Giáo trình nghề Khuyến Nông Lâm - Mô đun 6: Phát triển mạng lưới khuyến nông lâm

PHỤ LỤC

LỜI GIỚI THIỆU . 3

PHỤ LỤC . 4

Bài 1: Tổ chức câu lạc bộ khuyến nông . 7

Mục tiêu: . 7

A. Nội dung: . 7

1. Câu lạc bộ khuyến nông lâm . 7

1.1. Khái niệm . 7

1.2 Mục đích, ý nghĩa . 7

1.3. Nguyên tắc hoạt động . 7

1.4. Vị trí của câu lạc bộ trong tổ chức khuyến nông lâm. . 8

1.5. Tổ chức câu lạc bộ. . 8

1.6. Mục đích hoạt động của câu lạc bộ khuyến nông lâm. . 9

1.7. Các yêu cầu để hình thành và phát triển câu lạc bộ khuyến nông. . 10

2. Trình tự và cách thức tổ chức câu lạc bộ khuyến nông lâm . 10

B. Câu hỏi và bài tập thực hành . 12

C. Ghi nhớ . 12

Bài 2: Tổ chức nhóm sở thích . 13

Mục tiêu: . 13

A. Nội dung: . 13

1. Nhóm sở thích. . 13

1.1. Nhóm. . 13

1.2. Nhóm sở thích là gì? . 13

1.3. Mục đích, nội dung hoạt động . 13

1.4. Các yếu tố hình thành nhóm . 14

1.5. Sự cần thiết thành lập nhóm . 14

2. Trình tự và cách thức tổ chức nhóm sở thích . 15

3. Yêu cầu cán bộ khuyến nông tổ chức hoạt động trong nhóm sở thích . 15

B. Câu hỏi và bài tập thực hành . 16

C. Ghi nhớ . 16

Bài 3: Hỗ trợ câu lạc bộ, nhóm sở thích hoạt động . 17

Mục tiêu: . 17

A. Nội dung chính: . 17

1. Sự cần thiết phải hỗ trợ câu lạc bộ, nhóm sử thích . 17

2. Trình tự và cách thức hỗ trợ câu lạc bộ khuyến nông lâm hoạt động. 175

2.1. Hướng dẫn xác định các nhu cầu của câu lạc bộ . 17

2.2. Xác định thứ tự ưu tiên các nhu cầu . 17

2.3. Xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động . 17

2.4. Hướng dẫn triển khai các hoạt động . 18

2.5. Hướng dẫn theo dõi các hoạt động . 18

2.6. Hướng dẫn phương pháp đánh giá các hoạt động . 19

2.7. Hướng dẫn cách thức mở rộng quy mô, chất lượng câu lạc bộ. 20

B. Câu hỏi và bài tập thực hành . 20

C. Ghi nhớ . 21

Bài 4: Tìm kiếm nông dân điển hình . 22

Mục tiêu: . 22

A. Nội dung: . 22

1. Các tiêu chuẩn lựa chọn nông dân điển hình . 22

2. Trình tự và cách thức tìm kiếm nông dân điển hình . 22

3. Triển khai mô hình sản xuất ra diện rộng . 23

3.1.Mục đích . 23

3.2. Nguyên tắc. . 23

B. Câu hỏi và bài tập thực hành . 23

C. Ghi nhớ . 23

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ DUN . 24

I. Vị trí tính chất của mô đun: . 24

II. Mục tiêu: . 24

III. Nội dung chính của mô đun: . 24

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành . 25

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập . 25

VI. Tài liệu tham khảo . 26

pdf27 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 937 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình nghề Khuyến Nông Lâm - Mô đun 6: Phát triển mạng lưới khuyến nông lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
....... 
Gợi ý những hoạt động cần bổ sung 
 ....................................................................................................................... 
 ....................................................................................................................... 
2.7. Hướng dẫn cách thức mở rộng quy mô, chất lượng câu lạc bộ 
- Đào tạo nhân lực cho câu lạc bộ; 
- Phối hợp với các ban, ngành đoàn thể; 
- Tuyên truyền khuyến khích hội viên tham gia thực hiện các chương trình kinh tế; 
- Đóng góp xây dựng quỹ; 
