Hoàn thiện kĩ thuật nhảy cao kiểu bước qua
I.-MỞ ĐẦU:
-Mục đích.
II.-CƠ BẢN:
1-Kiểm tra bài củ.
2-Ôn các giai đoạn nhảy cao kiểu bước qua.
3-Giới thiệu Các kiểu nhảy cao .
3.1-Nhảy cao kiểu bước qua .
3.2-Nhảy cao kiểu úp Bụng.
3.3-Nhảy cao kiểu Lưng qua xà.
4-Một số luật Điền kinh (phần nhảy cao).
5-Ôn kĩ thuật ném biên và kĩ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Gv : Trương Thanh Hải HOÀN THIỆN KĨ THUẬT NHẢY CAO KIỂU BƯỚC QUA. TTTC: BÓNG ĐÁ MỤC LỤC I.-MỞ ĐẦU: -Mục đích. II.-CƠ BẢN: 1-Kiểm tra bài củ. 2-Ôn các giai đoạn nhảy cao kiểu bước qua. 3-Giới thiệu Các kiểu nhảy cao . 3.1-Nhảy cao kiểu bước qua . 3.2-Nhảy cao kiểu úp Bụng. 3.3-Nhảy cao kiểu Lưng qua xà. 4-Một số luật Điền kinh (phần nhảy cao). 5-Ôn kĩ thuật ném biên và kĩ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân III.-KẾT LUẬN. 1./. Củng cố . 2./. Dặn dò. 3./. Xuống lớp I.-MỞ ĐẦU Mục đích: - Giúp học sinh củng cố, nâng cao một số hiểu biết về kiến thức, kỷ năng nhảy cao và kĩ thuật đá bóng để rèn luyện sức khỏe. - Giúp các em phát triển sức mạnh và sự khéo léo của chân, nâng cao thành tích. - Hoàn thiện các giai đoạn của kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua. - Biết vận dụng trong luyện tập và thi đấu. - Đảm bảo an toàn và tránh chấn thương. II.-CƠ BẢN 1-Kiểm tra bài củ: Câu hỏi 1 : Em hãy cho biết Kĩ thuật Nhảy cao kiểu bước qua có bao nhiêu giai đoạn , kể tên? Trả lời. Có 4 Giao đoạn: GĐ Chạy đà – GĐ Giậm nhảy – GĐ Trên không và GĐ Tiếp đất. Câu 3 : Theo hình thì hình nào là kĩ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân? A. Hình số 1 B. Hình số 2 Hình số 3 1 2 3 II. Phần cơ bản:1./. Xem Lại Các Giai Đoạn Của Kĩ Thuật nhảy cao. Tư thế chuẩn bị chạy đà Xác định dấu giậm nhảy 1/ 3 xà Phần cơ bản1./. Xem Lại Các Giai Đoạn Của Kĩ Thuậtnhảy cao2./. Ôn kĩ thuật chạy đà Góc độ chạy đà trong nhảy cao kiểu “Bước qua” là từ 30 đến 45 độ Phần cơ bản:I. Giai đoạn chạy đà 1./. Xem Lại Các Giai Đoạn Của Kĩ Thuật 2./. Ôn Giai đoạn chạy đà 1 – Góc độ chạy đà 2 – Giai đoạn chạy đà II -Ôn giai đoạn đặt chân giậm nhảy : - Giậm nhảy cần mạnh nhanh, phối hợp ăn nhịp giữa tay và chân, giữa chạy đà và giậm nhảy, giữa gót và mũi chân. - Đồng thời góc đôï giậm nhảy hợp lý kiểu “bước qua” đối với HS THCS khoảng 90 độ và góc độ bay khoảng 70 – 80 độ. III- Giai đoạn bay trên không: - Sau giậm nhảy, khi chuẩn bị qua xà cầøn gập thân ra trước , không để thân thẳng hoặc ngã ra sau vì như vậy không nâng mông lên cao , dể làm rơi xà - Chân đá lăng và tay bên qua xà trước ,khi chân lăng qua xà cần duỗi thẳng và thực hiện động tác hết sức khéo léo . - Khi chân giậm nhảy chuẩn bị qua xà cần đá thẳng chân mạnh lên cao phối hợp với tay cùng bên khéo léo không để rơi xà . - Ở giai đoạn trên không có nhiều kiểu nhảy cao khác nhau căn cứ vào đường đi của trọng tâm cơ thể trong không gian. - Trọng tâm cơ thể giữa rốn và đốt sống lưng . Các em nhìn hình và nhận biết 2- Giai đoạn bay trên không: (tt) Một người có độ cao như hình a, trọng tâm cơ thể ở khoảng vòng tròn màu vàng. 2./. Hãy so sánh các tư thế bay trên không Khi người đó nhảy lên nếu hai chân để thẳng chỉ qua được mức xa b. a b Nếu co hai chân, có thể qua được mức xà c c d e Nếu nhảy kiểu bước qua, có thể qua được mức xà d Nếu nhảy ở kiểu nằm nghiên có thể qua được mức xà e. 1./. Giai đoạn bay trên không kiểu “bước qua” IV- Giai đoạn tiếp đất: Chân lăng tiếp đất trước, sau đó đến chân giậm nhảy,khi chân bắt đầøu chạm đất, cần chùng chân để giảm chấn động. - Khi tiếp đất vẫn cần chú ý động tác của tay và thân trên cho khéo để không chạm xà . QUAN SÁT KĨ THUẬT NHẢY CAO 4 GIAI ĐOẠN : GĐ CHẠY ĐÀ – GĐ GIẬM NHẢY – GĐ TRÊN KHÔNG – TIẾP ĐẤT 3-Các kiểu Nhảy cao: 3.1-Nhảy cao kiểu “Úp bụng”: Góc độ chạy đà và chạy đà tương tự nhảy cao kiểu bước qua 30-45 độ, nhưng nhảy chân phải thì phải chạy bên phải của xà. Khi thực hiện kĩ thuật trên không chân lẳng phải thẳng, đồng thời chân giậm nhảy phải mở hông để thực hiện động tác Động tác tiếp đất : Khi chạm đất phải nhanh chống tiếp đâùt bằng vai. 3.2-Nhảy cao kiểu“Lưng qua xà”: Góc độ chạy đà không giống góc độ chạy đà của các kiểu nhảy cao khác, mà chạy theo đường cong để thực hiện kĩ thuật giậm nhảy. 4. Phổ Biến Luật Thứ tự thực hiện lần nhảy của các VĐV sẽ được rút thăm và nhảy theo đúng thứ tự đó. Thời gian gọi cho đến lúc bắt đầu nhảy không kéo dài quá 1 phút. Mỗi VĐV được nhảy 3 lần, VĐV có thể nhảy ở bất kỳ mức xà nào mà mình đăng ký, miễn sao cao hơn mức xà khởi điểm. VĐV cố tình trì hoãn lần nhảy của mình thì xem như phạm luật và nếu vi phạm lần 2 sẽ bị tước quyền thi đấu. Lần nhảy coi như bị hỏng khi xà rơi hoặc chưa qua xà nhưng chạm vào cát hay đệm hoặc chạy qua dưới xà. VĐV có số lần nhảy ít nhất ở một mức xà mà tại đó xảy ra sự ngang nhau về thành tích thì sẽ được xếp hạng cao hơn. Nếu sự ngang nhau về thành tích này vẫn không phân xử được thì VĐV có tổng số lần nhảy ít nhất trong suốt cuộc đấu cho tới mức xà cuối cùng qua được sẽ được xếp hạng cao hơn . Trong trường hợp cần phải phân định vị trí xếp hạng nhất thì các VĐV có thành tích bằng nhau sẽ nhảy thêm một lần nữa từ mức xà thấp nhất và được nâng dần lên cho tới khi có VĐV thắng cuộc. 5./. TTTC: BÓNG ĐÁ 1./. Kĩ thuật ném biên Nhận xét 1: Bóng được ném bằng hai tay qua đầu. Nhận xét 2: Lòng bàn tay và các ngón tay xòe ra giữ bóng ở nữa sau của bóng . Nhận xét 3: Ở giai đoạn đầu, thân người ném ngả thật nhiều ra phía sau, sau đó làm động tác bật mạnh thân ra phía trước. Nhận xét 4: Hai chân đứng ở ngoài vạch biên và không được nhấc chân khỏi mặt đất khi bóng chưa rời tay. CÁCH CÀM BÓNG KĨ THUẬT NÉM BIÊN Lòng bàn tay và các ngón tay xòe ra giữ bóng ở nữa sau của bóng . Hai chân đứng ở ngoài vạch biên và không được nhấc chân khỏi mặt đất khi bóng chưa rời tay. KỈ THUẬT ĐÁ BÓNG BẰNG MU TRONG BÀN CHÂN Nhận xét 1: Chạy lấy đà chếch và hơi theo hình cung so với hướng đá Nhận xét 2: Chân trụ hơi khuỵu xuống và đặt hơi ra ngoài phía sau bóng. Đầu bàn chân trụ đặt chéo so với hướng đá. Nhận xét 3: Đầu bàn chân của chân đá phải duỗi thật thẳngcòn cổ chân phải hết sức cứng. Nhận xét 4: Trọng lượng thân thể dồn vào chân trụ. Nếu như các em muốn đường bóng bay cao thì thân người hơi ngã ra phía sau. NHỮNG SAI SÓT TRONG KT ĐÁ BẰNG MU TRONG SAI : Đặt chân trụ gần bóng quá, chân trụ làm ảnh hưởng chân đá. SAI : Đầu bàn chân của chân đá không chúc xuống đất. Do đó không đá vào mu bàn chân mà đá vào mũi bàn chân. SAI : Đầu bàn chân của chân đá mở rộng quá, hầu như đá vào lòng bàn chân III- Kết thúc 1./. Củng cố : Hãy Trả Lời Các Câu Hỏi Sau Đây Câu 1: Ở cùng một mức xà mỗi vđv được nhảy tối đa là mấy lần? C. 5 lần D.6 lần B. 4 lần A.3 lần Câu 2: Hãy nhìn hình và cho biết hình nào biểu hiện sai sót của KT đá bóng bằng mu trong bàn chân? A. 1 D. 4 B. 3 C. 2 1 2 3 Câu 3: Lần nhảy coi như bị hỏng khi: A : Xà rơi. B : Chưa qua xà nhưng chạm vào cát hoặc đệm. C : Chạy qua dưới xà. D : Tất cả các ý trên. 3./. Dặn dò: Về nhà tập luyện thêm lực cổ chân để phát triển sức bật của chân như: 1./. Nhảy dây quay. 2./. Bật cóc. 3./. Gánh tạ. 4./. Xuống lớp Giáo Viên: Trương Thanh Hải
File đính kèm:
- ki thuat nhay cao kieu buoc qua Bong da.ppt