Giáo trình Nghiệp vụ quản lý trường phổ thông - Chương 9- Quản lý tài chính trường phổ thông

Sau khi nghiên cứu, học tập chương này:

- Học viên sẽ hiểu được một số vấn đề về lý luận về công tác quản lý tài chính và

những công việc chính của người Hiệu trưởng trong công tác quản lý tài chính trong

nhà trường.

- Học viên sẽ được hình thành các kỹ năng về quản lý tài chính trong nhà nhà

trường như xây dựng bộ máy quản lý tài chính, lập dự toán, chấp hành dự toán, kiểm

tra công tác quản lý tài chính

- Học viên sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý tài chính, có

ý thức thực hiện việc quản lý tài chính đúng luật, công bằng, công khai, minh bạch.

pdf23 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ quản lý trường phổ thông - Chương 9- Quản lý tài chính trường phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
à báo cáo kết quả tự kiểm tra 
lên cơ quan chủ quản (Phòng Giáo dục – Đào tạo, Sở Giáo dục – Đào tạo)./.
Chương 9- Quản lý tài chính trường phổ thông 
100

1. Trình bày quá trình quản lý tài chính trong nhà trường phổ thông.
2. Trình bày những nhiệm vụ chính mà người hiệu trưởng cần phải thực hiện 
trong công tác quản lý tài chính trường phổ thông?
3. Theo Anh(Chị) làm thế nào để công tác quản lý tài chính trong nhà trường bảo 
đảm đúng luật, công bằng, công khai, minh bạch?
 4. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến một số vấn đề tiêu cực trong công tác 
quản lý tài chính ở trường phổ thông và nêu các biện pháp khắc phục.
5. Phân tích tình hình quản lý tài chính ở nhà trường nơi Anh (Chị) đang công 
tác. Hãy xác định:
- Điểm mạnh
- Điểm yếu
- Thuận lợi
- Khó khăn
Hãy đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn.
 Tóm tắt 
 Tài chính ra đời và tồn tại trong những điều kiện kinh tế xã hội, lịch sử nhất 
định khi mà ở đó xuất hiện nền sản xuất hàng hóa cùng với tiền tệ và xuất hiện nhà 
nước. Tài chính trong nền kinh tế thị trường là những quan hệ kinh tế nảy sinh trong 
phân phối, sử dụng những của cải xã hội bao gồm cả những tích lũy của quá khứ, tổng 
sản phẩm quốc nội và của cải bằng tiền từ nước ngoài đưa vào trong nước. Thông qua 
các quan hệ này để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, nhằm đáp ứng yêu cầu tích lũy 
và tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế. 
Tài chính có hai chức năng, đó là chức năng phân phối và chức năng giám đốc. 
Chức năng phân phối bảo đảm việc phân chia các nguồn tài chính mà chủ yếu là tổng 
sản phẩm quốc dân theo những tỷ lệ và xu hướng nhất định để tạo lập các quỹ tích luỹ 
và tiêu dùng. Chức năng giám đốc bao gồm việc sự giám sát các hoạt động kinh tế 
thông qua sự vận động của vốn tiền tệ từ nơi tạo ra sản phẩm quốc dân đến nơi nhu 
cầu cần, nhằm đảm bảo cho các quỹ tiền tệ được phân phối và sử dụng một cách tốt 
nhất, hợp lí nhất. Chức năng này tiến hành thường xuyên, liên tục, toàn diện cả trước, 
trong và sau các hoạt động tài chính.
 Nguồn tài chính trong nhà trường là các các quỹ tiền tệ mà nhà trường có thể sử 
dụng cho hoạt động của nhà trường. Trong trường phổ thông, nguồn tài chính trong 
trường ngoài ngân sách nhà nước cấp, còn có cả nguồn thu sự nghiệp của nhà trường 
bao gồm: các loại phí, lệ phí hiện hành theo quy định; các khoản thu gắn với hoạt động 
của nhà trường; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật như tiền lãi từ tiền gửi 
ngân hàng, từ các khoản thu sản xuất, cung ứng dịch vụ. Ngoài những khoản thu sự 
nghiệp nêu trên, các trường phổ thông được phép huy động vốn hợp pháp từ các tổ 
Chương 9- Quản lý tài chính trường phổ thông 
101
chức, cá nhân trong và ngoài nước để phục vụ cho hoạt động hợp pháp của nhà trường 
theo đúng quy định hiện hành của pháp luật.
 Các trường phổ thông được sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn 
thu sự nghiệp của đơn vị để chi cho các hoạt động thường xuyên theo những nội dung 
sau: chi cho cán bộ giáo viên và lao động hợp đồng; chi cho học sinh; chi quản lý hành 
chính; chi nghiệp vụ giảng dạy, học tập; chi mua sắm sửa chữa thường xuyên Các 
khoản chi không thường xuyên thực hiện theo quy định về tài chính hiện hành. 
 Công tác quản lý tài chính trong nhà trường bao gồm các công việc chính sau 
đây:
- Lập kế hoạch tài chính và dự toán: Kế hoạch tài chính là kế hoạch xác định 
việc thu chi trong nhà trường: Thu những nguồn nào? Vào thời gian nào? Thời gian 
nào chi cái gì, chi bao nhiêu, thuộc nguồn kinh phí nào? Lập kế hoạch tài chính là cơ
sở quan trọng để lập dự toán. Dự toán bao gồm những nội dung chính sau đây: tổng số 
thu; kinh phí ngân sách nhà nước cấp; tổng số chi; các khoản phải nộp ngân sách nhà 
nước. 
- Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lí tài chính trong nhà trường: Hiệu trưởng có 
trách nhiệm xây dựng bộ máy quản lý tài chính trong nhà trường. Bộ máy này bao 
gồm hiệu trưởng là chủ tài khoản, kế toán và thủ quỹ. 
- Điều hành hoạt động tài chính trong nhà trường bao gồm việc huy động các 
nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước 
bảo đảm dủ nguồn kinh phí cho hoạt động của nhà trường; xây dựng quy chế thu, chi 
nội bộ; tổ chức thực hiện hoạt động thu chi trong nhà trường đảm bảo dúng luật, công 
bằng, công khai, minh bạch; bảo các điều kiện làm việc cho kế toán, thủ quỹ nhà 
trường, đồng thời lưu ý việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho kế toán và 
thủ quỹ; bảo quản tài liệu kế toán trong nhà trường.
- Kiểm tra tài chính là một biện pháp bảo đảm cho các qui định về kế toán và các 
kỷ luật tài chính được chấp hành nghiêm chỉnh, các số liệu tài liệu được ghi chép 
chính xác, trung thực và có hệ thống. Kiểm tra phải đi kèm phân tích đánh giá nhằm 
tìm ra những ưu khuyết điểm, những khó khăn trở ngại và những việc làm nào có hiệu 
quả để có hướng sử dụng các nguồn kinh phí đạt hiệu quả hơn, bảo đảm công tác quản 
lý tài chính diễn ra đúng luật, công bằng, công khai minh bạch phục vu có hiệu quả 
hoạt động giảng dạy và giáo dục trong nhà trường. 