- Tham quan tập huấn. 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
Tình huống 1 
- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 5 người. Một người sắm vai cán bộ 
khuyến nông lâm, 4 người còn lại sắm vai nông dân để thực hiện bài tập. 
- Các vai nông dân sẽ giả định đưa ra nhu cầu của họ trong điều kiện thực 
tế của xã A. 
- Mỗi nhóm sẽ viết một bảng tiêu chuẩn lựa chọn thứ tự ưu tiên. 
- Sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhu cầu bằng công cụ phân loại, xếp hạng ưu tiên. 
- Sử dụng bảng tiêu chuẩn để tiến hành phân loại xếp hạng ưu tiên các nhu 
cầu giả định đã đưa ra. 
Sản phẩm phải hoàn thành: Một bảng nhu cầu của người dân đưa ra và kết 
quả lựa chọn các nhu cầu ưu tiên bằng công cụ phân loại, xếp hạng ưu tiên. 
Tình huống 2 
- Trên cơ sở các nhu cầu đã lựa chọn ở bài tập 1, các nhóm lựa chọn một 
trong 3 hoạt động ưu tiên cao nhất, phân tích xác định các nguồn lực cần thiết 
cho các hoạt động đó. Liệt kê những trang thiết bị, vật tư cần thiết và tính toán 
các khoản chi phí hỗ trợ cho hoạt động, thảo luận phân công các cá nhân chịu 
trách nhiệm cho từng nguồn lực. 
- Mỗi nhóm trình bày kết quả trên giấy A0, Báo cáo kết quả của nhóm mình 
trước lớp và các thành viên của các nhóm khác góp ý bổ sung. 
- Các nhóm nhận xét và đánh giá kết quả của nhóm khác. 
 21
Sản phẩm phải hoàn thành: Một bản mô tả các nguồn lực cần thiết cho các 
hoạt động đã được lựa chọn và phân công trách nhiệm hỗ trợ nguồn lực cho các 
hoạt động. 
C. Ghi nhớ 
 - Trình tự và cách thức hỗ trợ câu lạc bộ khuyến nông hoạt động 
 22
Bài 4: Tìm kiếm nông dân điển hình 
 Mục tiêu: 
 - Trình bày được các tiêu chuẩn lựa chọn trong quá trình tìm kiếm nông 
dân điển hình trong hoạt động khuyến nông lâm; 
 - Lựa chọn được các hình thức khuyến khích nông dân điển hình tham gia 
vào các dịch vụ tập thể nhằm chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cho những nông 
dân khác, triển khai nhân rộng mô hình; 
- Có nhận thức đúng đắn trong quá trình tìm kiếm nông dân điển hình để 
khuyến khích sự ham học hỏi, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm giữa nông dân - 
nông dân. 
A. Nội dung: 
1. Các tiêu chuẩn lựa chọn nông dân điển hình 
- Nhằm khẳng đinh 
tính ưu việt của tiến bộ 
kỹ thuật trong điều kiện 
sản xuất của nông dân mà 
người nông dân đã trải 
qua 
- Thuyết phục người 
nông dân chấp nhận những 
tiến bộ kỹ thuật đã được 
ứng dụng và có hiệu quả . 
- Khuyến khích và hỗ 
trợ nếu nông dân năng 
động, chủ động cả về tài 
chính và kỹ thuật. 
- Lựa chọn những 
người nông dân từ tiến tiến trở lên: những người tự nguyện, có ý thức và tinh 
thần trách nhiệm cao, biết làm và biết nói 
2. Trình tự và cách thức tìm kiếm nông dân điển hình 
Bước 1: Xây dựng các tiêu chuẩn lựa chọn nông dân điển hình 
- Giỏi kinh nghiệm sản xuất nông lâm nghiệp 
- Có mô hình phát triển kinh tế hiệu quả. 
- Có kinh nghiệm chia sẻ. 
- Làm việc theo nguyên tắc tự nguyện. 
- Đã tham gia các chương trình khuyến nông. 
Bước 2: Xây dựng chức năng và nhiệm vụ của nông dân điển hình 
- Là người giúp phiên dịch và thảo luận trong cuộc họp tiếp xúc với nông dân. 
Hình 4: Hội nghị nông dân điển hình tiên tiến tỉnh Cà 
Mau giai đoạn 2005 - 2010 
 23
- Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm nông - lâm nghiệp cho những nông dân khác. 
- Làm cho mối quan hệ giao tiếp với nông dân dễ dàng hơn. 
Bước 3: Sự phối hợp với nông dân điển hình trong chuyển giao kỹ thuật 
nông nghiệp 
Trung tâm khuyến nông, trạm khuyến nông: 
- Hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật thông qua các lớp tập huấn; 
- Hỗ trợ vốn bằng cách ưu tiên các chương trình, dự án nông - lâm nghiệp; 
- Phối hợp giải quyết những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực của nông dân đó. 
Nông dân điển hình: 
- Chia sẻ kiến thức kinh nghiệm với những nông dân khác; 
- Tham gia vào các dịch vụ tập thể liên quan đến lĩnh vực nông - lâm nghiệp; 
- Tuyên truyền và vận động nông dân tại địa phương tham gia vào các hoạt 
động phát triển kinh tế nông- lâm nghiệp; 
- Tham gia vào các chương trình khuyến nông. 
3. Triển khai mô hình sản xuất ra diện rộng 
3.1.Mục đích 
- Nhằm đánh giá mức độ tối ưu của tiến bộ kỹ thuật mới trong điều kiện sản 
xuất của nông dân 
- Tuyên truyền nhân rộng tiến bộ kỹ thuật mới ra diện rộng cho nhiều nông 
dân biết đến và áp dụng. 
3.2. Nguyên tắc. 
- Có ban chỉ đạo thực hiện mô hình sản xuất và nhân rộng mô hình 
- Có kinh phí thực hiện nhân rộng mô hình 
- Địa điểm cần đại diện và đặc trưng cho khu vực có nhiều người được thăm 
quan và quan tâm 
- Có tính thuyết phục cao, có hiệu quả kinh tế 
- Có biển thông báo nội dung mô hình được nhân rộng và có đối chứng 
nhằm tăng tính thuyết phục cho người dân. 
- Đã được tổng kết và đánh giá có hiệu quả cao trong sản xuất, được nhiều 
người thừa nhận. 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
Bài tập: 
- Phân nhóm mỗi nhóm 3 người. 
- Thực hiện công việc xây dựng tiêu chuẩn lựa chọn nông dân điển hình căn 
cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương. 
C. Ghi nhớ 
- Trình tự và cách thức hỗ trợ câu lạc bộ khuyến nông hoạt động 
 24
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ DUN 
I. Vị trí tính chất của mô đun: 
- Vị trí: 
 + Mô đun Phát triển mạng lưới khuyến nông là mô đun cuối của chương 
trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Khuyến nông lâm. 
+ Mô đun được bố trí học sau Mô đun truyền thông trong khuyến nông lâm 
và trước khi kiểm tra cuối khóa học. 
- Tính chất 
 + Là mô đun chuyên môn mang tính tuyên chuyền, chuyển giao tiên bộ kỹ thuật. 
 + Tổ chức các hoạt động khuyến nông lâm tại cơ sở 
II. Mục tiêu: 
- Trình bày trình tự các bước tổ chức câu lạc bộ khuyến nông lâm, nhóm sở 
thích cho người dân và tìm kiếm nông dân điển hình. 
- Đưa ra những cách thức phù hợp để duy trì và mở rộng quy mô, chất lượng 
câu lạc bộ. 
- Có nhận thức đúng đắn trong quá trình tổ chức câu lạc bộ khuyến nông để 
khuyến khích sự ham học hỏi, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm giữa các thành viên. 
III. Nội dung chính của mô đun: 
Mã 
bài Tên bài 
Loại 
bài 
dạy 
Địa 
điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ 
06-01 
Tổ chức câu lạc 
bộ khuyến nông 
Tích 
hợp 
Phòng 
học 12 4 8 
MĐ 
06-02 
Tổ chức nhóm sở 
thích 
Tích 
hợp 
Phòng 
học 6 1 4 1 
MĐ 
06-03 
Hỗ trợ câu lạc bộ, 
nhóm sở thích 
hoạt động 
Tích 
hợp 
Phòng 
học 
8 2 6 
MĐ 
06-04 
Tìm kiếm nông 
dân điển hình 
Tích 
hợp 
Phòng 
học 4 1 2 1 
