Giáo trình Tâm lý học quản lý

Hoạt động quản lý:

 Quản lý: Khi nói quản lý bao gồm:

 + Chủ thể quản lý: có thể là cá nhân, tổ chức. Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các công công cụ, với những phương pháp qủan lý thích hợp .

 + Đối tượng quản lý: Tiếp nhận sự tác động của chủ thể quản lý. Tùy theo các từng lọai đối tượng khác nhau mà ta chia thành các dạng thức quản lý khác nhau

 + Khách thể quản lý: Có thể là hành vi thực thể ( cá nhân, tổ chức, sự vật hay môi trường ) nhưng cũng có thể là mối quan hệ giữa thực thể trong quá trình vận động của chúng.

 + Mục tiêu quản lý: đó là cái đích đạt được tại một thời điểm trong tương lai do chủ thể và khách thể thống nhất định trước.

 + Môi tường quản lý: Bao gồm cả môi trường tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội ảnh hưởng đến quá trình quản lý

 Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên các khách thể nhằm đạt được mục tiêu định trước.

 

doc12 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1636 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ều loại khác nhau, căn cứ vào các khía cạnh khác nhau của của hoạt động quản lý
	1. Nếu căn cứ vào kỹ năng quản lý ta có các dạng hoạt động 
	+ Nhận thức
	+ Giao tiếp (cấp trên, cấp dưới,đồng nghiệp ) 
	+ Hoạt động chuyên môn.
	2. Nếu căn cứ vào chu trình và tổ chức thực hiện quyết định quản lý ta có các dạng hoạt động :
	+ Ra quyết định.
	+ Tổ chức thực hiện quyết định
	+ Kiểm tra việc thực hiện quyết định 
	+ Tổng kết, đánh giá, thực hiện quyết định
	3. Căn cứ vào đối tượng, mục đích, động cơ, hành động và kết quả người ta chia hoạt động của người lãnh đạo thành thành bốn đơn vị lý thuyết có liên quan chặt chẽ với nhau, đó là:
	+ Nhận thức.
	+ Ra quýêt định
	+ Tổ chức thực hiện
	+ Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện.
	4. Trên cơ sở phân tích cơ cấu hoạt động của người lãnh đạo, quản lý người ta đã xác định một số dạng hoạt động cơ bản sau đây:
	+ Lập kế hoạch
	+ Tổ chức
	+ Lãnh đạo
	+ Kiểm soát 
	5. Nếu căn cứ vào hoạt động ra quyết định (hoạt động quan trọng) của người quản lý, ta có các dạng hoạt động :
	+ Hoạt động nhận thức trong quá trình chuẩn bị ra quyết định 
	+ Hoạt động ra quyết định quản lý 
	IV. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO 
Đặc điểm của hoạt động nhận thức của người lãnh đạo.
	Hoạt động nhận thức đó là quá trình thu nhận thông tin từ phía đối tượng. 
Người lãnh đạo là người đứng đầu tập thể với vị trí đó họ là những người nắm được khối lượng thông tin lớn nhất. Trong số các thông tin đến với người lãnh đạo có thông tin từ trên xuống dưới, có thông tin từ cơ quan ngang cấp, có thông tin từ dưới lên, và những thông tin từ bên ngòai xã hội có liên quan đến nhiệm vụ đơn vị, có những thông tin chỉ riêng cho người lãnh đạo.
Như vậy, để xử lý một khối lượng thông tin, họat động trí tuệ (nhận thức ) của người lãnh đạo phải là một hgọat động có tác động nhanh, cường độ lớn và tính cơ động cao.	
	Trong hoạt động nhận thức phải chú ý những điểm sau đây:
	- Phải trung thành với sự thật đó phải có một sự dũng cảm để nhìn vào sự thật và thừa nhận sự thật đó. Nếu có sự can thiệp không đúng thẩm quyền hoặc, áp đặt thì trong trường hợp này sẽ làm cho hiệu quản quản lý thấp thậm chí tổn hại đến uy tín của người lãnh đạo.
	- Phải sử dụng các phương pháp nhận thức như: phương pháp anket, nói chuyện, nghiên cứu tài liệu, quan sát
	Hoạt động nhận thức của người lãnh đạo là rất quan trọng, là điều kiện để đưa ra một quyết định mang tính khoa học và hợp pháp
	2. Đặc điểm tâm lý của việc ra quyết định.
	Ra quyết định về bản chất đó là quá trình tư duy. Ra quyết định là nhằm đưa đối tượng quản lý từ trạng thái này sang trạng thái khác phù hợp với nhiệm vụ quản lý 
	Các quyết định quản lý thường có những khía cạnh tâm lý sau đây:
	- Quyết định với tính cách là một quá trình: sự vận động từ chỗ không hiểu đến chỗ hiểu biết. Quá trình quyết định là quá trình tư duy, kết quả quyết định phụ thuộc vào độ sâu, bề rộng của tư duy người lãnh đạo. 
	- Tính chất cá nhân của quyết định. Những quyết định mang tính cá nhân đòi hỏi người ra quyết định phải có tính quyết đoán cao, có tính độc lập tính cương quyết như vậy các phẩm chất ý chí tham gia vào quá trình ra quyết định
	- Sự tác động qua lại của những người tham gia vào quá trình quyết định và sự tiếp nhận của họ khi thực hiện quyết định.
	- Sự tíếp nhận quyết định bởi những người thừa hành, với tính cách là chương trình hoạt động của người thừa hành.
	- Những hậu quả giáo dục của của quyết định và ảnh hưởng đến quá trình phát triển xã hội.
	 Như vậy trong quá trình ra quyết định các yếu tố tâm lý như tư duy, tình cảm, ý chí, tâm trạng đều tham gia vào quá trình ra quyết định của người quản lý. Vì vậy khi ra quyết định cần phải tính đến các yếu tố sau đây:
	Thứ nhất: Phải nắm được đặc điểm,tâm lý nhất là nhu cầu, lợi ích trình độ, tâm trạng và khả năng của những người sẽ thực hiện quyết định những người có liên quan và chịu hậu quả của việc thực hiện quyết định.
	Thứ hai: Phải nắm chắc được đặc điểm tâm lý người tham gia vào việc ra quyết định, đảm bảo sự lực chọn người tham mưu cho việc ra quyết định phải khách quan, trung thực thạo việc.
	Thứ ba: Phải quan tâm đến vai trò, trách nhiệm của nhóm phản biện, nhóm thẩm định. Những người tham gia vào nhóm này phải khách quan, trung thực, tránh chọn những người kém hơn, người dễ dãi và cùng êkíp, bè cánh.
	Thứ tư: Người ra quyết định và bản thân người lãnh đạo phải đặt mình vào vai trò của người thực hiện để xem xét, kiểm tra tính khả thi, tính trước những khó khăn, trở ngại phải giải quyết.
	Thứ năm: Ký và ban hành quyết định với tâm lý tự tin, nó chứng tỏ quyết định đã được chuẩn bị chu đáo, có chất lượng và khả năng thực thi.
	+ Các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất ra quyết định quản lý;
	- Diễn biến của tình huống quản lý và hoàn cảnh tạo ra.
	Hoàn cảnh mà gấp gáp thì quyết định phải khẩn trương, hoàn cảnh phức tạp, khó khăn, quyết định phải hết sức thận trọng.
	- Khả năng nhận thức tình huống của người lãnh đạo.
	Nhận thức mà không đầy đủ, phân tích không kỹ dẫn đến quyết định sai lầm.
	- Sự tác động qua lại của những người tham gia vào quá trình ra quyết định.
	Nếu những người tham gia vào quá trình ra quyết định nhất trí cao thì quyết định thường mang tính tích cực, ngược lại thì thiếu tích cực.
	- Đặc điểm tâm lý của người ra quyết định.
	Khí chất, tính cách, năng lực của chủ thể có có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình ra quyết định.
	+ Những điều kiện để đảm bảo hiệu quả của những quyết định.
	Những quyết định được dựa vào không chỉ theo những luận cứ kinh tế, kỹ thuật, luật pháp mà còn dựa vào những tiêu chuẩn tâm lý 
	- Phải làm cho cho người dưới quyền tin là quyết định thực sự có căn cứ.
	- Quyết định phải mang tính kịp thời.
	- Tính đúng đắn và tính nghiêm minh của quyết định.
	- Tính khả thi của quyết định
	3. Đặc điểm hoạt động tổ chức thực hiện quyết định của người lãnh đạo 
	Đặc điểm của họat động tổ chức thực hiện quyết định biểu hiện ở chỗ: công tác tổ chức của người lãnh đạo ở đây không phải là là họat đông của bản thân mình mà là hoạt động của nhiều người khác gây tác động đến nhiều người khác để họ làm chủ được mình, có thái độ khẩn trương với tập thể. Do vậy ý chí của người lãnh đạo luôn gây tác động trực tiếp đối với người chung quanh, với đối tượng quản lý 
	- Truyền đạt quyết định:
	Việc truyền đạt quyết định làm cho người thực hiện hiểu rõ nhiệm vụ được giao. Vì vậy việc truyền đạt quyết định vừa làm cho người thực hiện nhận thức, vừa phải gây ở họ những cảm xúc nhất định sao cho họ huy động được mọi tiềm năng hoạt động của mình.
