Giáo trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ lúa

Một trong các khâu của nghề trồng lúa năng suất cao là thu hoạch và tiêu

thụ lúa. Nếu thu hoạch không đúng kỹ thuật thì gây thất thoát trong quá trình

thu hoạch và sau thu hoạch, mặt khác còn làm giảm phẩm chất lúa. Bởi vậy

người làm nghê trồng lúa rất cần học về kỹ thuật Thu hoạch lúa. Đồng thờì

sau khi có được sản phẩm thì việc Tiêu thụ cũng là vấn đề quan tâm lớn đối

với người trồng lúa. Để đáp ứng nhu cầu học tập của người trồng lúa, chúng tôi

tham gia biên soạn giáo trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ lúa. Nội dung

cuốn giáo trình mô đun này giới thiệu về cách xác định thời điểm và chọn

phương thức thu hoạch lúa; Chuẩn bị thu hoạch và thu hoạch lúa; Làm khô và

làm sạch lúa; Bảo quản và tiêu thụ lúa.

pdf126 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ lúa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 số ghi chép của học viên. 
Bài 06: Tiêu thụ lúa 
Bài tập 1. 
- Nguồn lực: Bảng câu hỏi. 
- Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. 
- Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn 
vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. 
- Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án 
Đáp án đúng: a 
Bài tập 2. 
- Nguồn lực: Bảng câu hỏi. 
- Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. 
- Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn 
vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. 
- Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án 
Đáp án đúng: a 
122
Bài tập 3. 
- Nguồn lực: Bảng câu hỏi. 
- Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. 
- Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn 
vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. 
- Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án 
Đáp án đúng: c 
Bài tập 4. 
- Nguồn lực: Bảng câu hỏi. 
- Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. 
- Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn 
vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. 
- Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án 
Đáp án đúng: c 
Bài tập 5. 
- Nguồn lực: Số lượng lúa đã khô để bán có 125 bao. 06 cân (cân đồng hồ, 
cân bàn hay cân treo đều được), 06 máy tính bỏ túi, 06 sổ, 06 bút. 
- Cách thức: Chia lớp học thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 6 học viên. 
Mỗi nhóm học viên nhận 01 bộ dụng cụ. 
- Thời gian hoàn thành: 60 phút/1 nhóm học viên. Mỗi nhóm học viên cân 
25 bao lúa. Tính số lượng, tính tiền. 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên thực hiện các 
bước: Chuẩn bị dụng cụ, cân lúa, ghi số liệu lúa cân được, tính số lượng lúa cân 
được, tính tiền. 
- Kết quả cần đạt được: Học viên cân lúa và ghi số liệu cân được đúng 
mẫu hướng dẫn. Tính đúng kết quả của lúa đã cân và tính đúng số tiền bán lúa 
của số lúa đã cân đó. 
123
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
Bài 1: Xác định thời điểm và phương thức thu hoạch lúa 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tính số ngày từ khi gieo hạt 
đến ngày quan sát lúa chín. 
Kiểm tra và đối chiếu với sổ ghi chép của 
từng học viên 
Tính số ngày từ khi trỗ đến 
ngày quan sát lúa chín. 
Kiểm tra và đối chiếu với sổ ghi chép của 
từng học viên 
Xác định độ chín của lúa khi 
thu hoạch 
Quan sát học viên xác định đúng ruộng 
lúa có 85% số bông trên ruộng lúa và 80% 
số hạt chắc trên bông đã chín hoàn toàn 
Chọn phương thức thu hoạch lúa Đối chiếu ruộng lúa trong thực tế với kết 
quả lựa chọn phương thức thu hoạch lúa 
của học viên 
Bài 2: Chuẩn bị thu hoạch lúa 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị 
