Giáo trình “Kinh tế học”
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ KINH TẾ HỌC . 5
1.1 Khái quát và phương pháp nghiên cứu KTH. 5
1.1.1 Khái niệm . 5
1.1.2 Mười nguyên lý cơ bản của kinh tế học. 6
1.2 Phương pháp nghiên cứu của kinh tế học. 9
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CUNG - CẦU. 13
2.1 Cầu . 13
2.1.1 Khái niệm:. 13
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng cầu:. 13
2.1.3 Sự vận động theo đường cầu và sự dịch chuyển của đường cầu. 16
2.2 Cung. 17
2.2.1. Khái niệm:. 17
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung: . 18
2.2.3 Cân bằng thị trường:. 21
2.2.4 Kiểm soát giá:. 24
2.3 Độ co dãn . 26
2.3.1 Độ co dãn của cầu theo giá:. 26
Co dãn . 28
2.3.2. Độ co dãn của cầu theo thu nhập: . 28
2.3.3 Độ co dãn của cầu theo giá cả hàng hóa khác: . 29
CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT VỀ LỢI ÍCH NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH
VI DOANH NGHIỆP. 35
3.1 Lý thuyết về lợi ích người tiêu dùng. 35
3.1.1 Lợi ích và lợi ích cận biên . 35
3.1.2 Phân tích đường bàng quan:. 37
3.1.3 Tiêu dùng tối ưu. 39
3.2 Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp . 44
3.2.1 Lựa chọn kinh tế tối ưu của doanh nghiệp. 443
3.2.1.1 Những vấn đề cơ bản của lý thuyết lựa chọn . 44
3.2.1.2 Ảnh hưởng của qui luật khan hiếm, lợi suất giảm dần và hiệu quả của sự
lựa chọn kinh tế tối ưu. 45
3.2.2 Lý thuyết về sản xuất và chi phí . 46
3.2.3 Lý thuyết về chi phí sản xuất. 52
3.2.3.1 Chi phí ngắn hạn . 52
3.2.3.2 Các chi phí dài hạn . 53
3.2.4 Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận . 56
CHƯƠNG 4: THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 60
4.1 Các loại thị trường . 60
4.1.1 Khái niệm thị trường:. 60
4.1.2 Phân loại . 60
4.2 Cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền. 61
4.2.1 Cạnh tranh hoàn hảo . 61
4.2.2 Độc quyền. 67
4.2.3 Cạnh tranh không hoàn hảo. 72
a. Cạnh tranh độc quyền. 72
4.3 Thị trường các yếu tố sản xuất . 74
4.3.1 Thị trường lao động . 74
4.3.1.1. Giá và thu nhập của các yếu tố sản xuất. 74
4.3.1.2. Nguyên tắc thuê các yếu tố sản xuất:. 74
4.3.1.3 Thị trường yếu tố cạnh tranh hoàn hảo: . 75
4.3.2 Cung và cầu về vốn. 76
4.3.3 Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường . 79
CHƯƠNG 5: TỔNG SẢN PHẨM - TỔNG CẦU – CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA. 84
5.1 Tổng sản phẩm trong nước. 84
5.1.1 Khái quát tổng sản phẩm trong nước. 84
5.1.1.1 Khái niệm:. 844
5.1.1.2 Các thành tố của GDP . 84
5.1.1.3 Chỉ số điều chỉnh GDP. 86
5.1.1.4 Các chỉ tiêu khác về thu nhập. 88
5.1.2 Phương pháp xác định GDP . 88
5.1.3 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI). 89
5.2 Tổng cầu và chính sách tài khóa. 91
5.2.1 Đường tổng cầu. 91
5.2.2 Chính sách tài khóa. 95
CHƯƠNG 6: TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ . 99
6.1 Chức năng tiền tệ. 99
6.1.1 Khái niệm . 99
6.1.2 Chức năng của tiền . 99
6.2 Hệ thống Ngân hàng và cung ứng tiền tệ . 100
6.2.1 Sự tạo ra “tiền ngân hàng” từ tiền gửi . 100
6.2.2 Hoạt động của hệ thống ngân hàng. 103
6.3 Mức cầu tiền, cung tiền và trạng thái cân bằng tiền tệ . 106
6.3.1 Cung tiền . 106
6.3.2 Đường IS và đường LM . 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 112
