Giáo trình Nghiệp vụ quản lý trường phổ thông - Chương 2 Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

Chương 2

PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC

TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG

Sau khi học xong chương này, học viên sẽ nắm vững những nội dung cốt yếu của

công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, ý thức được tầm

quan trọng của lĩnh vực công tác này và có khả năng vận dụng những kiến thức đã học

vào công tác thực tiễn.

I. ĐẠI CƯƠNG VỀ XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC VÀ DÂN CHỦ HOÁ GIÁO DỤC

1. Các khái niệm cơ bản

1.1. Xã hội hoá giáo dục

Giáo dục mang bản chất xã hội, là một trong các chất kết dính cộng đồng, là

động lực phát triển kinh tế xã hội. Ngược lại, sự phát triển của giáo dục không thể tách

rời sự phát triển của cộng đồng nói riêng và của kinh tế xã hội nói chung. Xã hội hóa

giáo dục, theo nghĩa nguyên của từ, là làm cho giáo dục có đầy đủ tính xã hội, giáo

dục liên hệ hữu cơ với xã hội. Trên bình diện này, xã hội hóa giáo dục là sự trả lại bản

chất xã hội cho giáo dục.

pdf60 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1070 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ quản lý trường phổ thông - Chương 2 Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
p với Đoàn/Đội, tuỳ tình hình cụ thể ở 
mỗi trường, hiệu trưởng có thể lựa chọn giải quyết một hay một số, thậm chí tất cả các 
vấn đề sau đây, nếu thấy cần thiết: a- Thiết lập mối quan hệ đúng đắn trên cơ sở hiểu 
đúng chức năng, nhiệm vụ của Đoàn/Đội trường học. b- Giúp đỡ xây dựng đội ngũ cán 
bộ Đoàn/Đội học sinh đủ khả năng để đáp ứng vai trò của của tổ chức đó. c- Tạo điều 
kiện về thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí... cho Đoàn/Đội hoạt động. d- Tăng cường 
chỉ đạo sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với chi đoàn học sinh; chú ý theo dõi, 
kiểm tra thường xuyên công tác của giáo viên chủ nhiệm với chi đoàn lớp để giáo viên 
chủ nhiệm giúp đỡ ban chấp hành chi đoàn/ban chấp hành chi đội nhưng không làm 
thay. e- Giúp đỡ hướng tới những công tác thích hợp và lựa chọn những nội dung công 
tác có trọng tâm.
Chương 2- Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
79
5. Xã hội hóa giáo dục làm cho sự nghiệp giáo dục là của toàn xã hội, mọi người 
cùng làm giáo dục, nhà nước và xã hội, TW và địa phương cùng làm giáo dục, tạo ra 
phong trào học tập trong toàn dân. Xã hội hóa giáo dục nâng cao trách nhiệm của mọi 
người đối với giáo dục thế hệ trẻ, từng xã/phường thực hiện cơ chế Đại hội giáo dục, 
tạo ra môi trường giáo dục thống nhất, tích cực cho cả xã hội, gia đình, nhà trường; xã 
hội hóa giáo dục cũng tăng thêm các nguồn lực, nhất là nguồn tài chính cho giáo dục, 
động viên tinh thần và vật chất tạo ra động lực cho người dạy; khen thưởng học sinh 
giỏi, giúp đỡ học sinh khó khăn, khuyến khích các học sinh chăm học. Xã hội hóa giáo 
dục gắn với đa dạng hoá các nguồn lực, nguồn đầu tư cho giáo dục.
Sự phối hợp các lực lượng xã hội, xã hội hóa giáo dục, một mặt là sự tham gia 
của xã hội với nhà trường trong hoạt động giáo dục, mặt khác đòi hỏi ngành giáo dục 
và nhà trường phải đáp ứng được các yêu cầu của xã hội. Mối quan hệ giữa nhà trường 
và xã hội là mối quan hệ hai chiều phải được quan tâm thường xuyên và giải quyết kịp 
thời theo hướng phát triển của xã hội. Cần chú ý những việc trọng tâm sau đây:
+ Mối quan hệ giữa nhà trường với chính quyền địa phương: Tham dự hội nghị 
tổng kết hoặc đại hội với địa phương; tham dự hoạt động xã hội với địa phương; đề 
xuất yêu cầu của đơn vị.
+ Huy động cộng đồng: Dựa vào yêu cầu cụ thể của trường; chọn thời điểm thích 
hợp; dựa vào cha mẹ học sinh.
+ Xây dựng môi trường giáo dục: Nắm chắc yêu cầu của địa phương; có hiểu 
biết về các phong trào mà địa phương đang phát động; chú trọng đến công tác phòng 
chống các tệ nạn xã hội tác động đến học sinh.

