Giáo trình Nhạc lý cơ bản

BÀI 1:

CHƯƠNG I:

I. Âm thanh có tính nhạc

- Thế nào là âm thanh có tính nhạc? Những âm thanh có tính nhạc được xác định bởi bốn thuộc tính đó là: Độ cao; Độ dài; Độ mạnh, nhẹ và Âm sắc.

+ Độ cao thấp của âm thanh phụ thuộc vào tần số giao động của thể rung. Độ giao động càng nhiều âm thanh càng cao và ngược lại.

+ Độ dài của âm thanh phụ thuộc vào thời gian cũng như quy mô giao động lúc âm thanh bắt đầu vang lên.

+ Độ mạnh, nhẹ của âm thanh phụ thuộc vào sức mạnh của những giao động. Các cao độ có biên độ càng rộng âm thanh càng to.

+ Âm sắc là màu sắc của âm thanh. Những âm thanh có cùng một độ vang nhưng do những loại nhạc cụ khác nhau phát ra thì mỗi trường hợp lại có màu sắc khác nhau.

II. Hệ thống âm thanh và tên gọi

- Các bậc cơ bản của hàng âm có tên gọi như sau:

ĐỒ; RÊ; MI; PHA; SON; LA; SI

 

doc52 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 895 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Nhạc lý cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ột) (Câu hai)
- Hãy phân tích và vẽ sơ đồ bài hát: “Khát vọng mùa xuân”, và cho biết mỗi đoạn nhạc bắt đầu và kết thúc ở chỗ nào? 
III. Hình thức ba đoạn đơn
- Hình thức ba đoạn đơn gồm có ba phần, mỗi phần không vượt quá khuôn khổ của đoạn nhạc, mỗi phần có một chức năng độc lập được gọi là: Phần trình bày; Phần giữa ; Phần tái hiện.
 :A: :B: :A:
 Phần trình bày Phần giữa Phần tái hiện 
- Hình thức ba đoạn đơn có nguồn gốc từ hình thức hai đoạn đơn có tái hiện mà ra. Ở hình thức hai đoạn đơn tái hiện nếu câu thứ nhất của đoạn hai được phát triển thành một đoạn nhạc có tính độc lập và đặc biệt quan trọng là câu tái hiện của đoạn hai sau khi nhắc lại trở thành một đoạn nhạc độc lập, lúc đó trở thành hình thức ba đoạn đơn.
+ Đoạn A của hình thức ba đoạn đơn là phần trình bày cuối đoạn này thường kết ở điệu tính chính hoặc là chuyển sang điệu tính gần gũi nhất (bậc III hoặc bậc V). Tuỳ thuộc vào đặc điểm nội dung và phát triển của đoạn B (phần giữa). Hình thức ba đoạn đơn lại được phân chia thành hai dạng cơ bản sau: Hình thức ba đoạn đơn phát triển và hình thức ba đoạn đơn tương phản.
+ Hình thức ba đoạn đơn phát triển được dùng khá phổ biến, nổi bật nhất là sự tập trung phát triển chất liệu chủ đề, bởi vì ở đoạn B là biến đổi sâu sắc chất liệu chủ đề (đoạn A) và có thể dẫn đến đường nét mới.
- Đơn giản nhất đoạn B vẫn giữ nguyên chất liệu chủ đề của đoạn A nhưng chuyển sang điệu tính mới.
- Phức tạp hơn đoạn B có thể phát triển chất liệu chủ đề tạo ra tính không ổn định về cấu trúc, về điệu tính và gây nên độ căng thẳng đáng kể.
- Ví dụ: Bài “Con chim Vành Khuyên” nhạc và lời Hoàng Vân