thu hoạch lúa 
Quan sát mỗi học viên xác định 
các loại dụng cụ, trang thiết bị cho 
mỗi công việc thu hoạch lúa và ghi 
danh sách các dụng cụ đó vào giấy A4 
theo mẫu gồm các cột như sau: 
Stt Nội dung Để thực hiện việc
Vệ sinh máy sấy, kho chứa 
Quan sát thứ tự các bước thực 
hiện công việc, mức độ an toàn đối với 
học viên trực tiếp dọn rác bụi, khử 
trùng, tính lượng thuốc, pha thuốc và 
phun thuốc khử trùng kho chứa lúa. 
Viết hợp đồng thuê mướn nhân 
công 
Mỗi học viên chuẩn bị đầy đủ 
giấy, bút để viết hợp đồng. Viết bản 
hợp đồng có tính thuyết phục, chặt chẽ 
và trình bày vấn đáp để thuyết trình 
bản hợp đồng đó. 
124
Bài 3: Thu hoạch lúa 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Cắt lúa bằng liềm: Cắt sạch, không 
bị sót lúa, cắt xong để lúa có hàng, lối. 
Mỗi học viên cắt 20m2 trong thời gian 
10 phút 
Quan sát học viên cắt bông lúa 
chín và cắt cả cây lúa đúng thời gian 
và đúng kỹ thuật 
Cắt lúa bằng máy gặt xếp dãy, mỗi 
nhóm có 5 học viên cắt 100m2 lúa trong 
thời gian 10 phút 
Mỗi nhóm nên có một học viên 
nam, cắt được lúa bằng máy gặt xếp 
dãy. Quan sát cắt lúa gọn, xếp dãy 
đều, thẳng. Cắt lúa không bị sót. Cả 
nhóm quan sát để viết thu hoạch. 
Cắt lúa bằng máy gặt đập liên hợp. 
Lớp chia thành hai nhóm để quan sát 
máy gặt đập liên hợp, thời gian 60 phút.
Quan sát ý thức tập trung theo 
dõi máy gặt đập liên hợp của học 
viên 
Gom lúa bông: Mỗi học viên gom 
01 bó lúa bông trong thời gian 05 phút. 
Học viên gom lúa đúng kỹ 
thuật, bó lúa bông chặt, gọn. 
Tuốt lúa: Mỗi học viên đều thực 
hiện tuốt 10 kg lúa hạt bằng phương 
pháp thủ công và quan sát tuốt lúa bằng 
máy, thời gian 60 phút. 
Quan sát, theo dõi từng bước 
thực hiện tuốt lúa và quan sát tuốt lúa 
bằng máy của mỗi học viên để đánh 
giá mức độ thực hiện của học viên. 
Bài 4: Làm khô và làm sạch lúa 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Phơi lúa: Đổ lúa đều ra sân phơi, trải 
lớp lúa có độ dày 10cm ra sân để phơi (hay 
đổ lúa ra máy sấy). Phơi (sấy) lúa để độ ẩm 
lúa khô: Đạt 15% đối với lúa hàng hóa và 
12 % đối với lúa để làm giống. Thời gian 
thực hiện 8 giờ/nhóm học viên. 
Quan sát, theo dõi các bước 
thực hiện đổ lúa ra sân phơi (hay 
máy sấy) của mỗi học viên. Phơi 
(sấy) lúa và đo độ ẩm của lúa 
chính xác. 
Đảo lúa trong khi phơi: Mỗi học viên 
đảo lúa bằng chân và đánh luống lúa đang 
phơi trên diện tích 20 m2. Thời gian thực 
hiện 10 phút/học viên 
Quan sát, theo dõi cách đảo 
lúa bằng chân, cách đánh luống lúa 
khi phơi của mỗi học viên để đánh 
giá mức độ thực hiện của học viên. 
Làm sạch lúa bằng phương pháp thủ 
công. Mỗi học viên đổ lúa trước gió và 
làm sạch 10 kg lúa, thời gian thực hiện 10 
phút/học viên 
Quan sát cách làm sạch lúa 
bằng phương pháp thủ công của 
mỗi học viên để đánh giá mức độ 
thực hiện của học viên. 
Làm sạch lúa bằng máy, học viên đổ 
lúa vào phễu máy làm sạch, hứng lúa vào 
bao, cân lúa, để bao lúa làm sạch vào nơi 
quy định, thời gian 10 phút/học viên. 
Quan sát cách làm sạch lúa 
bằng máy của mỗi học viên để 
đánh giá mức độ thực hiện của học 
viên. 
125
Bài 5: Bảo quản lúa 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Xếp lúa ở nơi bảo quản, nhóm 
học viên 4 người, xếp 18 bao lúa thành 
3 cột, mỗi cột 6 bao, xếp thẳng, cột lúa 
vững, không cong, không nghiêng, các 
cột lúa cách tường 50cm, câch đất 
20cm. Thời gian thực hiện 10 phút. 
Quan sát, theo dõi từng bước 
thực hiện xếp lúa của mỗi nhóm học 
viên để đánh giá mức độ thực hiện. 
Lấy lúa để kiểm tra trong khi bảo 
quản: Mỗi học viên lấy 05 mẫu lúa đại 
diện cho 1000 kg lúa bảo quản. thời 
gian thực hiện 05 phút/học viên 
