Giáo trình môn Triết học Mác - Lênin

Chương I

TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

I. TRIẾT HỌC VÀ THẾ GIỚI QUAN

 1. Triết học và đối tượng của triết học.

 a. Khái niệm triết học và điều kiện hình thành của triết học.

 - Khái niệm triết học:

Triết học là hệ thống những quan điểm về thế giới và vai trò của con người trong thế giới đó.

 + Hệ thống những quan điểm về thế giới: Quan điểm là những ý kiến, những chính kiến của một cá nhân hay một nhóm, một cộng đồng về một vấn đề nào đó. Do điều kiện lịch sử, do địa vị của các cá nhân, các nhóm, các cộng đồng mà cùng một vấn đề có thể có nhiều cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Vấn đề nào đó có thể có giá trị, hoặc không có giá trị, hoặc có giá trị ở mức độ nào đó, thậm chí có thể không có lợi vẫn có thể tồn tại trong xã hội. Hệ thống những quan điểm về thế giới của triết học bao gồm những nhận định, đánh giá để trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phương pháp luận trong hoạt động của con người. Do giải quyết vấn đề cơ bản của triết học khác nhau mà quan điểm của các trường phái triết học, của các nhà triết học cũng rất khác nhau trước một vấn đề cụ thể. Do đó, triết học có thể là khoa học, có thể là không khoa học, tuỳ theo giá trị của các quan niệm đó. Hệ thống những quan niệm là logic, là trật tự sắp xếp các quan niệm trong một hệ thống triết học. Có thể có một hệ thống triết học nhưng được trình bày theo những logic khác nhau. Điều đó do quá trình nhận thức của chính nhà triết học hoặc của trường phái triết học đó.

 