	Những yêu cầu tâm lý khi truyền đạt quyết định:
	+ Người lãnh đạo không chỉ thông báo cho người thực hiện quyết định hiểu đúng nội dung cơ bản của quyết định mà phải thuyết phục họ quyết định đó là đúng đắn, cần thiết.
	+ Người lãnh đạo nên tránh những biểu hiện xúc cảm không cần thiết ảnh hưởng đến tâm lý của người thực hiện như sự lo lắng, sự vui mừng, khi quyết định không có lợi hoặc có lợi cho họ.
	+ Hình thức, phương pháp truyền đạt quyết định phải phù hợp với đặc điểm tâm lý người thực hiện, vì vậy cần phải nắm được đặc điểm nhân cách của từng người 
	+ Khi truyền đạt quyết định không nên tạo ra sức ép quá mức, gây tình trạng căng thẳng trong tư tưởng và giảm tính sáng tạo.
	- Phân công nhiệm vụ 
	Nguyên tắc lực chọn người là xuất phát từ yêu cầu công việc để chọn người” đặt người đúng việc”. Khi triển khai thực hiện quyết định lựa chọn được người thực hiện rối thì phải giao việc cho họ thật cụ thể, rõ ràng. Giao việc đống thời giao quyền hạn tương ứng. Phải hoàn toàn tin tưởng họ mới khuyến khích họ chủ động và sáng tạo trong công việc .
	Cung cấp những phương tiện cần thiết cho người thừa hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp cho hiệu quả lao động 
	- Động viên cá nhân và tập thể thực hiện quyết định:
	 Người quản lý phải xuất hiện đúng lúc và đúng nơi cần thiết trong quá trình tổ chức thực hiện quyết định. Đây là điều kiện cần thiết để giải quyết kịp thời khó khăn, động viên khuyến khích kịp thời những sáng kiến. Nó chứng tỏ người quản lý thạo việc, sâu sát và thương yêu và thông cảm với người dưới quyền.
	- Trong quá trình triển khai thực hiện quyết định việc tổ chức sẽ gặp một loạt các yếu tố cả trở tâm lý cần khắc phục:
	- Trước hết: đó là sức ý về thói quen, vì vậy việc thực hiện đó sẽ gặp phải những sự chống đối về tâm lý của bản thân những người thừa hành muốn duy trì nếp sinh hoạt cũ.
	- Thứ hai: sự chậm trễ trong việc nắm bắt tư tưởng mới, Phải có thời gian để tiếp cận làm quen đối với người thừa hành
	Thứ ba: nghệ thuật truyền quyết định của người lãnh đạo là một yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện quyết định. 
4. Kiểm tra và đánh gía việc thực hiện
	Kiểm tra giũ vị trí đặc biệt trong số nhiều biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện quyết định, nó là một trong những yêu cầu của người lãnh đạo đồng thời cũng là một biện pháp động viên khuyến khích người thừa hành nhiệm vụ 
	Nhiệm vụ của công tác kiểm tra là 
	- Khái quát toàn cảnh việc thực hiện quyết định,
	- Kịp thời phát hiện và uốn nắn những lệch lạc của người thừa hành để hoạt động đi đúng hướng,
	- Kịp thời phát hiện những khó khăn và những vấn đề nẩy sinh cản trở quá trình thực hiện quyết định.
	Hoạt động kiểm tra thực hiện những chức năng sau đây:
Chức năng liên hệ ngược.
Chức năng định huớng hoạt động.
Chức năng động viên khuyến khích.
	 Kiểm tra không phải để phát hiện những hiều sót và kèm theo chế tài,	Điều quan trọng của kiểm tra là không hướng vào những thiếu sót mà chính là phát hiện ra những nguồn lực còn chưa khai thác hết để thuyết phục, động viên tư tưởng người dưới quyền và phát huy tối đa các nguồn lực đó, 
	Hiệu quả của công tác kiểm tra chỉ được tốt khi người thực hiện nhiệm vụ coi kiểm tra là hình thức giúp đỡ về nghiệp vụ và nâng đỡ tinh thần cho họ, từ đó xây dựng mối quan hệ hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa người kiểm tra và người bị kiểm tra 
	Làm tốt công tác kiểm tra và đánh giá việc thực hiện sẽ góp phần làm cho công tác lãnh đạo, quản lý có hiệu lực và hiệu quả. 

File đính kèm:

  • docchuong 2.doc
  • doccau hoi.doc
  • docChương 3.doc
  • docchuong 4.doc
  • docchuong 5.doc
  • docchuong1.doc