Kiểm Tra 45 Phút Lịch Sử Lớp 8 Trường THCS TT Khe Tre

Câu 1: ( 5 điểm) Trình bày nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam và diễn biến chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858-1859 ?

Câu 2: ( 3 điểm) Nhân dân ta ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì đã

Câu 3: ( 2 điểm) So sánh thái độ và hành động của nhân dân ta và triều

 

doc5 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 4477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm Tra 45 Phút Lịch Sử Lớp 8 Trường THCS TT Khe Tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
PHÒNG GD & ĐT NAM ĐÔNG KIỂM TRA 45 PHÚT
 TRƯỜNG THCS TT KHE TRE Môn : LỊCH SỬ Lớp 8
 Thời gian làm bài 45 phút 
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 
NỘI DUNG - CHỦ ĐỀ 
MỨC ĐỘ 
Nhận
 biết
Thông hiểu
Vận
 dụng (1)
Vận dụng(2)
 nếu có
Tổng số
TL
TL
TL
TL
 CHƯƠNG I: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX
BÀI 24: Cuộc kháng chiến từ 1858 đến 1873 
Câu 1
5 điểm
Câu 2
3 điểm
2 câu
8 điểm
Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc(1873-1884)
Câu 1
5 điểm
Câu 1
5 điểm
Câu 2
3 điểm
Câu 3
2 điểm
Câu 3
2 điểm
5 câu
17 điểm
Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX
Câu 2
3 điểm
Câu 3
2 điểm
2 câu
5 điểm
TỔNG SỐ
3 Câu
15 điểm
50%
3Câu
9 điểm
30%
3Câu
6 điểm
20%
9 câu
30 điểm
100%
PHÒNG GD & ĐT NAM ĐÔNG KIỂM TRA 45 PHÚT
 TRƯỜNG THCS TT KHE TRE Môn : LỊCH SỬ Lớp 8
 Thời gian làm bài 45 phút 
ĐỀ1
Câu 1: ( 5 điểm) Trình bày nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam và diễn biến chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858-1859 ?
Câu 2: ( 3 điểm) Nhân dân ta ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì đã 
Câu 3: ( 2 điểm) So sánh thái độ và hành động của nhân dân ta và triều 
---------HẾT---------
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ 8
ĐỀ 1
Câu
Đáp án
Điểm
1
* Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược:
- Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu.
- Việt Nam lại là nước có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Chế độ phong kiến ở Việt Nam lại đang ở vào giai đoạn khủng hoảng, suy yếu.
* Pháp đánh Đà Nẵng:
- Lấy cớ bênh vực đạo Gia-tô, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha kéo đến Việt Nam. 
- Ngày 1 - 9 - 1858, quân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng.
- Quân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã lập phòng tuyến, anh dũng chống trả.
- Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của chúng bước đầu thất bại.
0, 5
0,75
0,75
0,75
0,75
0,75
0,75
2
- Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp với quân triều đình chống Pháp.
- Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10 - 12 - 1861).
- Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công làm cho quân Pháp khốn đốn và gây cho chúng nhiều thiệt hại.
1
1
1
3
* Nhân dân
+Thái độ: Kiên quyết chống xâm lược khi chúng bắt đầu nổ súng xâm lược nước ta
+Hành động :Tiến hành các cuộc đấu tranh; khởi nghĩa tại Đà Nẵng, khởi nghĩa Trương Định
*Triều đình
+Thái độ:-Không kiên quyết động viên nhân dân chống xâm lược .Có thái độ cầu hòa
+Hành động: -:Không thực sự chống pháp.Kêu gọi nhân dân miền đông ngừng kháng pháp
 - Ký hiệp ước đầu hàng 1862
1
1
PHÒNG GD & ĐT NAM ĐÔNG KIỂM TRA 45 PHÚT
 TRƯỜNG THCS TT KHE TRE Môn : LỊCH SỬ Lớp 8
 Thời gian làm bài 45 phút 
ĐỀ2
Câu 1: ( 5 điểm) Trình bày âm mưu và diễn biến thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất năm 1873?
