Kĩ năng tự nhận thức

Mục tiêu:

 - HS Hiểu được thế nào là kĩ năng tự nhận thức và ý nghĩa của kĩ năng tự nhận thức.

 - Biết tự nhận thức về bản thân, tự tin vào khả năng của bản thân, không mặc cảm tự ti.

- Biết tôn trọng người khác, học hỏi những điểm tích cực của người khác để tiến bộ.

 

ppt17 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1036 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kĩ năng tự nhận thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
KĨ NĂNG TỰ NHẬN THỨCMục tiêu: - HS Hiểu được thế nào là kĩ năng tự nhận thức và ý nghĩa của kĩ năng tự nhận thức. - Biết tự nhận thức về bản thân, tự tin vào khả năng của bản thân, không mặc cảm tự ti.- Biết tôn trọng người khác, học hỏi những điểm tích cực của người khác để tiến bộ.Tự nhận thức là một kĩ năng sống cơ bản giúp con người nhìn nhận, đánh giá đúng bản thân mình (thói quen, điểm mạnh, điểm yếu, tỉnh cảm, sở thích,...).II.Tài liệu và phương tiện:- Phiếu thảo luận nhóm, phiếu bài tập.III.Các hoạt động dạy học chủ yếuHoạt động 1:Những điều tôi thấy hài lòng về mình :a.Mục tiêu : Giúp học sinh biết được những điểm tích cực của bản thân để tự tin và phát huy.b.Cách tiến hành :Phát cho mỗi học sinh phiếu bài tập ”Những điểm tôi thấy hài lòng về mình” và hướng dẫn học sinh liệt kê những điểm họ thấy hài lòng về bản thân ( giáo viên có thể lấy ví dụ: về sức khỏe, về hình dáng bề ngoài, về gia đình, về bạn bè, về quê hương, năng khiếu sở trường, về tình cảm, về một phẩm chất đạo đức..).Chia sẻ theo nhóm 2 người. Một vài học sinh trình bày trước lớp.Thảo luận trước lớp:1. Có ai không có điểm nào hài lòng về mình không?2. Việc biết xác định những điểm đáng hài lòng về mình có cần thiết không? Cần thiết như thế nào?c.Kết luận: 	Chúng ta ai cũng có những điểm đáng hài lòng về mình, người có điểm này, người có điểm khác, dù là người sống ở nông thôn hay thành thị, dù gái hay trai, dù là nhiều hay ít tuổi, dù hoàn cảnh khó khăn hay thuận lợi... vì vậy chúng ta cần phải tự tin và phát huy những điểm đó.Hoạt động 2:Bài tập “Tôi là ai?”a. Mục tiêu: Giúp học sinh biết được những nét đặc trưng của bản thân mình.b. Cách tiến hành: Giáo viên phát cho mỗi học viên một phiếu bài tập: “ Tôi là ai?” và hướng dẫn học sinh làm bài tập: Trong phiếu bài tập có 3 mục. Trước hết, bạn hãy tìm những đặc điểm nổi bật nhất của mình và ghi vào mục 1 ( Ví dụ: tôi rất thích hát, tôi thích mặc áo màu sáng, tôi rất hay cười,...). Tiếp theo, bạn hãy tìm 3 – 5 điểm mạnh của bạn về các mặt và ghi vào mục 2 (ví dụ: Tôi là người dễ hòa đồng, tôi có nhiều bạn, tôi nấu ăn ngon, tôi khỏe mạnh,...).Cuối cùng, bạn hãy tìm một vài điểm bạn thấy mình còn cần phải cố gắng và ghi vào mục 3. (ví dụ: Tôi còn nhút nhát, tôi còn hay bị phụ thuộc vào ngừoi khác,...).	PHIẾU BÀI TẬP	1. Đặc điểm nổi bật của tôi là:	-.	-	-.2. Những điểm mạnh của tôi là:	-	-.	-.3. Những điểm tôi còn phải cố gắng là:	-.	-	-.- Học sinh làm bài tập.- Học sinh chia sẻ theo nhóm hai người.- Giáo viên mời một vài học sinh trình bày trước lớp.- Thảo luận chung cả lớp theo các câu hỏi sau:1. Có ai hoàn toàn giống ai không?2. Có ai toàn điểm yếu nào không? Có ai toàn điểm yếu và không có một điểm mạnh nào không?3. Việc xác định được đặc tính, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình có phải là một việc dễ dàng không?Vì sao?4. Nhận thức được những mặt mạnh, mặt yếu của bản thân có tác dụng gì?c.Kết luận: Mỗi người đều có những nét riêng, không ai giống ai hoàn toàn. Ai cũng có những mặt mạnh và hạn chế riêng. Để xác định được đặc điểm nổi bật, những mặt mạnh và mặt yếu của bản thân cần phải có kĩ năng nhận thức. 3. Việc xác định được đặc tính, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình có phải là một việc dễ dàng không?Vì sao?4. Nhận thức được những mặt mạnh, mặt yếu của bản thân có tác dụng gì?c.Kết luận: Mỗi người đều có những nét riêng, không ai giống ai hoàn toàn. Ai cũng có những mặt mạnh và hạn chế riêng. Để xác định được đặc điểm nổi bật, những mặt mạnh và mặt yếu của bản thân cần phải có kĩ năng nhận thức. Hoạt động 3: Trò chơi “phóng viên..	 a.Mục tiêu: Tạo cơ hội cho học sinh tìm hiểu, làm quen với nhau, phát triển tính mạnh dạn, tự tin. 	b. Chuẩn bị: Một chiếc micro không dây đồ chơi, một chiếc máy ảnh đồ chơi, một kính trăng không số.c. Cách chơi: Học sinh trong lớp thay nhau đóng vai phóng viên Báo Nhi đồng, Báo Thiếu niên Tiền phong hoặc phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam hoặc truyền hình địa phương,đến phỏng vấn, làm quen với các bạn trong lớp với những câu hỏi, chẳng hạn như:	- Xin chào bạn! Tôi là phóng viên Báo Thiếu niên Tiền phong, xin bạn vui lòng cho biết sở thích của mình? - Xin chào bạn! Tôi là phóng viên Báo Thiếu niên Tiền phong, xin bạn vui lòng cho biết dự định của bạn trong hè này?- Xin chào bạn! Tôi là phóng viên Báo Thiếu niên Tiền phong, xin bạn vui lòng cho biết ước mơ,nguyện vọng của bạn?- Xin chào bạn! Tôi là phóng viên Báo Thiếu niên Tiền phong, xin bạn vui lòng cho biết bạn thích trò chơi nào, hoặc bạn thích những bài hát nào nhất.Chú ý: Giáo viên nên gợi ý một số câu hỏi và làm thử một lượt cho học sinh quan sát.

File đính kèm:

  • pptKi nang tu nhan thuc.ppt
Bài giảng liên quan