhiều loại tật loạn dưỡng sụn (chondro-dystrophies) Sọ mặt (craniofacial) Lồng ngực Khe hở môi (cleft lip) Bệnh tim bẩm sinh Thoát vị cơ hoành (diaphragmatic her- nia) 1. Cung cấp những thông tin trong lãnh vực y học bao gồm chẩn đoán, diễn biến của bệnh, các phương tiện hỗ trợ và điều trị hiện có. 2. Thông tin về khả năng di truyền của bệnh, nguy cơ tái phát ở những thành viên trong gia đình cũng như những thay đổi có thể xảy ra liên quan đến nguy cơ này. 3. Giúp lựa chọn những biện pháp thích hợp với nguy cơ của bệnh, mục đích của gia đình bệnh nhân, phù hợp với các tiêu chuẩn về đạo đức, tôn giáo của gia đình. 4. Thực hiện những biện pháp can thiệp tốt nhất trong khả năng cho phép đối với người mắc bệnh di truyền và với nguy cơ tái phát của bệnh đó trong gia đình. 4 2. Các chỉ định cho công tác tư vấn di truyền Công tác tư vấn di truyền được chỉ định trong những trường hợp sau: 1. Trước đây gia đình đã có một trẻ với nhiều dị tật bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ hoặc một dị tật chính như khuyết tật của ống thần kinh, khe hở môi hàm. 2. Có tiền sử gia đình đối với một bệnh di truyền như hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy, đái đường v.v... 3. Chẩn đoán trước sinh trong trường hợp mẹ lớn tuổi hoặc những chỉ định khác. 4. Tình trạng hôn nhân đồng huyết. 5. Phơi nhiễm với các tác nhân gây quái thai như các hoá chất công nghiệp, rượu, các loại dược phẩm. 6. Vô sinh hoặc sẩy thai liên tiếp 7. Một bệnh lý di truyền hoặc bất thường mới được chẩn đoán 8. Trước khi thực hiện các test di truyền và sau khi nhận được kết quả của các test đó, đặc biệt là những test đánh giá tình trạng khởi bệnh muộn như ung thư hoặc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh. 9. Khi theo dõi một trẻ sơ sinh được chẩn đoán dương tính với một bệnh di truyền nào đó như bệnh PKU hay được xác định là ở trạng thái dị hợp tử nhờ test sàng lọc. Thông thường những người tìm đến với nhà tư vấn di truyền là bố mẹ của trẻ mắc một khuyết tật di truyền hoặc nghi ngờ là di truyền, nhưng đôi khi họ có thể là những người trưởng thành mang một bất thường nào đó hoặc có tiền sử gia đình đối với bất thường đó. Tư vấn di truyền cũng không thể thiếu trong trường hợp thực hiện các test chẩn đoán trước sinh, test chẩn đoán các bệnh di truyền và các chương trình sàng lọc. 3. Ngăn ngừa sự tái phát trong gia đình Đối với nhiều gia đình, mục đích chính của họ khi tìm kiếm sự tư vấn di truyền là xác định nguy cơ của bệnh di truyền trên con cái của họ và tìm hiểu về những khả năng hiện có để ngăn ngừa sự tái phát của một bệnh di truyền nào đó. Chẩn đoán trước sinh là một biện pháp hữu hiệu thường được đưa ra để giải quyết vấn đề này nhưng đây không phải là một giải pháp chung cho mọi loại bệnh lý di truyền. Nhiều bệnh lý di truyền không thể thực hiện được bằng chẩn đoán trước sinh và nhiều bố mẹ vì những lý do khác nhau không chấp nhận biện pháp này cho dù tính hiệu quả của nó. Dưới đây giới thiệu một số biện pháp khác được thực hiện 5 nhằm ngăn ngừa sự tái phát của bệnh: 1. Các xét nghiệm di truyền học như lập bộ nhiễm sắc thể, phân tích các chỉ số hoá sinh, phân tích DNA v.v...đôi khi cho phép tái khẳng định cho các cặp vợ chồng có tiền sử gia đình mắc một bệnh di truyền nào đó là họ không có nguy cơ sinh ra đứa con mắc loại bệnh đó. Trong những trường hợp khác, những xét nghiệm trên xác định ai là người có nguy cơ trong việc truyền bệnh. Tư vấn di truyền được thực hiện cả trước và sau các xét nghiệm trên để giúp định hướng trong việc thực hiện các xét nghiệm di truyền và phiên giải các kết quả xét nghiệm đó. 2. Nếu các bố mẹ có kế hoạch không có thêm con hoặc không có con, việc ngừa thai hoặc triệt sản là những biện pháp được lựa chọn, và họ cần được thông tin đầy đủ về những biện pháp này. 3. Đối với các bố mẹ muốn có con hoặc có thêm con thì việc xin con nuôi là một khả năng được đề nghị. 4. Thụ tinh nhân tạo bằng nguồn tinh trùng khác là một giải pháp phù hợp nếu người bố sở hữu một gene bệnh trội nằm trên NST thường hoặc di truyền liên kết với NST giới tính X, tuy nhiên đây không phải là một chỉ định đúng đối với trường hợp mẹ mang gen đột biến như vậy. Biện pháp này cũng tốt đốt với trường hợp cả hai bố mẹ đều là người mang gene lặn đột biến trên NST thường. Việc sử dụng trứng hiến tặng cũng là một giải pháp phù hợp đối với trường hợp mẹ mang gene đột biến hoặc mang gene bệnh di truyền liên kết với NST giới tính X. Lẽ tất nhiên việc tư vấn di truyền và các xét nghiệm di truyền cần thiết đối với tinh trùng và trứng hiến tặng là một việc làm cần thiết. 5. Trong một số bệnh lý di truyền, việc phân tích DNA của phôi trước khi bước vào giai đoạn làm tổ có thể được thực hiện bằng kỹ thuật PCR từ DNA của một tế bào phôi tách ra trong quá trình cấy phôi trong kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. Đối với một số cặp vợ chồng quyết định không sử dụng phôi do mang bất thường về di truyền sẽ dễ chấp nhận hơn so với quyết định phải phá thai trong giai đoạn muộn hơn. 6. Nếu bố mẹ quyết định chấm dứt thai kỳ họ cần được tư vấn đầy đủ và theo dõi sau khi thực hiện quyết định này. 6
File đính kèm:
- Chuong 14.pdf