o vay quá nhiều hoặc bởi vì có quá nhiều các khoản tiền bị rút ra. Tỷ lệ lãi suất chiết khấu càng 106 cao thì các NHTM hạn chế vay tiền của NHTƯ và ngược lại. Ngân hàng trung ương có thể thay đổi cung ứng tiền tệ bằng cách tăng hoặc giảm lãi suất chiết khấu. Ba công cụ này tác động mạnh đến cung ứng tiền tệ. Tuy nhiên khi kiểm soát cung ứng tiền tệ cũng có nhiều vấn đề nảy sinh như không thể kiểm soát được lượng tiền mà các hộ gia đình giữ hay gửi vào ngân hàng. Khi các hộ gia đình giữ ít tiền mặt phần còn lại họ gửi vào ngân hàng như vậy các ngân hàng càng có nhiều tiền dự trữ và hệ thống ngân hàng tạo ra nhiều tiền. Ngược lại khi hộ gia đình ít gửi tiền vào ngân hàng mà giữ tiền mặt nhiều hơn thì khi đó ngân hàng càng ít có dự trữ và hệ thống ngân hàng càng tạo ra ít tiền. Cũng như không thể kiểm soát được lượng tiền mà các Ngân hàng cho vay. Khi tiền được gửi vào một ngân hàng tiền chỉ tạo ra nhiều hơn khi tiền này cho vay. Bởi vì các ngân hàng quyết định một phần dự trữ dôi ra, chứ không cho vay hết nên không thể biết ngân hàng này có dự trữ thực tế là bao nhiêu vì thế cũng không thể biết được ngân hàng này tạo ra bao nhiêu tiền. Chẳng hạn ngân hàng này thận trọng trong khi cho vay vì tình hình kinh tế không thuận lợi nên họ quyết định cho vay ít hơn và giữ lại nhiều tiền hơn dưới dạng dự trữ, như vậy quyết định của ngân hàng làm cho cung ứng tiền tệ sẽ giảm. Bởi vậy trong hệ thống ngân hàng dự trữ một phần lượng tiền trong nền kinh tế phụ thuộc một phần vào hành vi của người gửi tiền và các ngân hàng do đó không thể kiểm soát hay dự báo chính xác hành vi này, nên không thể kiểm soát cung ứng tiền tệ một cách hoàn hảo. 6.3 Mức cầu tiền, cung tiền và trạng thái cân bằng tiền tệ 6.3.1 Cung tiền Cung tiền là tổng số tiền có khả năng thanh toán, nó bao gồm tiền mặt đang lưu hành và tiền gởi không kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại. Cung tiền danh nghĩa: MS DUMS (5.6) H MSmM (5.7) Cầu tiền là khối lượng tiền cần để chi thường xuyên cho nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt và chi cho sản xuất kinh doanh, đầu tư..., gọi là mức cầu tiền giao dịch. Thực ra mức cầu tiền tệ là mức cầu thực tế, phụ thuộc vào hai nhân tố: lãi suất và thu nhập thực tế. Khi thu nhập tăng thì nhu cầu chi tiêu cũng tăng lên nên mọi người có nhu cầu giữ tiền mặt nhiều hơn và ngược lại khi thu nhập giảm thì tiêu dùng có xu hướng giảm theo nên cầu tiền cũng giảm. Như vậy thu nhập và cầu tiền tỷ lệ thuận. Đối với lãi suất, đây là chi phí cơ hội của việc giữ tiền nên khi lãi suất tăng thì mọi người có xu hướng ít giữ tài sản dưới dạng tiền nên cầu tiền sẽ giảm và ngược lại khi lãi suất giảm chi phí cơ hội 107 của việc giữ tiền thấp nên mọi người sẽ giữ tài sản dưới dạng tiền nhiều hơn nên cầu tiền tăng. Như vậy lãi suất tỷ lệ nghịch với cầu tiền. Cầu tiền: MD MD = f(Y+ ,i-) MD = hY – ki Trong đó h, k phản ánh độ nhạy cảm của lãi suất và thu nhập Y: thu nhập i: lãi suất Cung và cầu tiền sẽ quyết định giá trị của tiền Có nhiều yếu tố quyết định đến khối lượng tiền tệ nhưng quan trọng nhất là mức giá bình quân trong nền kinh tế. Mọi người nắm giữ tiền nhiều hơn khi mà mức giá tăng vì đó là phương tiện thanh toán và ngược lại khi mức giá chung thấp thì mọi người có xu hướng ít giữ tiền hơn. Cầu tiền là lượng tiền mà mọi người muốn nắm giữ Hình 6.1 6.3.2 Đường IS và đường LM - Đường IS mô tả giữa thu nhập (Y) và lãi suất (i) đảm bảo cho sự cân bằng trên thị trường hàng hóa. Phương trình trạng thái cân bằng trên thị trường hàng hóa: GiITYCY )().