Phối hợp với Hội cha mẹ học sinh:
1. Trình bày những kết quả đã đạt được, những vấn đề đang gặp phải trong công 
tác phối hợp của hiệu trưởng với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường 
anh/chị. Phân tích nguyên nhân của các vấn đề đó và đưa ra những biện pháp giải 
quyết vấn đề nâng cao hiệu quả phối hợp.
2. Phân tích thực trạng hiệu trưởng tổ chức phối hợp với Ban đại diện cha mẹ 
học sinh để quản lý học sinh học tập ở nhà, giáo dục các em ngoài giờ lên lớp ở 
trường anh/chị và các biện pháp cải tiến.
3. Phân tích thực trạng hiệu trưởng tổ chức phối hợp với Ban đại diện cha mẹ 
học sinh để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục học sinh ở trường anh/chị và các 
biện pháp cải tiến.
4. Phân tích thực trạng hiệu trưởng tổ chức phối hợp với Ban đại diện cha mẹ 
học sinh để xây dựng, bảo vệ, tu bổ cơ sở vật chất, trang thiết bị, cải thiện đời sống 
cán bộ, giáo viên ở trường anh/chị và các biện pháp cải tiến.
Phối hợp với công đoàn trường học:
1. Trình bày những kết quả đã đạt được, những vấn đề đang gặp phải trong công 
tác phối hợp của hiệu trưởng với công đoàn ở trường anh/chị. Phân tích nguyên nhân 
Chương 2- Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
80
của các vấn đề đó và đưa ra những biện pháp giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả 
phối hợp.
2. Trình bày thực trạng hiệu trưởng phối hợp với công đoàn cơ sở trong việc xây 
dựng và thực hiện kế hoạch năm học ở trường anh/chị và đề xuất biện pháp cải tiến.
3. Trình bày thực trạng hiệu trưởng phối hợp với công đoàn cơ sở tổ chức thi 
đua thực hiện kế hoạch năm học và các phong trào quần chúng ở trường anh/chị và đề 
xuất biện pháp cải tiến.
4. Trình bày thực trạng hiệu trưởng phối hợp với công đoàn cơ sở thực hiện chế 
độ, chính sách và chăm lo đời sống cho cán bộ công chức ở trường anh/chị và đề xuất 
biện pháp cải tiến.
5. Trình bày thực trạng hiệu trưởng phối hợp với công đoàn cơ sở để xây dựng 
đội ngũ cán bộ công chức ở trường anh/chị và đề xuất biện pháp cải tiến.
6. Trình bày thực trạng hiệu trưởng phối hợp với công đoàn cơ sở nhằm nâng 
cao chất lượng giáo dục-dạy học ở trường anh/chị và đề xuất biện pháp cải tiến.
Phối hợp với Đoàn/Đội:
1. Hãy trình bày kết quả đã đạt được, những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong 
công tác phối hợp của hiệu trưởng với Đoàn/Đội ở trường anh/chị. Phân tích nguyên 
nhân của mỗi vấn đề và đề ra biện pháp giải quyết các vấn đề đó.
2. Hãy trình bày và phân tích thực trạng công tác Đoàn/Đội ở trường anh/chị và 
việc hiệu trưởng tổ chức phối hợp giáo dục của với Đoàn/Đội ở trường anh/chị.
3. Phân tích thực trạng công tác hiệu trưởng tổ chức phối hợp với Đoàn/Đội để 
giáo dục đạo đức, chính trị, tư tưởng và xây dựng nền nếp, kỷ cương cho học sinh ở 
trường anh/chị.
4. Phân tích thực trạng công tác hiệu trưởng tổ chức phối hợp với Đoàn thực 
hiện chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường anh/chị.
5. Đặc điểm công tác Đoàn ở trường trung học dân lập/dân tộc nội trú? và các 
khả năng công tác của hiệu trưởng với Đoàn học sinh ở loại hình trường này? 
Phối hợp với lực lượng xã hội ngoài trường:
1. Trình bày kết quả đã đạt được, những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong công 
tác xã hội hóa giáo dục ở trường anh/chị công tác. Phân tích các nguyên nhân của 
từng vấn đề và nêu ra biện pháp giải quyết vấn đề.
2. Thực trạng hoạt động của hội đồng giáo dục xã (huyện) và vai trò của hiệu
trưởng trường anh/chị trong hội đồng giáo dục xã (huyện).
3. Những biện pháp phát huy vai trò của đại hội giáo dục xã của hiệu trưởng 
trường anh/chị.
4. Hiệu trưởng tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương xây dựng và tổ 
chức thực hiện đề án phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở trường anh/chị.
5. Các biện pháp của hiệu trưởng tổ chức phối hợp với các lực lượng xã hội 
chống lưu ban, bỏ học ở trường anh/chị.
Chương 2- Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
81
6. Các biện pháp của hiệu trưởng phối hợp với các lực lượng xã hội xây dựng cơ 
sở vật chất ở trường anh/chị.
7. Các biện pháp của hiệu trưởng phối hợp với các lực lượng xã hội xây dựng 
môi trường giáo dục lành mạnh ở trường anh/chị.
8. Thực trạng xã hội hóa giáo dục tại trường anh/chị và những biện pháp tăng 
cường.