doc229 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 782 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình môn Triết học Mác - Lênin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
(phát triển mạnh ở Đức, Pháp, Mỹ).
c. Đánh giá về chủ nghĩa hiện sinh.
- Các nhà hiện sinh coi sự hiện sinh của cá nhân là nội dung cơ bản trong triết học của mình. Theo họ hiện sinh là sự cảm thụ chủ quan, sự thể nghiệm tâm lý có tính chất phi lý tính của cá nhân.
	- Chủ nghĩa hiện sinh là sự phản ứng của con người trước trình trạng bất ổn về xã hội trong thời kỳ khủng hoảng toàn diện của chủ nghĩa tư bản, lo sợ chiến tranh, không tin vào khoa học, đau khổ, phiền não, tuyệt vọng có ảnh hưởng rộng lớn ở các nước phương Tây.
3. Chủ nghĩa Phơrớt.
Chủ nghĩa nghĩa Phơrớt là một trường phái triết học có ảnh hưởng lớn tới các trào lưu triết học nhân bản phi lý tính trong triết học phương Tây hiện đại do nhà tâm thần học người áo Sidmoud Frued (1856-1939) sáng lập vớí học thuyết “phân tâm học” (pyschó anasic) nổi tiếng.
a. Một số khái niệm và luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Phơrớt.
- Lý luận về vô thức.
Ông chia quá trình tâm lý của con người ra làm ba bậc: ý thức, tiền ý thức và vô thức. Trong đó, ông khẳng định, vô thức (bản năng) là yếu tố quy định hành vi của con người.
Khi xây dựng cấu trúc nhân cách của con người, ông cũng chia làm ba bậc: cái siêu tôi, cái tôi và cái ấy. Ông cũng khẳng định, nhân cách của con người được quyết định bởi Cái ấy (bản năng). Từ đó, ông kết luận, bệnh tật phát sinh chủ yếu là do rối loạn bởi ba yếu tố trong cấu trúc tâm lý, mà chủ yếu vẫn là do yếu tố bản năng bị “đè nén”.
- Lý luận về nhân cách.
Khái niệm “li bi đô”(bản năng bị đè nén). Phơrớt cho rằng, con người ai cũng có bản năng ham muốn (thuộc về cái vô thức). Bản năng này thường được thể hiện thành các “khoái cảm tính dục” (sex- hiểu theo nghĩa rộng). Do sống trong xã hội, bản năng này luôn bị đè nén nên con người luôn có xu hướng “bùng nổ bản năng”.
Kết quả của quá trình xung đột bản năng là cơ sở tạo ra hành vi của con người, và suy cho cùng cũng là động lực thúc đẩy lịch sử-xã hội phát triển.
Do vậy, Phơrớt và những người theo quan điểm của ông sau này cho rằng, cần có giải pháp giải phóng bản năng, giải phóng các động lực tinh thần để giảm bớt hành vi có hại, cũng là đồng thời thúc đẩy lịch sử phát triển.
b. Đánh giá về chủ nghĩa Phơrớt.
- Những đóng góp tích cực về nghiên cứu ý thức con người.
Ưu điểm lớn nhất của chủ nghĩa Phơrớt là đã đặt ra nghiên cứu về “cái vô thức”, một yếu tố có vai trò quan trọng trong các hoạt động tâm lý, ý thức của con người.
- Những sai lầm.
+ Khái niệm “libido” là quan điểm duy tâm có tính chất cực đoan, siêu hình khi nghiên cứu về hành vi của con người.
+ Chủ nghĩa Phơrớt đã thổi phồng yếu tố vô thức, coi nhẹ vai trò của ý thức và các điều kiện xã hội. Nguy hiểm hơn, nó đã xuyên tạc các quy luật phát triển của lịch sử xã hội. 
4. Chủ nghĩa thực dụng.
Chủ nghĩa thực dụng là hệ tư tưởng của tập đoàn tư bản độc quyền và đã giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Mỹ và của thế giới tư bản trong thế kỷ XX. Đây là một trào lưu tư tưởng triết học thực chứng và triết học đời sống đặc biệt kiểu Mỹ được hình thành vào những năm 70 của thế kỷ XIX, nhưng phải đến những năm 20 của thế kỷ XX nó mới thực sự có ảnh hưởng rộng lớn ngay chính trên đất Mỹ.
Những nhà sáng lập ra chủ nghĩa thực dụng là Piếcxơ (Charles Peirce 1833-1914, Mỹ), Giêmxơ (William James 1842-1910, Mỹ) và Điâuy (John Dewey 1859-1952, Mỹ). Chủ nghĩa thực dụng cũng được một số đông các nhà triết học châu Âu hưởng ứng và hoàn thiện thêm (Schiller, Husserl, Giovanni, Papini, Bergson v.v.)
Sơ bộ và vắn tắt, có thể gọi chủ nghĩa thực chứng là triết lý “chỉ chấp nhận giá trị thực tiễn làm tiêu chuẩn cho chân lý, chỉ có gì dẫn đến thành công của “tôi” mới là chân lý đáng tin cậy”.
a. Một số luận điểm cơ bản.
- Về nhận thức luận.
+ Phương pháp tư duy đặc thù. Chỉ nghiên cứu khái niệm khi được sử dụng thì sinh ra hậu quả gì. ý nghĩa và giá trị của khái niệm chỉ được xác định khi nó được ứng dụng vào thực tế và mang lại hiệu quả cho “tôi”.
+ Phê phán triết học truyền thống ở chỗ triết học đó tách rời chủ thể nhận thức (con người có kinh nghiệm) với đối tượng nhận thức trong kinh nghiệm, tức là đã tách tinh thần và vật chất thành hai cái không thuộc một lĩnh vực.
+ Kinh nghiệm không có tính khách quan và cũng không có tính chủ quan mà là “kinh nghiệm thuần tuý” hoặc “kinh nghiệm nguyên thuỷ” gồm hai nghĩa: Kinh nghiệm bao gồm mọi cái thuộc về ý thức chủ quan và đồng thời cũng bao gồm mọi cái về sự vật, hiện tượng .
- Về chân lý.
+ Tư duy của con người chỉ là một cách thức của kinh nghiệm, là hành vi thích ứng và chức năng phản ứng của con người mà không đa lại hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan, mà chỉ là mối quan hệ giữa các kinh nghiệm với nhau.
+ Một kinh nghiệm chỉ là sự liên hệ giữa quan niệm cũ với quan niệm mới, nếu nó đem lại lợi ích và hiệu quả cho con người thì đó là chân lý.