1. Lập một bản dự toán cho nhà trường Anh/Chị đang công tác.
2. Nghiên cứu tình huống sau đây để trả lời các câu hỏi:
“Trường trung học phổ thông X là một trường công lập nổi tiếng. Trường X có 
2000 học sinh chia ra 45 lớp học và có 102 cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Hàng 
năm công tác tuyển sinh vào lớp đầu cấp của trường rất căng thẳng vì số học sinh mà 
nhà trường có thể tuyển vào ít hơn rất nhiều so với số học sinh có nguyện vọng vào 
học trường X Uỷ Ban nhân Huyện và Hội cha mẹ học sinh trường muốn mở rộng 
trường để nhận thêm học sinh, nhưng ngân sách mở rộng trường và khả năng đóng 
Chương 9- Quản lý tài chính trường phổ thông 
102
góp của phụ huynh đều có hạn. Theo nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 
2006 thì trường THPT là loại hình đơn vị sự nghiệp có thu nên được phép vay tín dụng 
ngân hàng hoặc Quỹ hỗ trợ phát triển để mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động 
sự nghiệp. Căn cứ nghị định này Uỷ ban nhân dân Huyện và Hội cha mẹ học sinh nhà 
trường thúc dục nhà trường phải vay tín dụng ngân hàng để cùng với ngân sách nhà 
nước và tiền đóng góp của Hội cha mẹ học sinh nhằm mở rộng nhà trường thu thêm 
học sinh vào học.
a. Theo Anh/Chị, Hiệu trưởng trường X có nên thực hiện ý kiến của Uỷ ban nhân 
dân Huyện và của Hội cha mẹ học sinh trường không? Hãy giải thích về câu trả lời 
của Anh/Chị?
b. Nếu thực hiện ý kiến trên về việc vay tín dụng ngân hàng hoặc quỹ hỗ trợ phát 
triển để mở rộng nhà trường thì hiệu trưởng phải làm những công việc gì?
c. Người Hiệu trưởng trường X có thể tìm thêm các nguồn vốn nào khác để có thể 
phát triển, mở rộng nhà trường?
3. Nghiên cứu tình huống sau đây để trả lời câu hỏi:
Trọng là Phó hiệu trưởng trường phổ thông đã 5 năm, anh phụ trách công tác 
chuyên môn trong nhà trường. Trọng vừa được đề bạt lên làm hiệu trưởng nhà trường 
khi hiệu trưởng nhà trường cũ bị miễn nhiệm công tác vì một số sai phạm về quản lý 
tài chính như thiếu công khai minh bạch, không công bằng trong việc sắp xếp giờ phụ 
trội, có nhiều khoản chi không hợp lýTrong vai trò hiệu trưởng, Trọng nhận thấy 
trong trường có những phân hóa nhất định sau khi hiệu trưởng cũ bị miễn nhiệm: một 
bộ phận cán bộ giáo viên nuối tiếc thời hiệu trưởng cũ vì có một số quyền lợi được ưu 
đãi; một bộ phận mong muốn Trọng phải cải tổ công tác quản lý tài chính, thay thế kế 
toán và thủ quỹ trong nhà trường; một bộ phận thờ ơ, ai làm gì mặc kệ, miễn là lương 
và phụ cấp được phát đầy đủ kịp thời hàng tháng là được.
Theo Anh/Chị Trọng phải làm gì trong công tác quản lý tài chính trong tình hình 
nhà trường như thế? 
4. Nghiên cứu tình huống sau đây để trả lời các câu hỏi:
“ Trong một cuộc họp tổng kết năm học, một giáo viên góp ý với hiệu trưởng nhà 
trường rằng, các vật liệu và thiết bị mà nhà trường mua thì đều có giá cao hơn giá cả 
thị trường. Giáo viên đó cũng nói thêm rằng cha mẹ học sinh cũng phàn nàn về phù 
hiệu và đồng phục thể dục, thể thao mà nhà trường hợp đồng với nhà cung cấp để bán 
cho học sinh cũng có giá cao hơn giá thị trường. Để mua được hàng hóa đúng giá thị 
trường, Giáo viên đó đề nghị nhà trường ngưng mua hàng hóa ở những nhà cung cấp 
ở các năm vừa qua và giới thiệu những nhà cung cấp mới. Hiệu trưởng rất bất ngờ khi 
nghe đóng góp trên và thật ra trong lòng cũng không thích được nghe những đóng góp 
kiểu như thế nên tỏ ra bất bình và giận dữ”.
Anh/Chị có ý kiến gì về thái độ của hiệu trưởng nói trên? Theo Anh/Chị, hiệu 
trưởng cần phải làm gì khi nghe ý kiến đóng góp trên?
Chương 9- Quản lý tài chính trường phổ thông 
103