Quan sát, theo dõi cách lấy mẫu 
lúa của mỗi học viên để đánh giá mức 
độ thực hiện của học viên. 
Bài 6: Tiêu thụ lúa 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Viết hợp đồng mua bán lúa. Mỗi 
học viên viết một bản hợp đồng bán 
lúa, thời gian 60 phút 
Quan sát, theo dõi từng bước thực 
hiện viết bản hợp đồng bán lúa của mỗi 
học viên, đánh giá cách viết, nội dung 
bản hợp đồng của mỗi học viên. 
Cân lúa và ghi số liệu cân được 
vào số đúng mẫu, rõ ràng, không 
nhầm lẫn. Ghi các hàng và các cột 
đúng theo hướng dẫn; Các số ghi của 
bên bán và bên mua phải khớp nhau. 
Mỗi nhóm học viên 4 người cân và ghi 
50 bao lúa, thời gian 30 phút. 
Quan sát, theo dõi cách cân lúa 
và ghi số liệu cân được vào số của mỗi 
nhóm học viên, để đánh giá mức độ 
thực hiện của học viên. 
Viết thanh lý hợp đồng mua bán 
lúa. Mỗi học viên viết một bản hợp 
đồng bán lúa, thời gian 30 phút 
Quan sát, theo dõi từng bước 
thực hiện viết bản thanh lý hợp đồng 
bán lúa của mỗi học viên, đánh giá 
cách viết, nội dung bản thanh lý hợp 
đồng của mỗi học viên. 
Tính hiệu quả/chu kỳ trồng lúa: 
Mỗi nhóm học viên tinh giá thành 1kg 
lúa, giá bán một kg lúa, tính hiệu quả 
của một chu kỳ trồng lúa, thời gian 30 
phút/nhóm học viên 
Quan sát, theo dõi từng bước thực hiện 
tinh giá thành 1kg lúa, giá bán một kg 
lúa, tính hiệu quả của một chu kỳ 
trồng lúa của mỗi nhóm học viên, 
đánh giá mức độ thực hiện của mỗi 
nhóm học viên. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Kỹ thuật gieo trồng lúa trên mạng Internet. 
2. [Vũ Văn Hiển và ctv], Kỹ thuật trồng lúa –Tập 3, NXBGD, Hà Nội, 1999. 
3. [Nguyễn Văn Hoan], 2007, Giáo trình kỹ thuật canh tác lúa, NXB ĐH SP 
4. [Nguyễn Văn Luật], 2002, Cây lúa Việt Nam thế kỷ XX. NXB NN, Hà Nội 
5. [Võ Tòng Xuân], 1998, Trồng lúa, NXB Nông nghiệp TP.HCM, 1998 
126
BAN CHỦ NHIỆM PHÂN TÍCH NGHỀ, PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC, 
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG CHO NGHỀ 
“TRỒNG LÚA NĂNG SUẤT CAO ” 
 (Kèm theo Quyết định số 2744/QĐ-BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 
 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Lê Thái Dương- Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ 
điện và Nông nghiệp Nam Bộ 
2. Phó Chủ nhiệm: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ 
chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Thư ký: Bà Kiều Thị Ngọc– Trưởng khoa, Trường Cao đẳng Cơ điện 
và Nông nghiệp Nam Bộ 
4. Ủy viên: 
- Bà Đoàn Thị Chăm – Giảng viên, Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông 
nghiệp Nam Bộ 
- Bà Đinh Thị Đào – Giảng viên, Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông 
nghiệp Nam Bộ 
- Ông Phạm Văn Ro – Nghiên cứu viên Viện Lúa Đồng Bằng sông Long 
- Bà Vũ Thị Thủy, Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Khuyến 
ngư Quốc gia./. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
NGHỀ “TRỒNG LÚA NĂNG SUẤT CAO” 
 (Theo Quyết định số 3495/QĐ- BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của 
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
Chủ tịch: Ông Đỗ Văn Chung – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công 
nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 
Thư ký: Ông Nguyễn Ngọc Thụy- Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
Các ủy viên: 
- Ông Ngô Hoàng Duyệt– Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông nghiệp 
Nam Bộ 
- Ông Nguyễn văn Thịnh– Trưởng phòng Nông nghiệp- Chợ Gạo Tiền Giang 
- Bà Nguyễn Thị Thoa – Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia 

File đính kèm:

  • pdfGT modun 04.pdf
Bài giảng liên quan