( (5.8) Mức giá P Giá trị của tiền Cung tiền Cung tiền Lượng tiền 108 i IS Y Hình 6.2 - Đường LM mô tả giữa thu nhập (Y) và lãi suất (i) đảm bảo cho sự cân bằng trên thị trường tiền tệ với một mức cung tiền thực tế xác định. Phương trình mô tả thị trường cân bằng tiền tệ: MS/P = MD/P( Y, i) i LM Hình 6.3 Y Sự cân bằng đồng thời trên thị trường hàng hóa và tiền tệ: Đường IS - LM coi nền kinh tế bao gồm thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ được biểu diễn bằng hình 6.4 i LM IS Hình 6.4 Y 109 BÀI TẬP 1. Giả sử nền kinh tế có tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi là 4; tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% và tỷ lệ dự trữ dư thừa là 5%; cung tiền là 8.200 tỷ. a. Tìm số nhân tiền và khối lượng tiền mạnh là bao nhiêu? b. Nếu dự trữ dư thừa tăng thêm một lượng 2% thì khi đó khối lượng tiền mạnh là bao nhiêu? 2. Giả sử nền kinh tế có tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi là 0,2; tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 7% và tỷ lệ dự trữ dư thừa là 3%; khối lượng tiền mạnh là 1.000 tỷ. a. Tìm số nhân tiền và xác định cung tiền là bao nhiêu? b. Nếu dự trữ dư thừa là 0 thì khi đó cung tiền là bao nhiêu? 3. Có số liệu về thị trường tiền tệ: Dự trữ của ngân hàng: 400 tỷ; Ngân hàng cho vay: 3.600 tỷ; tiền gửi: 4.000 tỷ Giả sử nền kinh tế có tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi là 5; tỷ lệ dư trữ bắt buột là 7% . a. Tính tỷ lệ dự trữ dư thừa, tìm số nhân tiền và khối lượng tiền mặt ngoài ngân hàng? b. Xác định khối lượng tiền mạnh và cung tiền 4. Giả sử nền kinh tế có tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi là 4; tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 15% và tỷ lệ dự trữ dư thừa là 10%; tiền gửi không kỳ hạn 80.000 tỷ. a. Tìm số nhân tiền và khối lượng tiền mạnh là bao nhiêu? b. Nếu dự trữ dư thừa là 0 thì khi đó khối lượng tiền mạnh là bao nhiêu? 5. Có bảng cân đối của hệ thống NHTM như sau: Có Nợ Dự trữ : 800 tỷ Trái phiếu : 4.200 Tiền gửi : 5.000 Giả sử nền kinh tế có tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi là 5; tỷ lệ dự trữ bắt buột là 12%. a. Tìm số nhân tiền, khối lượng tiền mạnh, khối lượng tiền M1 là bao nhiêu? b. Nếu dự trữ dư thừa là 0 thì khi đó khối lượng tiền M1 bao nhiêu? 6. Giả sử nền kinh tế có số liệu như sau: C = 100 + 0,8 YD; I = 300 - 30i; T = 80; G = 180; MSdanh nghĩa = 1.600; MDtt = Y - 20i; trong khi đó P = 2. a. Xác định phương trình đường I S - LM. b. Tìm điểm lãi suất và sản lượng cân bằng c. Nếu chi tiêu chính phủ giảm đi 20% khi đó lãi suất và sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào? 110 7. Thị trường hàng hóa và tiền tệ của một nền kinh tế đóng được mô tả như sau: Hàm tiêu dùng C = 100 + 0,8 (Y - T). Hàm đầu tư I = 120 - 5i. Chi tiêu chính phủ G = 30 và thuế ròng T = 50. Khi đó cầu tiền thực tế MD = 0,1 Y. Cung tiền danh nghĩa MS = 90 với P =2. a. Với số liệu như trên lãi suất cân bằng là bao nhiêu? b. Với số liệu như trên sản lượng cân bằng là bao nhiêu? c. Nếu số nhân tiền là m = 2 và muốn sản lượng cân bằng tăng 800 thì khối lượng tiền mạnh tăng bao nhiêu? 