 Cộng 44 10 28 6 
 25
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
Bài tập làm theo nhóm, mỗi nhóm 5-7 người để đảm bảo các thành viên 
trong nhóm tham gia tích cực vào hoạt động nhóm và hiểu được phương pháp 
làm và nắm bắt tốt kết quả làm việc nhóm. 
 Phương pháp chia nhóm tùy theo giảng viên; sau khi chia nhóm xong các 
nhóm tự bầu trưởng nhóm và thư ký. Vị trí trưởng nhóm và thư ký được bầu sao 
cho mọi thành viên trong nhóm đều được đóng vai các vị trí này nhằm tạo cơ hội 
học hỏi cho mọi người. 
 Thời gian thực hiện mỗi bài tập là: 20- 30 phút. 
 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Bài 1: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Kế hoạch câu lạc bộ khuyến nông 
lâm 
- Đọc và đối chiếu với bài giảng phần lập 
kế hoạch khuyến nông lâm 
- Mục tiêu - Đối chiếu với tiêu chí SMART 
- Nội dung đạt được mục tiêu đề 
ra 
- Đọc và đối chiếu với mục tiêu 
- Hoạt động và tiến độ thưc hiện - Đối chiếu với khung tiến độ thực hiện 
- Dự toán kinh phí rõ ràng, chi 
tiết, chính xác 
- Kiểm tra độ chính xác của các phép tính 
- Cơ cấu tổ chức - Đối chiếu với bài giảng 
5.2. Bài 2: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Tổ chức nhóm sở thích - Đối chiếu với bài giảng 
- Bản nội quy sinh hoạt của nhóm 
- Phân tích, xem xét tính khả thi, thực tiễn 
và khả năng của các thành viên 
5.3. Bài 3: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Bản nhu cầu của nông dân - Ngắn gọn, rõ ràng 
- Sắp xếp thứ tự ưu tiên nhu cầu - Đối chiếu với bài giảng phần sắp xếp thứ 
tự ưu tiên 
 26
5.4. Bài 4: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Tiêu chuẩn lựa chọn nông dân 
điển hình 
- Đối chiếu với bài giảng 
- Bản danh sách nông dân điển 
hình, tiên tiến. 
- Rõ ràng, cụ thể 
VI. Tài liệu tham khảo 
1. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia năm 2006-2007 - Băng hình . 
2. Trung tâm khuyến nông Quốc gia năm 2007- Lập kế hoạch khuyến nông 
cơ sở và xây dựng mô hình trình diễn có sự tham gia - . 
3. Phương pháp khuyến nông có sự tham gia (Tài liệu tham khảo dùng để 
đào tạo khuyến nông viên huyện, xã). 
4. Bản thiết kế kỹ thuật xây dựng mô hình trình diễn. 
5. Sổ tay phát triển chương trình đào tạo có sự tham gia 
6. Hà Thị Minh Thu, Bài giảng khuyến nông lâm, 2010 
7. Nguyễn Thành Vân và Nguyễn Quang Chung, tuyên truyền trong khuyến 
nông lâm. 
 27
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, 
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
( Theo Quyết định số 2744 /QĐ-BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 
1. Ông: Nguyễn Thành Vân Chủ nhiệm 
2. Ông: Nguyễn Ngọc Thụy Phó chủ nhiệm 
3. Ông: Nguyễn Quang Chung Ủy viên 
4. Bà: Lê Thị Tình Ủy viên 
5. Bà: Nguyễn Thị Duyên Ủy viên 
6. Ông: Nguyễn Kế Tiếp Ủy viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, 
GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
( Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCC ngày29 tháng 12 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 
 1. Ông: Nguyễn Văn Thực Chủ tịch 
 2. Ông: Phùng Hữu Cần Thư ký 
 3. Ông: Nguyễn Xuân Lới Ủy viên 
 4. Ông: Nguyễn Viết Khoa. Ủy viên 
 5. Ông: Phùng Nhuệ Giang Ủy viên 

File đính kèm:

  • pdfMÐ.06 - Phat trien mang luoi KNL.pdf
Bài giảng liên quan