Học Tiếng Tày - Nùng
"Thâng Pắc Pó quá tầng từ pây?" (Đi đường nào để đến Pắc Pó?), "Mé hửng boonglang kin khẩu", "Mé hửng boonglang lòn thủa" (xin mẹ cho con ăn, ngủ)
bố-chắc /không
Cố-chài /anh
Noọng/em
pi noong/anh em ,chị em, mọi người
bưa/ chán
pươi/nói
pây rầu ư/đi đâu
noọng pây đuối/ em đi với
khẩu lam/cơm lam
mỳ /có
kin/ăn
u chậu nhạc rào nhầu, rào mác hở mác thơ, rào nhàu hở nhầu chẹo, mời các pí noọng têm nhầu Trầu em cuống đỏ ăn cay, cau em cau điếc ăn nay đắng nhiều, dám đâu đem tặng người yêu?”(Nhầu noọng nhầu cản đeng kin phất, mác noọng mác làng lếch kin khô, hết lừ thuỷ đương quân kin đẩy?” “Trầu cay bất quá như gừng, gừng pha thuốc bắc anh còn dám ăn, bụng anh còn dám nuốt cay, trầu cay thì mới đêm ngày nhớ em” (Phất bán qua khinh kèn phất nắc, khinh kèn pha gia Bắc nhằng kin, pi nhằng kin ám cán lùng toọng, nhầu phất chẳng chử noọng hâng vần) Bạc tiền đặt xuống đây hãy ăn, quết trầu nhổ xuống đất mới tươi” (Ngần trèn lặt lùng lẩy cọi kín, nặm nhầu phí lúng đín hở nụ) Cho anh xin cái túi trầu của em, mai kia anh đi ngược về xuôi, được túi như được em đi theo nói chuyện, mở ra ăn trầu là anh đã thấy rồi” (Hở bi so tủi khắt tám tân của noọng, pi ục lừ pi pây tở pây mưa. Đẩy tủi bặng đẩy noọng pây theo cảng pác khay oóc kin nhầu mác khác hăn) Trông cô em như tiên dong dóng, mặt mũi còn tươi trẻ trắng ngần, áo đã tắm mùi hương thơm toả, đôi tay còn khéo dẻo như tiên” (Noọng á ngòi như tiên rong róng, ha khả ngòi khao ón rúng rường, thửa noọng áp mùi hương hom toả, hình tay tiên cỏ rạ thương phương). “Bướm kia chết mệt vì hoa, cá kia đợi nước thẫn thờ lòng khe” (Mèng hai đắc đuổi hoa phống bỏng, Pi-a là điếp nặm phòng sinh) Yêu em nhiều, thương em nhiều, yêu em nên nỗi sớm chiều quên ăn” (Điếp noọng lài thương noọng lai, điếp noọng bố kin ngài kin trầu). Đêm khuya ngủ chẳng được say, nghe chim khảm khắc nó bay gọi đàn. Chim kia còn biết gọi đàn, buồng không vắng vẻ can tràng nấu nung” (Chang khin nòn bố đắc, đẩy nhìn tiểng khảm khắc toọng sói. Khảm khắc bố đo đôi mìn loọng, y như lầu xét toọng đuổi căn) “Mày mày mun mun sun nộc cấy, Phi tò lụ trụ mày..! Phi tò nhằng đẩy kin mắc sẳm, Trụ tò bố đẩy nhẳm mặt lầy, Mỳ pết mỳ cáy nhằn cọi khả, Táng trụ te mà giá hác đây...” Nghĩa là: Mê mê man man như nghe tiếng chim tiếng gà, ma làm hay nhân ngãi làm đấy! Phải ma làm thì còn được ăn hoa quả. Nhân ngãi làm thì chẳng được ăn gì? Thong thả hãy giết gà giết vịt, đợi nhân ngãi về đây tôi sẽ khỏi ngay mà”... Điếp noọng lài thương noọng lai, điếp noọng bố kin ngài kin chầu, được dịch là: “Yêu em nhiều, thương em nhiều, yêu em nên nỗi sớm