Hướng dẫn thực hiện điều lệ hội chữ thập đỏ Việt Nam

Phần thứ nhất

NHIỆM VỤ CỦA HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM

I - THAM GIA PHÒNG NGỪA ỨNG PHÓ THẢM HOẠ VÀ CÔNG

TÁC XÃ HỘI

1. Tham gia phòng ngừa và ứng phó thảm hoạ

a) Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tham gia cùng với các cấp chính quyền và

các đoàn thể nhân dân trong các hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục

hậu quả do thiên nhiên hoặc do con người gây ra (gọi chung là phòng ngừa và

ứng phó thảm hoạ); dựa vào nguồn lực của chính người dân ở ngay cộng đồng

thường bị tác động của thảm hoạ theo phương châm 4 tại chỗ “Chỉ huy tại chỗ,

lực lượng tại chỗ, hậu cần tại chỗ, phương tiện tại chỗ”. Nội dung hoạt động

tham gia phòng ngừa và ứng phó thảm hoạ bao gồm:

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức và hướng dẫn cho người dân ở các khu

vực thường có thảm hoạ xảy ra các kiến thức và kỹ năng cần thiết nhằm phòng

tránh, giảm nhẹ hậu quả của thảm hoạ.

pdf43 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng dẫn thực hiện điều lệ hội chữ thập đỏ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 nếu cách chức uỷ viên Ban Chấp 
hành thì không còn chức uỷ viên Ban Kiểm tra, nếu cách chức uỷ viên Ban 
Kiểm tra thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm để xem xét tư cách uỷ viên Ban Chấp 
hành. 
d) Khai trừ ra khỏi Hội áp dụng đối với cán bộ, hội viên mắc một trong 
các vi phạm sau: 
- Ý thức tổ chức kỷ luật kém, có hành vi cố ý không chấp hành Nghị 
quyết và quy định của Điều lệ Hội, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Hội, đã 
giáo dục, thuyết phục nhiều lần mà không tiếp thu, sửa chữa để tiến bộ. 
- Tham ô, trộm cắp, cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý 
kinh tế tài chính hoặc thiếu trách nhiệm gây thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà 
nước, của Hội. 
- Vi phạm pháp luật, bị truy tố trước toà án. 
Trường hợp người vi phạm kỷ luật chưa đủ điều kiện kết luận để xử lý kỷ 
luật, thời gian xem xét kéo dài, khi kết luận được thì vẫn ra quyết định kỷ luật ở 
thời điểm người đó vi phạm. 
Trường hợp tại nhiệm kỳ của Ban Chấp hành khoá cũ, Ban Kiểm tra chưa 
xem xét, kết luận được thì chuyển giao hồ sơ để Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra 
khoá mới tiếp tục xem xét, kết luận và quyết định. 
2. Đối với tổ chức Hội, có 3 hình thức kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, giải 
tán. Cụ thể: 
a) Khiển trách: áp dụng với một tổ chức Hội hoặc một cấp Hội khi có quá 
1/2 (quá nửa) tổ chức Hội cấp dưới trực tiếp hoặc có quá 1/2 (quá nửa) số uỷ 
 40 
viên Ban Chấp hành hay quá 1/2 (quá nửa) số uỷ viên Ban Thường vụ cấp đó vi 
phạm Điều lệ Hội, không chấp hành Nghị quyết của Hội, chủ trương của Đảng, 
chính sách, pháp luật của Nhà nước mà tính chất ít nghiêm trọng, mức độ tác hại 