1. Bây giờ với tư cách là người hiệu trưởng, hãy dành 15 phút để suy ngẫm 
những kiến thức về sự tham gia quản lý của các tổ chức xã hội, các đoàn thể quần 
chúng; các tính chất của mối quan hệ giữa chính quyền và các đoàn thể quần chúng; 
những nguyên tắc thực hiện quyền dân chủ trong nhà trườngvà nghĩ xem bạn sẽ áp 
dụng chúng vào thực tế công việc của bạn như thế nào. Hãy viết ra những suy nghĩ 
của bạn.
2. Có người nói: Mặc dù công đoàn được chủ động về tài chính và tự chủ trong 
quản lý và sử dụng quỹ công đoàn theo các quy định của Tổng liên đoàn lao động Việt 
Nam, nhưng trong nhiều trường hợp, công đoàn cần phải “công khai tài chính của 
công đoàn” cho hiệu trưởng biết. 
Phát biểu trên có đúng không? Nếu không đúng thì vì sao? Nếu đúng thì vì sao 
và nêu ra một vài trường hợp công đoàn cần phải thông báo quỹ và sử dụng quỹ công 
đoàn cho người hiệu trưởng?
3. Ở nơi Bí thư đoàn trường là giáo viên (không có trợ lý thanh niên) thì phương 
thức quan hệ và nội dung công tác của hiệu trưởng sẽ như thế nào?
4. Một hiệu trưởng có thể là nhưng cũng có thể không là thành viên của hội đồng 
giáo dục địa phương. Người hiệu trưởng phải làm thế nào để sử dụng chức năng, tác 
dụng của hội đồng giáo dục địa phương cho việc phát triển nhà trường của mình và sự 
nghiệp giáo dục ở địa phương trong mỗi trường hợp sau đây:
+ Hiệu trưởng là thành viên của hội đồng giáo dục địa phương.
+ Hiệu trưởng không là thành viên của hội đồng giáo dục địa phương.
Chương 2- Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
82
 Tài liệu học viên cần đọc thêm 
- Quyết định số 124/CP ngày 19-3-1981 của Hội đồng Chính phủ về việc thành 
lập Hội đồng Giáo dục ở các cấp chính quyền địa phương.
- Nghị định số 99/2005/NĐ-CP ngày 28-7-2005 Quy định chi tiết và hướng dẫn 
một số điều của luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân. 
- Thông tư số 12/TT-LT ngày 8-5-1992 của Bộ giáo dục-đào tạo và công đoàn 
giáo dục-đào tạo Việt Nam Quy định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa các cấp 
chính quyền và công đoàn trong ngành giáo dục-đào tạo. 
- Thông tư số 23/TTLT, 15-1-1996, (Ban TC-CB Chính phủ, Bộ giáo dục&đào 
tạo, Bộ TC, TW Đoàn) v/v hướng dẫn chế độ công tác và phụ cấp trách nhiệm đối với 
giáo viên làm Tổng phụ trách Đội TNTP trong trường phổ thông.
- Thông tư liên tịch số 35/TT-LT ngày 10-10-1990 của Bộ giáo dục-đào tạo và 
Công đoàn giáo dục-đào tạo Việt Nam về việc Tham mưu mở Đại hội Giáo dục cấp cơ 
sở.
- Thông tư liên tịch số 09/TT-LT ngày 16-5-1992 của Bộ giáo dục-đào tạo và 
Công đoàn giáo dục-đào tạo Việt Nam về việc tiếp tục mở Đại hội Giáo dục cấp cơ sở.
- Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ quan, ban hành theo quyết định
số 71/1998/NĐ-CP ngày 8-9-1998 của Chính phủ.
- Điều lệ tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo dục ở các cấp chính quyền địa 
phương ban hành theo quyết định số 1765/QĐ ngày 09-12-1981 của Bộ giáo dục.
- Điều lệ Hội cha mẹ học sinh, ban hành theo quyết định số 278/QĐ, ngày 21-02-
1992, của Bộ giáo dục-đào tạo.
- Đề án Quy hoạch phát triển xã hội hóa giáo dục giai đoạn 2005-2010 ban hành 
theo Quyết định số 20/2005/QĐ-BGD&đào tạo, ngày 24-6-2005. 

File đính kèm:

  • pdfChuong_2.pdf
Bài giảng liên quan