Câu 2: ( 3 điểm) Nhân dân ta ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1873-1874 như thế nào?
Câu 3: ( 2 điểm) Vì sao triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874? Em có nhận xét gì về Hiệp ước Giáp Tuất 1874 so với Hiệp ước Nhâm Tuất 1862?
---------HẾT---------
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ 8
ĐỀ 2
Câu
Đáp án
Điểm
1
Âm mưu của Pháp đánh ra Bắc Kì:
- Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, chúng cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội.
- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc.
 Diễn biến:
- Ngày 20 - 11 - 1873, quân Pháp nổ súng đánh và chiếm thành Hà Nội.
- Từ đó, chúng nhanh chóng đánh chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.
1
1
1,5
1,5
2
- Khi Pháp kéo vào Hà Nội, nhân dân ta anh dũng chống Pháp như trận chiến đấu ở cửa Ô Thanh Hà (Quan Chưởng).
- Tại các tỉnh đồng bằng, ở đâu Pháp cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta. Các căn cứ kháng chiến được hình thành ở Thái Bình, Nam Định...
- Ngày 21 - 12 - l 873, quân Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy, Gác-ni-ê bị giết.
1
1
1
3
*Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874 là vì: 
 Xuất phát từ ý thức bảo vệ quyền lợi giai cấp và dòng họ, Hiệp ước 1874 là sự tính toán thiếu cẩn thận của triều đình Huế, 
* Nhận xét Hiệp ước 1874 so với Hiệp ước 1862 :
 So với Hiệp ước 1862, Hiệp ước 1874 làm ta mất thêm ba tỉnh Nam Kì, mất thêm một phần quan trọng của chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.
1
1
PHÒNG GD & ĐT NAM ĐÔNG KIỂM TRA 45 PHÚT
 TRƯỜNG THCS TT KHE TRE Môn : LỊCH SỬ Lớp 8
 Thời gian làm bài 45 phút 
ĐỀ3
Câu 1: ( 5 điểm) Trình bày âm mưu và diễn biến thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai năm 1882?
Câu 2: ( 3 điểm) Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng như thế nào??
Câu 3: ( 2 điểm) Trong các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất và giải thích vì sao? 
---------HẾT---------
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ 8
ĐỀ 3
Câu
Đáp án
Điểm
1
- Âm mưu của Pháp :
+ Sau Hiệp ước 1874, Pháp quyết tâm chiếm bằng được Bắc Kì, biến nước ta thành thuộc địa.
+ Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp tước năm l874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh, Pháp đem quân xâm lược Bắc Kì lần thứ hai.
- Diễn biến :
+ Ngày 3 - 4 - l 882, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đã kéo ra Hà Nội khiêu khích.
+ Ngày 25 - 4 - 1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu buộc phải nộp thành. Không đợi trả lời, Pháp mở cuộc tiến công và chiếm thành Hà Nội, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt từ sáng đến trưa. Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn.
+ Sau đó, Pháp chiếm một số nơi khác như Hòn Gai, Nam Định...
1
1
1
1
1
2
- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13 - 7 - 1885, Ông nhân danh nhà vua xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
- Phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX.
- Diễn biến phong trào có thể chia thành 2 giai đoạn :
+ Giai đoạn l (1885 - l 888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.
+ Giai đoạn 2 (l888 - l896), phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.
1
0,5
0,5
0,5
0,5
3
 *Khởi nghĩa Hương Khê. Vì:
 + Là cuộc khởi nghĩa diễn ra dài ( 10năm ) , chiến đấu bền bỉ nhất 
 + Trình độ tổ chức cao nhất . 
 + Trang bị vũ khí hiện đại nhất ( súng theo kiểu Pháp ) 
 + Diễn ra với quy mô lớn nhất 
0,5
0,5
0,5
0,5

File đính kèm:

  • docSU 8 TUẦN 28.doc
Bài giảng liên quan