chiều quên ăn Chang khin nòn bố đắc, đẩy nhìn tiếng khảm khắc toọng sói thành câu: “Đêm khuya ngủ chẳng được say, nghe chim khảm khắc nó bay gọi đàn”. Bản (= làng): Bản Chang (= Làng Giữa), Bản Hu (= Làng Đầu), Bản Lếch (= Làng Sắt), Bản Pẻn (= Làng Ván), Bản Rù (= Làng Lỗ), Bó (= mạch nước/ giếng): Bó Củng (= Giếng Tôm) Chang (= giữa): Chang Tôồng (= Giữa Đồng) Cốc (= Gốc): Cốc Hát (= Gốc Thác), Cốc Nam (= Gốc Gai) Cốp (= Ếch): Cốp Ké (= Ếch Già),.. Kéo (= Đèo): Kéo Van (= Đèo Ngọt),... Khau (= núi, rừng): Khau Bó (= Núi Giếng), Khau Kheo (= Núi, rừng Xanh), Khau Tàng (= Núi, rừng Đường), .. Khuổi (= suối): Khuổi Nậm (= Suối Nước), Khuổi Slao (= Suối Cô /gái),... Lủng (= lũng): Lủng Fầy (= Lũng Lửa), Lủng Vài (= Lũng Trâu),... Nà (= ruộng): Nà Áng (= Ruộng Chậu), Nà Cưởm (= Ruộng Trám trắng), Nà Đeng (= Ruộng Đỏ), Nà Hang (= Ruộng Đuôi), Nà Lẹng (= Ruộng Cạn), Nà Mạ (= Ruộng Ngựa), Nà Ngần (= Ruộng Bạc), Nà Fấy (= Ruộng Lửa), Nà Tềnh (= Ruộng Trên),... Pác (= miệng): Pác Ca (= Miệng Quạ), Pò (= núi): Pò Chài (= Núi Trai),... Tà (= sông): Tà Coóc (= Sông Góc), Tềnh (= trên): Tềnh Slung (= Trên Cao)),... Song cũng có những địa danh mà âm tiết thứ hai dường như không có nghĩa, có thể là do những biến đổi ngôn ngữ đã diễn ra trong lịch sử, nên ngày nay ta không thể suy diễn được hết nghĩa của chúng. Ví dụ: Kéo (= Đèo): Kéo Coong, Kéo Fầư,... Khôn (= lông): Khôn Dọc, Khôn Lìu, Khôn Pinh,... Lù (= lỗ): Lù Thẳm,... Lủng (= lũng): Lủng Cùng,... Nà (= ruộng): Nà Chà, Nà Chuông, Nà Dảo, Nà Hình,... Pác (= miệng): Pác Cố, Pác Đáp, ... Phai (= đập): Phai Khắt, Phai Món,... Pò (= núi)ò Cại, Pò Danh, Pò Pùn, Pò Soài ,... Thôm (= ao): Thôm Cun, Thôm Mè,... Tổng (= đồng): Tổng Kịt,... Vằng (= vực): Vằng Kẻo,... 2. 2. Chúng ta gặp những tên Việt mới đặt, thường dùng âm Hán Việt bằng phỏng âm tiếng địa phương, chẳng hạn: - Thin Tốc (= đá rơi) => Tĩnh Túc (Cao Bằng) - Tà Cọn (sông có guồng nước) => Đà Quận (Cao Bằng) Địa danh tiếng Việt còn có thể bắt nguồn từ cách phát âm chệch với tiếng dân tộc, nay đã thành quen. Ví dụ: - Nà Nưa (= ruộng trên) => Nà Lừa (Tuyên Quang) Cũng có thể tên tiếng Việt đặt ra để phán ánh thực trạng địa thế như: Ba Bể. Nằm trên độ cao tuyệt đối 145m, dài 9km, rộng 500 - 1.000m, sâu trung bình 20 - 38m, chỗ mở rộng, chỗ thu hẹp như hình thành bởi 3 hồ: Pé Lồm, Pé Lù, Pé Lòng nên gọi là Ba Bể (Pé = bể). Ba Bể là một hồ kiến tạo lớn nhất ở nước ta và là một danh thắng nổi tiếng. Nằm trên độ cao tuyệt đối 145m, dài 9km, rộng 500 - 1.000m, sâu trung bình 20 - 38m, chỗ mở. Giữa hồ (Ba Bể ) có 2 đảo, lớn hơn cả là đảo An Mạ, còn đảo