không lớn, ảnh hưởng trong phạm vi hẹp. 
b) Cảnh cáo: áp dụng đối với tổ chức Hội hoặc cấp Hội vi phạm như đã 
nêu ở hình thức khiển trách đối với tổ chức Hội, nhưng tính chất và mức độ vi 
phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng trong phạm vi rộng. 
c) Giải tán: áp dụng với tổ chức Hội hoặc cấp Hội: 
- Chỉ giải tán một tổ chức Hội khi có 2/3 (hai phần ba) tổ chức Hội cấp 
dưới trực tiếp phạm sai lầm, trong đó có 2/3 (hai phần ba) số cán bộ, hội viên vi 
phạm khuyết điểm nghiêm trọng đến mức phải khai trừ ra khỏi Hội. 
- Giải tán một Ban Chấp hành, Ban Thường vụ khi có 2/3 (hai phần ba) số 
uỷ viên vi phạm khuyết điểm nghiêm trọng đến mức phải áp dụng hình thức cách 
chức hoặc khai trừ ra khỏi Hội. Những cán bộ, hội viên ở cơ sở bị giải tán không bị 
kỷ luật khai trừ được giới thiệu đến cơ sở khác sinh hoạt hoặc thành lập cơ sở Hội 
mới. 
3. Một số trường hợp không phải là hình thức kỷ luật: 
a) Tạm đình chỉ công tác, tạm đình chỉ sinh hoạt, tạm đình chỉ chức vụ: 
- Đối với hội viên, áp dụng hình thức tạm đình chỉ công tác, tạm đình chỉ 
sinh hoạt và hoạt động Hội. 
- Đối với cán bộ Hội, áp dụng tạm đình chỉ chức vụ để tạo điều kiện thuận 
lợi trong quá trình kiểm tra các vi phạm có liên quan đến cán bộ đó. Thời gian 
tạm đình chỉ không quá 3 tháng. 
b) Xoá tên trong danh sách Ban Chấp hành: áp dụng đối với ủy viên Ban 
Chấp hành không tha thiết với Hội, không tham dự hội nghị Ban Chấp hành 3 
lần liên tục mà không có lý do chính đáng, đã được nhắc nhở nhưng không sửa 
chữa, không còn tác dụng với phong trào Chữ thập đỏ. 
c) Thôi giữ chức vụ: áp dụng đối với cán bộ Hội do sức khoẻ hoặc năng 
lực yếu, cán bộ điều động công tác khác hoặc cán bộ chuyên trách là chủ tịch, 
phó chủ tịch, uỷ viên Thường trực, uỷ viên Ban Thường vụ, uỷ viên Ban Chấp 
hành các cấp nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác không còn là cán bộ chuyên 
trách của Hội hoặc có khuyết điểm chưa đến mức phải thi hành kỷ luật, nhưng 
không còn tín nhiệm đảm nhiệm chức vụ đang giữ. 
d) Trường hợp cán bộ, hội viên vi phạm khuyết điểm đang xem xét kỷ 
luật thì không xét đơn xin rút khỏi danh sách Ban Chấp hành hoặc xin ra khỏi 
Hội. 
II - CẤP CÓ THẨM QUYỀN THI HÀNH KỶ LUẬT 
1. Đối với kỷ luật hội viên 
- Khi hội viên vi phạm kỷ luật, hội nghị chi hội thảo luận, phân tích, xem 
xét những vi phạm của hội viên đó với sự có mặt ít nhất 2/3 (ít nhất hai phần ba) 
 41 
tổng số hội viên và biểu quyết hình thức kỷ luật với sự đồng ý của quá 1/2 (quá 
nửa) tổng số hội viên chi Hội. 
- Ban Chấp hành chi hội quyết định và báo cáo với Ban Chấp hành Hội 
cấp trên trực tiếp. 
2. Đối với kỷ luật cán bộ hội các cấp 
a) Việc kỷ luật ủy viên Ban Chấp hành chi Hội do tập thể chi Hội xét và 
đề nghị Ban Chấp hành Hội cấp trên trực tiếp công nhận chức vụ đó ra quyết 
định kỷ luật. 
b) Kỷ luật ủy viên Ban Chấp hành từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh: 
- Hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo do Ban Chấp hành Hội cùng cấp 
hoặc cấp trực tiếp quản lý xem xét, ra quyết định kỷ luật và báo cáo cấp Hội cấp trên. 
- Hình thức kỷ luật cách chức, khai trừ ra khỏi Hội do Ban Chấp hành cùng 
cấp xem xét, biểu quyết; cấp quyết định công nhận chức vụ ra quyết định kỷ luật. 
- Đối với uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hội: 
+ Hình thức khiển trách, cảnh cáo: do Ban Thường vụ Trung ương Hội 
xét, ra quyết định kỷ luật và báo cáo với Ban Chấp hành Trung ương Hội trong 
kỳ họp gần nhất. 
+ Hình thức cách chức, khai trừ ra khỏi Hội: do Ban Chấp hành Trung 
ương Hội xét, biểu quyết và ra quyết định kỷ luật. 
c) Đối với uỷ viên Ban Kiểm tra, khi vi phạm khuyết điểm, thẩm quyền 
xét kỷ luật áp dụng như đối với uỷ viên Ban Chấp hành cùng cấp. 
d) Trường hợp cán bộ Hội chuyên trách giữ chức vụ trong cơ quan của 
Hội nhưng không tham gia Ban Chấp hành, nếu vi phạm kỷ luật thì cấp nào bổ 
nhiệm, cấp đó xử lý kỷ luật. 
e) Trường hợp cán bộ giữ nhiều chức vụ trong nhiều cấp, khi vi phạm kỷ 
luật thì Ban Chấp hành cấp Hội quản lý trực tiếp thảo luận, kiểm điểm, biểu 
quyết và ra quyết định kỷ luật đối với 2 hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo. 
Các hội nghị xét kỷ luật đối với cán bộ, hội viên chỉ có giá trị khi hội nghị 
đó có mặt ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số hội viên (đối với hội viên) hoặc 2/3 
(hai phần ba) tổng số uỷ viên Ban Chấp hành hoặc uỷ viên Ban Thường vụ (đối 
với uỷ viên Ban Chấp hành) và biểu quyết hình thức kỷ luật với sự đồng ý của 
quá 1/2 (quá nửa) tổng số hội viên hoặc uỷ viên Ban Chấp hành hoặc uỷ viên 
Ban Thường vụ Hội của cấp đó. 
f) Quyền của cán bộ, hội viên khi bị thi hành kỷ luật: 
- Được trình bày vi phạm, khuyết điểm của mình trước hội nghị chi hội 
hoặc hội nghị Ban Chấp hành. 
- Được tham gia biểu quyết hình thức kỷ luật của mình. 
 42 
- Được khiếu nại về hình thức kỷ luật của mình lên Ban Kiểm tra hoặc 
Ban Chấp hành cấp trên. Thời gian khiếu nại kỷ luật không quá 3 tháng kể từ khi 
quyết định kỷ luật được công bố. 
4. Đối với tổ chức Hội 
a) Khiển trách, cảnh cáo một tổ chức Hội hay một Ban Chấp hành Hội do 
Ban Chấp hành Hội cấp trên thảo luận, xét, biểu quyết với sự đồng ý của trên 
1/2 (quá nửa) tổng số uỷ viên Ban Chấp hành và trực tiếp ra quyết định kỷ luật. 
b) Khiển trách, cảnh cáo đối với Ban Thường vụ thì do Ban Chấp hành 
cùng cấp thảo luận, biểu quyết với sự đồng ý của trên 1/2 ( quá nửa) số uỷ viên 
Ban Chấp hành. 
c) Việc giải tán Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội do Ban Chấp hành 
Hội cấp trên trực tiếp xem xét quyết định với sự đồng ý của quá 2/3 (hai phần 
ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành. 
d) Việc giải tán tổ chức Hội do Ban Chấp hành Hội cấp trên trực tiếp xem 