Anh/Chị hãy dành ít phút để suy nghĩ về các phát biểu sau:
1. Ở các tổ chức kinh doanh, mục tiêu của quản lý tài chính là tối đa hóa lợi 
nhuận. Nhưng trong trường học mục tiêu chủ yếu của quản lý tài chính không phải là 
tối đa hóa lợi nhận.
2. Không có nguồn lực tài chính thì khó có thể có các nguồn lực khác để thực 
hiệm các nhiệm vụ của nhà trường. 
 Tài liệu học viên cần đọc thêm 
1) Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy định quyền tự 
chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính 
đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
2) Bộ tài chính. Chế độ quản lý tài chính kế toán đơn vị sự nghiệp có thu và 
khoán chi hành chính. Nxb Tài chính 2003
3) Ngô Thế Chi- Nguyễn Duy Liễu. Kế toán – Kiểm toán trong trường học . Nxb 
Thống kê 2002. 
4) Tạ Duy Đăng. Cẩm nang kế toán trường học. Nxb Tài chính 2003. 
5) Nguyễn Trung Hàm. Quản lý tài chính trong nhà trường (lưu hành nội bộ). 
Trường CBQLGD & ĐT II.
6) Huỳnh văn Hoài. Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý tài chính trong đơn 
vị hành chánh sự nghiệp. Nxb Thống kê 1999
7) Huỳnh văn Hoài. Hướng dẫn thực hành kế toán đơn vị hành chánh sự nghiệp. 
Nxb Thống kê 1999
8) Dương Thị Bình Minh(chủ biên). Lý thuyết tài chính – tiền tệ . Nxb ĐHQG 
TP.HCM 2001 
9) Nguyễn Quang Thu. Quản trị tài chính căn bản. Nxb Giáo Dục 1999

File đính kèm:

  • pdfchuong_9.pdf