Giả Mải nhỏ hơn. Giữa hồ (Ba Bể ) có 2 đảo, lớn hơn cả là đảo An Mạ, còn đảo Giả Mải nhỏ hơn. Đổ vào hồ (Ba Bể ) có 3 dòng chảy quan trọng: sông Chợ Lòng đổ vào tại bản Pác Ngòi. Suối Nam Cường từ bắc huyện Chợ Đồn luồn qua núi đá tại cửa biến Pác Chán (xã Nam Cường) ra cửa hiện Nả Phòng vào hồ tại bản Bó Lù. Và Tả Han bắt nguồn lừ Xuân Lạc đổ vào phía tây hồ ở Cốc Tộc. Người ta cũng lấy tên danh nhân, anh hùng dân tộc, phổ biến ở dạng song tiết: (Trần) Hưng Đạo, Hoàng Việt, (Phùng) Chí Kiên, (Hoàng) Văn Thụ, Cai Kinh,... Xin kể lai lịch một tên gọi làm ví dụ: Hoàng Đình Kinh vốn là tri huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn), dựng cờ khởi nghĩa chống thực dân Pháp xâm lược. Vùng núi đá thuộc địa phận hai huyện Bắc Sơn - Hữu Lũng (Lạng Sơn) những năm 1886-1888 đã trở thành căn cứ địa cho nghĩa quân, mở rộng đến Bình Gia và cả Yên Thế, Lục Ngạn (Bắc Giang). Nghĩa quân đã kiểm soát được con đường từ Lạng Sơn đến Phủ lạng Thương, luôn luôn phục kích các đoàn quân đi lại, cướp vũ khí, lương thực. Đã có những trận hai bên giáp chiến đến nửa ngày trời giữa đường Than Muội - Chi Lăng. Pháp phải đưa quân từ thị xã và Đồng Đăng về cứu. Có lần ông phát binh đi đánh đồn giặc Pháp ở Phủ Lạng Thương. Phủ lỵ Trùng Khánh luôn bị Hoàng Đình Kinh uy hiếp. Phía quân Pháp đã có lúc phảI xem ông như thủ lĩnh của một châu tự trị, không thuộc quyền cai quản của nhà nước. Địch phảI dung mẹo lừa mớI bắt được ông ở Mai Pha, khi ông đang có dụng ý vượt biên giới. Nhân dân ca ngợi ông nên đã gọi tên dãy núi trùng điệp phía bắc Bắc Lệ là dãy núi Cai Kinh. 2. 3. Các nhà nghiên cứu còn cho rằng, vốn là từ phổ biến trong các cư dân Tày - Thái ở Việt Nam và Đông Nam Á, nên ngày nay, nhiều địa danh quanh khu vực cũng được bắt đầu bằng Nà... Bên cạnh đó, một số địa danh có lẽ đã biến mất thanh điệu, trở thành Na: Na Dương, Na Làng, Na Sầm (<= Nà Chăm = Ruông lúa tẻ?),... Trên bản đồ thời Pháp trước đây, Cha Pa, Na Cham,...được ghi nhận thay cho Sa Pa, Na Sầm,...:Và vì không biết rõ, trong công trình mới dịch gần đây, người ta có thể suy đoán mà chuyển thành Na Chăm (Các công trình giao thông công chính Đông Dương. H., Nxb Giao thông vận tải, 1998 (dịch từ: Les travaux publics de l’Indochine, 1926, tr. 150) hoặc Na Chàm (tr. 155, 154) là địa danh không có trong thực tế. Đáng chú ý là có những trường hợp, cho đến nay trong đời sống thường ngày của người dân địa phương vẫn sử dụng những cách gọi truyền thống trong giao tiếp với nhau. Ví dụ: Háng Slẹc = Bản Tích, Háng Tăng = Đồng Đăng, Háng Van = Hội Hoan (đều ở Lạng Sơn), mà ta có thể trình bày cụ thể hơn