+ Hình thức ba đoạn đơn tương phản: Chứa đựng sự xuất hiện chất liệu chủ đề ở đoan B, gây nên sự tương phản rõ rệt với đoạn A trình bày. Sự tương phản về chất liệu chủ đề thường được nhấn mạnh thêm bằng thủ pháp hoà âm và chuyển sang các điệu tính mới. Về kết cấu có thể ổn định như kiểu trần thuật, giới thiệu để hình thành hình thức đoạn nhạc, nhưng cũng có thể kết cấu xé lẻ, vụn vặt biểu hiện tính không ổn định. Có trường hợp đoạn B có thể là tổng hợp sự phát triển chất liệu chủ đề của đoạn A và chất liệu mới.
- Phần tái hiện của hình thức ba đoạn đơn có thể được tái hiện nguyên dạng phần trình bày, trong trường hợp này có thể ghi:
 Fine Dacapo à fine (D.C à fine)
+ Ví dụ: Bài hát “Biết ơn Võ Thị Sáu” của Nguyễn Đức Toàn.
 Đoạn một Đoạn hai Đoạn ba
 16 nhịp 17 nhịp 16 nhịp (nhắc lại nguyên
 dạng đoạn một)
IV. Một số kết cấu hình thức khác
1. Hình thức năm – Ba đoạn phức: Hình thức năm – Ba đoạn phức các phần được nhắc lại cũng tạo thành hình thức năm phần như sau: A B A B A. Sự nhắc lại này làm cho một bộ phận được xuất hiện ba lần sinh ra khuynh hướng của hình thức Rondo.
- Hình thức năm - Ba đoạn phức có khả năng thể hiện khá lớn như chương Xkeczo Giao hưởng No 7 của Beethoven đã viết ở hình thức này.
2. Hình thức Rondo: Rondo là một hình thức bao gồm nhiều phần nhưng trong đó có một phần gọi là chủ đề được nhắc đi nhắc lại ít nhất ba lần. Xen kẽ chủ đề là những phần khác nhau về nội dung gọi là các đoạn chen (episode). Sơ đồ như sau:
 A B A C A 
 Chủ đề Episode 1 Chủ đề Episode 2 Chủ đề 
- Rondo không những là một hình thức của âm nhạc mà còn là một thể loại nữa. Hình thức rondo bắt nguồn từ những bài dân ca, điệu múa dân gian. Rondo có nghĩa là vòng tròn, trong các bài dân ca xưa thường có phiên khúc và điệp khúc, mỗi lần hát lại điệp khúc được giữ nguyên còn phiên khúc được thay đổi bằng lời ca mới. Đôi khi không thay đổi lời ca mà còn thay đổi cả âm nhạc nữa. Sự thay đổi âm nhạc ở phiên khúc dẫn đến sự xuất hiện ban đầu của hình thức Rondo.
- Rondo còn là thể loại của âm nhạc vì tính sinh động và thường có đặc điểm nhảy múa làm cho chúng ta có thể liên tưởng đến những cảnh sinh hoạt trong các ngày hội phong tục mà trong đó có các điệu nhảy dân gian. Chủ đề có thể coi là sự tham gia đông đảo của các tổ múa còn các đoạn chen là những đoạn múa một người, hai người, ba người 
3. Hình thức biến tấu: Là sự trình bày của một phần nhạc gọi là chủ đề và sau đó là sự nhắc lại hàng loạt phần nhạc ấy nhưng có thay đổi, gọi là những biến khúc. Sơ đồ của hình thức biến tấu như sau:
 A A1 A2 A3 A4 A5
 Chủ đề Những biến khúc.
- Ví dụ: bài Hạt gạo làng ta của Trần Viết Bính. Cảnh khuya của Hoàng Vân
B. Sơ lược về thể loại âm nhạc
I. Thể loại âm nhạc
1. K/n: Thể loại âm nhạc là những loại, những kiểu tác phẩm có liên quan đến phạm vi nhất định những phương pháp diễn tả của âm nhạc.
