Kì thi chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông năm học 2008 - 2009 môn ngữ văn
Câu 1: (8 điểm)
Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng cả nước nhân dịp tết Nguyên Đán năm 1946, Bác Hồ viết:
“Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.
Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên của Bác Hồ?
Sở Giáo dục và đào tạo Tuyên Quang Kì thi chọn đội tuyển HSG quốc gia THPT Năm học 2008 - 2009 Đề chính thức Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao nhận đề) Đề này có 01 trang Câu 1: (8 điểm) Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng cả nước nhân dịp tết Nguyên Đán năm 1946, Bác Hồ viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên của Bác Hồ? Câu 2: (12 điểm) Nhà văn Nga Lêônít Lêônốp nói: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung”. Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên và phân tích một truyện ngắn Việt Nam hiện đại để làm sáng tỏ rằng tác phẩm đó là “một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung”. --------------Hết-------------- Sở Giáo dục và đào tạo Tuyên Quang đáp án, biểu điểm đề thi chọn đội tuyển HSG quốc gia THPT Năm học 2008 - 2009 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao nhận đề) Đáp án này có 02 trang Câu 1: (8 điểm) I- Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận xã hội. Giải thích, bình luận để khẳng định ý nghĩa đúng đắn, sâu sắc của câu nói Trên cơ sở đó, rút ra bài học thực tiễn bổ ích đối với thanh niên trong giai đoạn hiện nay. - Hình thức trình bày sạch đẹp, đúng thể thức, bố cục bài văn nghị luận. Lập luận chặt chẽ, bố cục đủ 3 phần, văn phong trong sáng, có cảm xúc, sáng tạo trong ngôn từ, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, viết câu, dùng từ. II- Yêu cầu về kiến thức: Nội dung cần đạt Biểu điểm 1. Giải thích: - Mùa xuân: Gợi ý niệm về sức sống, về niềm hi vọng, về hạnh phúc tươi đẹp trong thiên nhiên cũng như trong cuộc sống con người - Tuổi trẻ: Tuổi đẹp nhất của đời người- dường như đồng nhất với mùa xuân. Gợi ý niệm về một sức sống tràn đầy, về niềm hi vọng phơi phới ở một tương lai tươi đẹp, hạnh phúc. - Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội: Tuổi trẻ và mùa xuân đồng nhất. Đó là sức sống, là hi vọng, là tương lai hạnh phúc của đất nước, của dân tộc, nói rộng ra là của cả xã hội, cả loài người * Vì sao Bác Hồ nói như vậy: + Vì tuổi trẻ là tuổi phát triển rực rỡ nhất của thể lực, tâm hồn, trí tuệ, tài năng và chí hướng của con người (Phân tích + Dẫn chứng minh hoạ) + Tuổi trẻ cũng là tuổi sôi nổi nhất, hăng hái, nhiệt tình, giàu ý chí và khát vọng nhất (Phân tích + Dẫn chứng minh hoạ) 2. Bình luận: Khẳng định sự đúng đắn và sâu sắc trong câu nói của Bác Hồ 3. Rút ra những bài học có ý nghĩa thực tiễn từ câu nói của Bác Hồ 0,5 điểm 1 điểm 1 điểm 2 điểm 2 điểm 1 điểm 0,5 điểm Câu 2: ( 12 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh phải biết trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận văn học, hiểu đúng yêu cầu của đề bài. - Hình thức trình bày sạch đẹp, đúng thể thức bố cục bài nghị luận văn học. Lập luận chặt chẽ, đủ bố cục 3 phần, văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, ngữ pháp... II. Yêu cầu về kiến thức: Nội dung cần đạt Biểu điểm 1. Giải thích ý kiến - Phát minh, khám phá: vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp. Nó chỉ những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, độc đáo có ý nghĩa như một phát minh trong sáng tạo nghệ thuật. - Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung: Tức là phải sáng tạo, mới mẻ, độc đáo cả phương diện hình thức thể hiện lẫn nội dung tư tưởng bên trong, không sao chụp, lặp lại, nhàm chán. - Câu nói của nhà văn nhấn mạnh tầm quan trọng của tìm tòi, khám phá, sáng tạo và sự đòi hỏi phải tìm tòi, khám phá, sáng tạo trong nghệ thuật. Nó có tác dụng làm kim chỉ nam cho văn nghệ sĩ mang hết khả năng, nhiệt tình để sáng tạo ra những tác phẩm ngày một giá trị hơn, 2. Bình luận: Khẳng định sự đúng đắn của câu nói. 3. Phân tích: Tự chọn một truyện ngắn đặc sắc để minh hoạ (được đánh giá là kiệt tác trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại) - Phân tích những đóng góp của tác phẩm về phương diện hình thức nghệ thuật (Những sáng tạo độc đáo về kết cấu, cốt truyện, tình huống, nhân vật, hình tượng) - Phân tích những đóng góp về nội dung tư tưởng (Khi phân tích biết xoáy vào những tìm tòi, khám phá, sáng tạo độc đáo, mới mẻ của tác phẩm theo hướng làm sáng tỏ câu nói của nhà văn và sự giải thích của mình ở phần trước, làm bật lên tính chất “phát minh, khám phá” của tác phẩm so với trước đó, đương thời và sau này) 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 4 điểm 3 điểm --------------------Hết--------------------
File đính kèm:
- De thi, DA Van.doc