+ Tính chân lý của quan niệm, lý luận v.v. nằm ở chỗ chúng có là công cụ hữu hiệu cho hành vi của con người hay không. Một quan niệm, lý luận v.v. giúp con người loại trừ được khó khăn và đau khổ trong việc thích ứng với hoàn cảnh một cách thuận lợi thì chúng là thực, là chân lý.
b. Đánh giá về chủ nghĩa thực dụng.
- Những yếu tố gợi mở về nghiên cứu hoạt động của con người.
- Những sai lầm chủ yếu.
+ Dùng hiệu quả của kinh nghiệm để thẩm định tất cả nghĩa là phủ định thế giới và các quy luật khách quan, về thực chất là đi theo con đường kinh nghiệm luận duy tâm của Béccơli.
+ Cường điệu tính tương đối của chân lý nên đi vào sai lầm của chủ nghĩa tương đối, hoài nghi và không thể biết.
5. Một số đặc trưng chủ yếu của triết học phương Tây hiện đại.
a. Tiếp tục có ý đồ vượt lên trên sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm.
- Chủ nghĩa duy khoa học nhấn mạnh việc chống siêu hình, chủ nghĩa nhân bản nhấn mạnh việc chống nhất nguyên luận, coi lôgíc khoa học, phương pháp luận khoa học v.v là những vấn đề trung tâm của triết học, nghĩa là phủ nhận mối quan hệ giữa tư duy với tồn tại là vấn đề cơ bản của triết học. 
- Các trào lưu triết học phương Tây hiện đại coi trọng việc nghiên cứu nhiều vấn đề mới về con người, có khái quát một số thành tựu của khoa học tự nhiên, có những khám phá có giá trị trong lĩnh vực nhận thức khoa học.
b. Phê phán và từ bỏ chủ nghĩa duy lý cực đoan, siêu hình của triết học để chuyển sang thế giới đời sống hiện thực với hai chủ đề chính là con người và khoa học. Đây là khuynh hướng tích cực và đúng đắn.
c. Sớm đi vào các vấn đề toàn cầu và dự đoán tương lai của nhân loại, đưa ra những dự báo có giá trị.
- Vạch ra mối quan hệ giữa khoa học kỹ thuật với con người, về tương lai của chủ nghĩa tư bản, về tiền đồ của nhân loại và đã phát hiện ra những thiếu sót của chủ nghĩa kỹ trị và triết học duy lý, chỉ ra được những mâu thuẫn, khủng hoảng và hiện tượng “tha hóa” mới của phương Tây.
- Triết học phương Tây hiện đại đã đặt ra và giải quyết các vấn đề nh, phát kiến khoa học và chứng minh khoa học, lý luận khoa học và hoạt động khoa học v.v. là những vấn đề có quan hệ biện chứng với nhau. nhưng do duy tâm và không tự giác vận dụng phép biện chứng nên sự tổng kết và khái quát những vấn đề đó không đưa ra được quy luật phát triển của khoa học hiện đại.
Tóm lại, các trào lưu triết học phương Tây hiện đại ngoài mácxít đã phản ánh được một số vấn đề mới của thời đại, có những tìm tòi và đạt được những thành quả nhất định. Song do còn hạn chế về thế giới quan duy tâm và phương pháp siêu hình nên không giải quyết được những vấn đề mà họ đưa ra và càng không thể chỉ ra phương hướng tiến lên cho nhân loại.
câu hỏi ôn tập
1. Điều kiện kinh tế - xã hội và những quan điểm triết học chủ yếu của chủ nghĩa thực chứng?
2. Điều kiện kinh tế - xã hội và những quan điểm triết học chủ yếu của chủ nghĩa hiện sinh?
3. Điều kiện kinh tế - xã hội và những quan điểm triết học chủ yếu của trường phái chủ nghĩa Freud?
4. Điều kiện kinh tế - xã hội và những quan điểm triết học chủ yếu của chủ nghĩa thực dụng?
5. Khái lược những quan điểm chủ yếu của triết học phương Tây hiện đại?
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Triết học, t.1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Chính trị): Triết học Mác-Lênin; 2 tập (Chủ nghĩa duy vật biện chứng; Chủ nghĩa duy vật lịch sử), Nxb. Tuyên huấn, Hà Nội 1990.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002.
4. Câu hỏi và bài tập triết học, 2 tập, Nxb. Sách giáo khoa Mác-Lê-nin, Hà Nội 1985.
5. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình triết học Mác-Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.
6. Khoa Triết học Phân viện Hà Nội: Tập bài giảng triết học Mác-Lênin; 2 tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000.
7. V. I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva 1979.
8. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996.
9. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
10. Triết học Mác-Lênin, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2001.
11. Văn kiện Đảng Cộng sản Việt nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Vụ Giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp: Triết học Mác-Lênin: Hỏi và đáp, Nxb. Sự thật, Hà Nội 1986.
mục lục
Trang
Chương I:
Triết học và vai trò của nó trong đời sống xã hội 
1
Chương II:
Khái lược về lịch sử triết học trước Mác 
12
Chương III:
Sự ra đời và phát triển của triết học Mác - Lênin 
79
Chương IV:
Vật chất và ý thức
93
Chương V:
Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật 
103
Chương VI:
Những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật 
116
Chương VII:
Những qui luật cơ bản của phép biện chứng duy vật 
127
Chương VIII:
Lý luận nhận thức 
142
Chương IX:
Xã hội và tự nhiên 
156
Chương X:
Hình thái kinh tế - xã hội 
166
Chương XI:
Giai cấp và đấu tranh giai cấp – giai cấp, dân tộc, nhân loại 
180
Chương XII:
Nhà nước và cách mạng xã hội 
190
Chương XIII:
ý thức xã hội 
202
Chương XIV:
Vấn đề con người trong triết học Mác - Lênin 
214
Chương XV:
Một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại
223

File đính kèm:

  • docTriet_hoc_MAC_LeNin.doc
Bài giảng liên quan