- Có nhiều cách phân chia thể loại, nhưng chúng ta chỉ đi sâu nghiên cứu và tham khảo hai thể loại chính.
 Nhạc đàn (khí nhạc) Nhạc hát (thanh nhạc)
 Thính phòng, giao hưởng Dân ca, hành khúc  
1. Thể loại thanh nhạc
- Ca khúc và các loại ca khúc: Ca khúc là danh từ dùng để gọi những tác phẩm thanh nhạc khác nhau: Ca khúc dân ca và ca khúc của các nhạc sĩ chuyên nghiệp, những tác phẩm này được thể hiện bằng các giọng người mà vai trò chủ yếu được thể hiện là giai điệu.
- Ca khúc hành khúc: Là những bài có nhịp độ vừa phải, phù hợp với bước đi. Âm điệu thường xuất hiện nhiều quãng bốn, quãng năm, kèm theo trường độ của các âm thể hiện những nốt có chấm dôi để thể hiện tính chất khoẻ khoắn hoặc mang tính hiệu triệu, kêu gọi. 
Ví dụ: Cùng nhau đi Hồng binh của Đinh Nhu; Diệt phát xít của Đỗ Nhuận; Giải phóng Miền Nam của Huỳnh Minh Siêng
- Những bài Chính ca là những bài hát chính thức dùng trong các nghi lễ như Quốc ca của từng nước, những ca khúc chính thức của các đoàn thể như thanh niên, thiếu niên, phụ nữ, học sinh, sinh viên Những bài này thường có tính chất trang nghiêm, có nội dung ngợi ca truyền thống hoặc kêu gọi hiệu triệu. Đường nét giai điệu và tiết của chính ca gần gũi với ca khúc hành khúc nhưng không nhất thiết như vậy mà gợi tính chất trang nghiêm nhiều hơn. 
Ví dụ: Tiếng gọi thanh niên của Lưu Hữu Phước.
- Ca khúc trữ tình là những bài hát mang tính chất mềm mại, uyển chuyển trong giai điệu. Nội dung của tác phẩm có thể là ca ngợi thiên nhiên, làng quê, thôn xóm, vẻ đẹp trong lao động, tình yêu lứa đôi hoặc tình yêu nói chung.
Ví dụ: Con kênh xanh xanh của Ngô Huỳnh; Làng tôi của Văn Cao; Quê em của nguyễn Đức Toàn; Những cô gái Quan Họ của Phó Đức Phương
- Những bài hát thuộc loại hò, vè là những bài hát có thể dựa trên âm điệu hoặc dựa trên lối cấu trúc tiết tấu, giai điệu của những bài hò, vè trong nền âm nhạc dân gian để tạo nên. Cũng có bài kế thừa lối cấu trúc hò trong dân gian có vế xướng, vế xô để hình thành tác phẩm.
 Ví dụ: Thanh Hoá anh hùng của Hoàng Đạm; Hò kéo gỗ Lê Yên; Mùa lúa chín của Hoàng Việt
- Những bài hát kết hợp với những trò chơi cũng là một loại ca khúc thường có nội dung cụ thể, vừa hát vừa có những động tác thể hiện nội dung. Những bài hát loại này thường dễ hát, dễ thuộc, dễ trình bày mà vẫn có tác dụng giáo dục nhất định như: Lỳ và Sáo của Văn Chung
2. Thể loại khí nhạc
- Symphony (Giao hưởng); Rondo; Biến tấu (Varsion)
3. Các ký hiệu
3.1 Các sắc thái biểu diễn
- Legato: Là cách biểu diễn sao cho các âm liền, quyện với nhau. Ký hiệu của cách diễn này là một vòng cung nối các nốt nhạc với nhau.
Ví dụ: Tháng 12 (trích) của TChaicovski
-Xtăccato: Là cách diễn ngắt, nảy của từng âm trong một giai điệu hoặc cả hợp âm. Ký hiệu của cách diễn này là những dấu chấm đặt trên đầu nốt nhạc.