8. Giả sử nền kinh tế có số liệu như sau: C = 300 + 0,8 YD; I = 600 - 30i; T = 250; G = 420; cung tiền thực tế: MStt = 3.800 và cầu tiền thực tế: MDtt= Y - 30i a. Hãy tìm lãi suất và thu nhập cân bằng. b. Nếu chính phủ giảm chi tiêu là 20, điểm cân bằng thay đổi không? 9. Thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ của một nền kinh tế đóng được mô tả như sau: Tiêu dùng C = 100 + 0.8( Y -T), đầu tư I = 120 - 5i, chi tiêu chính phủ G = 50, thuế ròng T = 75 a.Viết phương trình đường IS _ LM b. Hãy xác định lãi suất và sản lượng cân bằng là bao nhiêu? c. Nếu đầu tư tăng 30% thì lãi suất và sản lượng cân bằng là bao nhiêu? 10. Thị trường hàng hóa và tiền tệ của một nền kinh tế đóng được mô tả như sau: Tiêu dùng: C = 220 + 0,8(Y – T); Thuế ròng T = 0,15Y Đầu tư I = 80 – 5i ; Cầu tiền thực tế MD = 0,2Y Chi tiêu chính phủ G = 110; Cung tiền thực tế MS = 800 a. Hãy xây dựng phương trình biểu diễn các đường IS và LM. Xác định thu nhập và lãi suất cân bằng. b. Với số nhân tiền là 2,8 muốn sản lượng cân bằng tăng 600 thì ngân hàng trung ương cần mua hay bán một lượng trái phiếu chính phủ là bao nhiêu? c. Khi chính phủ muốn giảm thuế là 50 thì mỗi mức lãi suất cho trước đường IS sẽ dịch chuyển sang phải hay trái và một lượng bằng bao nhiêu? 11. Thị trường hàng hóa và tiền tệ của nền kinh tế đóng được mô tả như sau : Chi tiêu tự định của tiêu dùng: 800 tỷ đồng; Chi tiêu biên: MPC = 0,8; Đầu tư: I = 900 tỷ đồng; Thuế: T = 900 tỷ đồng; Chi tiêu chính phủ: G = 700 tỷ đồng ; Cung tiền thực tế: MStt= 7.400 tỷ đồng Cầu tiền thực tế MDtt= Y – 100i. a. Hãy xây dựng phương trình đường IS-LM. 111 b. Tính thu nhập và lãi suất cân bằng. c. Khi chính phủ cắt giảm chi tiêu lượng là 150 thì lãi suất và thu nhập cân bằng thay đổi như thế nào ? 12. Thị trường hàng hóa và tiền tệ của nền kinh tế đóng được mô tả như sau : C = 350; I = 200; mT = -4; T = 600; G = 500; MStt= 2.000 ; MDtt= Y – 100i a. Tính thu nhập và lãi suất cân bằng b. Khi giảm thuế là 200 thì lãi suất và thu nhập cân bằng thay đổi như thế nào? c. Để lãi suất như câu b, với số nhân tiền là 3,5 thì khối lượng tiền mạnh được thay đổi như thế nào ? 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS Phạm Văn Công (2000) “ Hướng dẫn thực hành Kinh tế vĩ mô”, NXB Lao động. 2. TS Phạm Văn Công (2004) “ Hướng dẫn thực hành Kinh tế vi mô”, NXB Lao động. 3. TS Vũ Kim Dũng (2003) “ Bài tập Kinh tế vi mô chọn lọc”, NXB Thống kê. 4. Trương Thị Hạnh (2006), “ Kinh tế vi mô”, NXB Thống kê. 5. GS.TS Ngô Đình Giao (1997), “ Kinh tế vi mô”, NXB Giáo dục. 6. Nguyễn Văn Ngọc (2010), “ Bài giảng nguyên lý kinh tế vĩ mô”, NXB Đại học kinh tế quốc dân. 7. GS.TS Võ Thanh Thu ( 1996), “ Kinh tế đối ngoại”, NXB Thống kê. 8. TS Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư, Th.s Phan Nữ Thanh Thuỷ (2000), “ Kinh tế vĩ mô”, NXB Đại học quốc gia TP. HCM. 9. TS Nguyễn Như Ý (2005), “ Câu hỏi – Bài tập – Trắc nghiệm kinh tế vi mô”,. 10. Trường Đại học kinh tế quốc dân (2002), “ Những vấn đề cơ kinh tế vĩ mô”, NXB Thống kê. 11. N. Gregory Mankiw (2003), “ Nguyên lý kinh tế học tập I”, NXB Thống kê. 12. N. Gregory Mankiw (2003), “ Nguyên lý kinh tế học tập II”, NXB Thống kê. 13. Jgordon (1998), “ Kinh tế vĩ mô”, NXB Thống kê. 14. Robert S.Pindyck (1999), “ Kinh tế học vi mô”, NXB Thống kê. 15. Olivivier Blanchrd (1997), “ Kinh tế vĩ mô”, NXB Thống kê.
File đính kèm:
- KTH2012 lan2.pdf