xét quyết định với sự đồng ý của quá 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp 
hành. 
III - CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT MỘT VỤ KỶ LUẬT 
1. Kiểm tra, tìm hiểu sự việc 
a) Gặp gỡ và làm việc với cán bộ, hội viên có dấu hiệu vi phạm và những 
người, những tổ chức có liên quan hoặc biết sự việc để nắm tình hình (có ghi 
biên bản) để giúp cho việc kết luận chính xác, khách quan. 
b) Xem xét các tài liệu, chứng cứ liên quan; xác minh và kết luận những 
vi phạm, khuyết điểm của cán bộ, hội viên. 
2. Tổ chức kiểm điểm 
a) Sau khi có đủ hồ sơ để kết luận vi phạm, khuyết điểm của cán bộ, hội 
viên, tổ chức Hội thì tổ chức Hội hoặc cấp Hội có thẩm quyền tổ chức Hội nghị 
để kiểm điểm, thảo luận, góp ý kiến cho cán bộ, hội viên vi phạm khuyết điểm. 
b) Người vi phạm khuyết điểm trình bày bản tự kiểm điểm trước Hội 
nghị. Các thành viên của Hội nghị góp ý kiến phân tích nguyên nhân, tính chất, 
mức độ, hậu quả của việc vi phạm và đề xuất hình thức kỷ luật. 
c) Chủ toạ tóm tắt, kết luận từng vấn đề có liên quan đến vi phạm kỷ luật 
mà Hội nghị đã đóng góp ý kiến. 
d) Biểu quyết hình thức kỷ luật. Việc biểu quyết bằng giơ tay hay bỏ 
phiếu kín do Hội nghị quyết định. 
Nếu cán bộ, hội viên vi phạm khuyết điểm cố tình vắng mặt hoặc không 
tự giác kiểm điểm thì hội nghị chi hội hoặc Hội nghị Ban Chấp hành vẫn tổ chức 
họp để xét kỷ luật. Sau đó, thông báo kết quả cuộc họp cho người vi phạm biết. 
 43 
3. Gửi hồ sơ kỷ luật cho cấp có thẩm quyền xét và ra quyết định kỷ 
luật. Hồ sơ kỷ luật gồm: 
a) Bản kiểm điểm của người vi phạm, nếu người vi phạm không viết bản 
tự kiểm điểm thì uỷ viên Ban Kiểm tra (đối với cán bộ) hoặc uỷ viên Ban Chấp 
hành chi hội (đối với hội viên) phụ trách vụ việc đó có báo cáo bằng văn bản ghi 
rõ lý do và nội dung vi phạm của cán bộ, hội viên đó. 
b) Báo cáo của Ban Kiểm tra hoặc cán bộ phụ trách công tác kiểm tra về 
vi phạm của cán bộ, hội viên hoặc tổ chức Hội. 
c) Biên bản các cuộc họp xét kỷ luật (ghi rõ thời gian, thành phần, số 
lượng người dự họp, biểu quyết hình thức kỷ luật). 
d) Báo cáo đề nghị hình thức kỷ luật của cấp hội và các tài liệu xác minh 
có liên quan. 
4. Công bố quyết định kỷ luật 
Sau khi có quyết định kỷ luật, cấp nào ký quyết định, cấp đó công bố và 
trao (hoặc gửi theo đường bưu điện) quyết định cho người bị thi hành kỷ luật và 
cấp Hội hoặc tổ chức Hội trực tiếp quản lý cán bộ, hội viên đó để thi hành. 
Căn cứ Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội trên đây, các cấp Hội triển khai 
thực hiện. Giao cho Ban Tổ chức - Cán bộ Trung ương Hội theo dõi, đôn đốc 
việc thực hiện Hướng dẫn này. 
Nơi nhận: 
- Các tỉnh, thành Hội; 
- Các ban, đơn vị TƯ Hội; 
- Các vị ủy viên BCH TƯ Hội; 
- Bộ Nội vụ; 
- Lưu VT, TCCB. 
TM. BAN THƯỜNG VỤ 
CHỦ TỊCH 
Trần Ngọc Tăng 

File đính kèm:

  • pdf1288860186921_HuongDanDieuleHoi1.2008[1].pdf