hai trường hợp Cẩu Pung = Thất Khê, Khau Lừ = Kỳ Lừa như sau: - Cẩu Pung = Thất Khê : Thất Khê là trung tâm của huyện Tràng Định, nằm trên lưu vực ba con sông và bảy con suối hợp lại, hình thành một vùng lòng chảo giữa vùng rừng núi, cách thành phố tỉnh lỵ Lạng Sơn 70 km, dọc theo quốc lộ số 4, về phía Bắc, hướng lên Đông Khê, đi Cao Bằng. Người dân địa phương quen gọi là “Cẩu Pung”. Họ nói: pây háng Cẩu Pung = đi chợ Thất Khê , chợ cứ 5 ngày một phiên chính. Là một trong những nơi có nhiều cánh đồng thung lũng rộng thích hợp cho việc thâm canh lúa nước, là vựa lúa của xứ Lạng. - Khau Lừ = Kỳ Lừa: Khau Lừ, tiếng dân tộc có nghĩa là “đồi con lừa”. Tên tiếng Việt nay là Kỳ Lừa. Trong dân gian vẫn lưu truyền rằng: Ngày xưa, có một con lừa rất khôn của quan quân triều đình, đóng ở Đoàn Thành (thành Lạng Sơn) được thả rông sang núi Kỳ Cấp để ăn cỏ. Đến chiều tối, nó tự biết bơi qua sông trở về. Khôn đến như vậy thì thật kỳLối hiểu đơn giản và có phần ngây thơ này không được giới nghiên cứu chấp nhận, nhưng hai chữ “Kỳ Lừa” thực là gì thì vẫn còn là câu hỏi đang chờ Phố Kỳ Lừa xưa thuộc xã Vĩnh Trại châu Thoát Lãng. Nơi đây vốn là vùng gò đồi hoang sơ, ở về bờ bắc sông Kỳ Cùng. Đến cuối thế kỷ XVII được đô đốc Thân Công Tài chú ý đến, cho mở mang thành bảy con đường, lập nên bảy phường phố để nhân dân địa phương đến làm ăn sinh sống. Lâu ngày, nơi đây trở thành nơi hội tụ (sử cũ gọi là Bạc dịch trường), thu hút cả thương nhân Trung Quốc đến ở và kinh doanh. Phố chợ Kỳ Lừa nhanh chóng trở thành một thương trường nơi Ải Bắc, quần tụ, khiên bộ mặt của trấn lỵ nơi biên cương xứ Lạng đã thay đổi bộ mặt vào cuối thế kỷ XVII. Và để rồi bao đời nay, chợ vân đông vui sầm uất, đúng như Phan Huy Chú nhận xét: “Bắc Nam lai vãng địa Phoang vị kiến cao hoa”. Nghĩa là: “Nam Bắc đến cả đây Phong vị giàu đẹp thay” (Kỳ Lừa phố) Và Kỳ Lừa đi vào ca dao đã trở thành quen thuộc: Lạng sơn có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh, Phố Kỳ Lừa nay chỉ còn là tên hai dãy phố dọc hai bên chợ Kỳ Lừa, thuộc địa phận phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn. Không chú ý đến các yếu tố mang nghĩa trong đia danh tiếng dân tộc, người Việt thường vẫn nói/viết: - Núi Khau Kiêng cao 1.107m, núi Khau Nàng cao 768m,... (Khau = núi, rừng). - Sông Năm Cắt chảy vào sông Cầu tại thị xã Bắc Kạn (Năm Cắt = Nước Lạnh) Cần lưu ý đọc/viết đúng âm dân tộc, nhất là khi có sự phân biệt nghĩa, chẳnng hạn: Pác nặm = nguồn nước// pắc năm = đun nước): - Sông Bộc Bố từ tây bắc hội lưu với sông Năng tại Pác Nặm Nguồn: www.HsNSL.vn
File đính kèm:
- Học Tiếng Tày.doc