Giới thiệu tài liệu tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ giáo viên Trung học cơ sở
Kiến thức:
- Hiểu rõ nội dung, chương trình, SGK Sinh học THCS; phân tích được các đặc điểm, cấu trúc của nội dung bộ môn theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học.
, kĩ năng có tính tối thiểu, nhằm đảm bảo mọi HS cần phải và có thể đạt được những yêu cầu cụ thể này. 3.3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng là thành phần của chương trình GDPTIII. Các mức độ về kiến thức kĩ năngVề kiến thức; yêu cầu học sinh phải nhớ,nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong chương trình, sách giáo khoa, đó là nền tảng vững vàng để có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơnVề kĩ năng: Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành;có kĩ năng tính toán, vẽ hình, dựng biểu đồKiến thức, kĩ năng phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ HS ở các mức độ, từ đơn giản đến phức tạp; nội dung bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức. Mức độ cần đạt được về kiến thức được xác định theo 6 mức độ: 1. Nhận biết 2. Thông hiểu 3. Vận dụng 4. Phân tích 5. Đánh giá 6. Sáng tạo IV. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông vừa là căn cứ, vừa là mục tiêu của giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng là căn cứ:1.1. Biên soạn sách giáo khoa và các tài liệu hướng dẫn dạy học, kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá.1.2. Chỉ đạo, quản lý, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá, sinh hoạt chuyên môn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên. 1.3. Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học, đảm bảo chất lượng giáo dục. 1.4. Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá đối với từng bài kiểm tra, bài thi;đánh giá kết quả giáo dục từng môn học, lớp học, cấp học. 2. Tài liệu hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng được biên soạn theo hướng dẫn chi tiết các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của chuẩn kiến thức, kĩ năng bằng các nội dung chọn lọc trong SGK. Tài liệu giúp các cán bộ quản lý giáo dục, các cán bộ chuyên môn, GV, HS nắm vững và thực hiện đúng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. 3. Yêu cầu dạy học bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng 3.1. yêu cầu chung a. Căn cứ chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu bài học. Chú trọng dạy học nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, đảm bảo không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK; mức độ khai thác sâu kiến thức, kĩ năng trong SGK phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. b. Sáng tạo về phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của học sinh. Chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh. c. Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa GV và HS, giữa HS với HS; tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của HS, kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, làm việc theo nhóm. d. Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng hành động, vận dụng kiến thức, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống. e. Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học được trang bị hoặc do giáo viên, học sinh tự làm; quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. g. Dạy học chú trọng đến việc động viên, khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của HS trong quá trình học tập; đa dạng nội dung, các hình thức, cách thức đánh giá và tăng cường hiệu quả việc đánh giá. 3.2. Yêu cầu đối với cán bộ quản lí giáo dục 3.3. yêu cầu đối với giáo viên a.Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng, với mục tiêu là đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, dạy không quá tải và không lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa. Việc khai thác sâu kiến thức, kĩ năng phải phù hợp với khả năng tiếp thu của HS. b.Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học sinh với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ HS, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương c. Động viên khuyến khích tạo cơ hội và điều kiện cho HS được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của HS; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS; giúp HS phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân. d. Thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết bị dạy học; tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành; hướng dẫn HS có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. e. Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học; nội dung, tính chất của bài học; đặc điểm và trình độ của HS; thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường, của địa phương. 