3.2 Nhịp độ: Là tốc độ qui định cho một tác phẩm.
- Nhịp độ chậm
Largo: rất chậm
Lento: Chậm rãi
Adagio: Chậm
Gravo: Nặng nề
- Nhịp độ vừa
Andante: Chậm vừa
Andantino: Hơi chậm
Moderato: Vừa phải
- Nhịp độ nhanh
Allegro: Nhanh.
Viavace: Rất nhộn nhịp.
Presto: Rất nhanh
3.3 Cường độ: Cường độ hay độ mạnh, nhẹ của âm nhạc có ý nghĩa rất lớn trong việc thể hiện nội dung tác phẩm. Ngược lại nội dung của tác phẩm âm nhạc thường quyết định mức độ mạnh, nhẹ trong tác phẩm đó.
3.3.1. Độ mạnh nhẹ cố định
+ Piano Pinissimo (viết tắt: pp) - rất nhỏ.
+ Piano (viết tắt: p) - nhỏ
+ Mezzo Piano (viết tắt: mp) - nhỏ vừa
+ Mezzo forte (viết tắt: mf) – to vừa
+ forte (viết tắt: f) – to
+ Forte fortissimo (Viết tắt: ff) - Rất to
+ Diminuento (viết tắt: dim hoặc dấu >) - nhỏ dần
+ Cressendo (viết tắt: cresc hoặc dấu <) – to dần
3.3.2. Độ mạnh nhẹ thay đổi dần dần
- Crescendo hoặc dấu To lên
- Poco a poco crescendo To dần lên 
- Diminuendo hoặc dấu Nhỏ đi
- Poco a poco diminuendo nhỏ dần đi
- Amorzando Lặng đi
- Morendo Lịm dần 
3.3.3.Thay đổi độ mạnh nhẹ
- Piu forte – To hơn
- Meno forte - Bớt to
- Sforzando sf - Nhấn mạnh đột ngột. Ký hiệu: sf
Bài tập:
- Bạn hãy gạch mũi tên đúng nghĩa với những ký hiệu chỉ sắc thái trong bài tập sau đây: 
 pp = Nhỏ. 
 p = To vừa
 mp = Nhỏ vừa
 mf = To 
 f = Nhỏ dần
 ff = To dần
 dim hoặc dấu: > = Rất to
 cresc hoặc dấu: < = Rất nhỏ
GIÁO TRÌNH HỌC TẬP VÀ THAM KHẢO
1. Âm nhạc - Tập I. Giáo trình dùng trong các trường sư phạm đào tạo giáo viên Tiểu học. Nhà XBGD - Hà Nội năm 1994. tác giả: Nguyễn Minh Toàn (chủ biên) 
2. Âm nhạc - Tập II. Giáo trình dùng trong các trường sư phạm đào tạo giáo viên Tiểu học. Nhà XBGD - Hà Nội năm 1994. Nguyễn Minh Toàn (chủ biên)
3. Âm nhạc và Phương pháp dạy học - Tập I. Giáo trình đào tạo giáo viên Tiểu học hệ CĐSP và SP 12+2. Nhà Xuất bản Giáo dục năm 2000. Tác giả: Nguyễn Minh Toàn - Nguyễn Hoành Thông - Nguyễn Đắc Quỳnh.
4. Âm nhạc và Phương pháp dạy học - Tập II. Giáo trình đào tạo giáo viên Tiểu học hệ CĐSP và SP 12+2. Nhà Xuất bản Giáo dục năm 2000. Tác giả: Nguyễn Minh Toàn - Nguyễn Hoành Thông - Nguyễn Đắc Quỳnh.
5. Lý thuyết âm nhạc cơ bản – Sách dự án đào tạo giáo viên THCS, NXBGD. Hà Nội năm 2003. Tác giả: PTS Phạm Tú Hương.
6. Hình thức, thể loại âm nhạc – Sách dự án đào tạo Giáo viên THCS. NXB ĐHSP. Hà Nội năm 2005. Tác giả Nguyễn Thị Nhung.
7. Phạm Tú Hương. 2001 – Lý thuyết âm nhạc cơ bản – NXB Giáo dục
8. Đỗ Văn Khang (chủ biên) – Mĩ học đại cương – NXB Gióa dục 
9. Hoàng Long (Chủ biên) 2004 - Tập bài hát 1,2,3 – NXB Giáo dục
10. Ngô Thị Nam. 2000 – Phương pháp Giáo dục âm nhạc –NXB Giáo dục
-------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docNHAC LY PHO THONG.doc
Bài giảng liên quan