4. Yêu cầu kiểm tra, đánh giá bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng 4.1. Quan niệm về kiểm tra đánh giá Kiểm tra và đánh giá là hai khâu trong một qui trình thống nhất nhằm xác định kết quả thực hiện mục tiêu dạy học. Kiểm tra là thu thập thông tin từ riêng lẻ đến hệ thống về kết quả thực hiện mục tiêu dạy học; đánh giá là xác định mức độ đạt được về thực hiện mục tiêu dạy học. 4.2. Hai chức năng cơ bản của kiểm tra, đánh giá a. Chức năng xác định - Xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện mục tiêu dạy học, xác định mức độ thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục mà HS đạt được khi kết thúc một giai đoạn học tập( kết thúc một bài,chương,chủ đề, chủ điểm,môdum, lớp học, cấp học) - Xác định đòi hỏi tính chính xác, khách quan, công bằngb. Chức năng điều khiển: phát hiện mặt tốt, mặt chưa tốt , khó khăn, vướng mắc và xác định nguyện nhân. Kết quả đánh giá là căn cứ để quyết định giải pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục thông qua việc đổi mới, tối ưu hóa PPDH của GV và hướng dẫn HS biết tự đánh giá để tối ưu hóa phương học tập thông qua chức năng này, kiểm tra đánh giá là điều cần thiết4.3. Yêu cầu kiểm tra , đánh giáa.Kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học ở từng lớp; các yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt để kiến thức, kĩ năng của HS sau mỗi giai đoạn, mỗi lớp, mỗi cấp học.b. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập của các nhà trường;tăng cường đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì; đảm bảo chất lượng kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì chính xác,khách quan, công bằng c. Áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại để tăng cường tính tương đương của các đề kiểm tra, thi. Kết hợp thật hợp lí các hình thức kiểm tra, thi vấn đáp,tự luận và trắc nghiệm nhằm hạn chế lối học tủ, học lệch, học vẹt;phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức. d.Đánh giá chính xác, đúng thực trạng: đánh giá cao hơn thực tế sẽ triệt tiêu động lực phấn đấu vươn lên; ngược lại, đánh giá khắt khe quá mức hoặc thái độ quá thân thiện, không thấy được sự tiến bộ, sẽ ức chế tình cảm, trí tuệ, giảm vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của HS e. Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của HS, giúp HS sửa chữa thiếu sót. Đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của HS, chú trọng đánh giá hành động, tình cảm của HS: nghỉ và làm; năng lực vận động vào thực tiễn, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp; quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của HS trong từng tiết học tiếp thu tri thức mới, ôn luyện cũng như các tiết thực hành, thí nghiệm.g. Khi đánh giá kết quả học tập, thành tích học tập của HS không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng, mà cần chú ý cả quá trình học tập. Cần tạo điều kiện cho HS cùng tham gia xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập với yêu cầu không tập trung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp. Có nhiều hình thức và độ phân hóa cao trong đánh giá.h. Khi đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của HS, mà còn bao gồm đánh giá cả quá trình dạy học nhằm cải tiến hoạt động dạy và học. Chú trọng phương pháp, kỹ thuật lấy thông tin phản hồi từ HS để đánh giá quá trình dạy học. i. Kết hợp thật hợp lý giữa đánh giá định tính và định lượng: căn cứ vào đặc điểm của từng môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp học, cấp học, quy định đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của GV hay đánh giá bằng nhận xét,xếp loại của GV k. Kết hợp đánh giá trong và đánh giá ngoài. - Tự đánh giá của HS với đánh giá của bạn học, của GV, của cơ sở giáo dục, của gia đình và cộng đồng - Tự đánh giá của giáo viên với đánh giá của đồng nghiệp, của HS, gia đình HS, của các cơ quan quản lý giáo dục, của gia đình và cộng đồng. - Tự đánh giá của cơ sở giáo dục với đánh giá của các cơ quan quản lý giáo dục và của cộng đồng - Tự đánh giá của ngành GD với đánh giá của XH và đánh giá quốc tế. l. Phải là động lực thúc đẩy đổi mới PPDH: Đổi mới PPDH và đổi mới kiểm tra, đánh giá là hai mặt thống nhất hữu cơ của quá trình dạy học, là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo chất lượng dạy và học. 4.4. Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá a. Đảm bảo tính toàn diện: đánh giá được các mặt kiến thức, kĩ năng, năng lực, ý thức, thái độ, hành vi của HS b. Đảm bảo độ tin cậy:Tính chính xác, trung thực,minh bạch, khách quan, công bằng trong đánh giá, phản ánh được chất lượng thực của HS, của các cơ sở GDc. Đảm bảo tính khả thi: Nội dung, hình thức, cách thức, phương tiện tổ chức kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với điều kiện HS, cơ sở giáo dục, đặc biệt là phù hợp với mục tiêu theo từng môn học. d. Đảm bảo yêu cầu phân hóa: Phân loại được chính xác trình độ, mức độ, năng lực nhận thức của HS, cơ sở GD; cần đảm bảo dải phân hóa rộng, đủ cho phân loại đối tượng. e. Đảm bảo hiệu quả: Đánh giá được tất cả các lĩnh vực cần đánh giá HS, cơ sở GD; thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra; tạo động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.PHẦN THỨ HAI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN ĐỊA LÍ TRUNG HỌC CƠ SỞ Lớp 9CHÂNTHÀNH CẢM ƠN
File đính kèm:
- Gioi thieu tai lieu tap huan nang cao nang luc chuyenmon nghiep vu giao vien Trung hoc co so.ppt