Kiểm Tra Ngữ Văn Lớp 7 Trường THCS Thị Trấn Khe Tre
Câu 1 : (2 điểm) Chép 4 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất?
Câu 2: (3 điểm) Giải thích và nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Câu 3: (1 điểm) Phân tích hệ thống luận điểm chính và luận điểm phụ của văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
KIỂM TRA VĂN Thời gian 45 phút KHUNG MA TRẬN Mức độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Tục ngữ: - Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. - Tục ngữ về con người và xã hội Nhận diện một số câu tục ngữ. Hiểu giỏ trị nội dung, nghệ thuật của một câu tục ngữ Việt Nam. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20 % Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ : 30% Số câu: 2 Số điểm:2 TL: 40% 2. Văn nghị luận - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Đức tính giản dị của Bác Hồ. Phân tích được hệ thống luận điểm của một văn bản nghị luận. Suy nghĩ của bản thân về một ND trong một VB nghị luận đó học. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10 % Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40 % Số câu: 2 Số điểm: 6 TL: 60% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 2 20% Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ : 30% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10 % Số câu: 1 Số điểm: 4 40% Số câu: 4 Số điểm:10 100% \ PHÒNG GD&ĐT NAM ĐÔNG KIỂM TRA VĂN – NĂM HỌC 2012-2013 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN KHE TRE MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 45 phút Ư ĐỀ 1 Câu 1 : (2 điểm) Chép 4 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất? Câu 2: (3 điểm) Giải thích và nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Câu 3: (1 điểm) Phân tích hệ thống luận điểm chính và luận điểm phụ của văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. Câu 4: (4 điểm) Viết một bài văn ngắn (10-15 dũng) trình bày suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” --------------------------------- Hết -------------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM ĐỀ 1 Câu 1 : ( 2.0 điểm) Học sinh chép lại chính xác bốn câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. (Mỗi câu đúng 0.5 điểm) Câu 2: (3.0 điểm) “Đói cho sạch, rách cho thơm” có hai nghĩa: - Nghĩa đen: (nghĩa gốc): Dù đói cũng phải ăn uống cho sạch sẽ, mặc rách cũng phải cho thơm tho. ( 1 điểm) - Nghĩa bóng (nghĩa chuyển): Tức là dù có đói nghèo, khổ cực, dù vật chất có thiều thốn nhưng vẫn giữ được cái đạo làm người, vẫn giữ được sự trong sạch, liêm khiết của đạo đức, phẩm chất của một con người. ( 1 điểm) - Câu này khuyên chúng ta dù hoàn cánh có khốn khó, éo le, đói khổ như thế nào đi nữa thì vẫn phải sống làm sao cho “sạch”", cho “thơm” nghĩa là cho có đạo đức, lương thiện. ( 1 điểm) Câu 3: (1.0 điểm) - Luận điểm chính: Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta. (0,25 điểm) - Hệ thống luận điểm phụ: + Lòng yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ. (0,25 điểm) + Lòng yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại. (Kháng chiến chống Pháp) (0,25 điểm) + Nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên là phải phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân. (0,25 điểm) Câu 4: (4.0 điểm) * Học sinh viết được bài văn ngắn (khoảng 10-15 ḍòng) đảm bảo được các ý sau: 1. Yêu cầu chung: - Bài văn có bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ. Trình bày hợp lý. Không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. - Nội dung sinh động, hấp dẫn, giàu cảm xúc. 2. Yêu cầu cụ thể: - Biểu hiện của đức tính giản dị của Bác. - Giản dị là một trong những phẩm chất cao quý của Bác Hồ. - Đó là một cuộc sống phong phú, cao đẹp về tinh thần, tình cảm, không màng đến hưởng thụ vật chất, không vì riêng mình. * Biểu điểm: - Điểm 4: Bài viết đúng thể loại, bố cục rõ ràng. Nội dung sâu sắc. Diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. Trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, đúng ngữ pháp. - Điểm 3: Hành văn mạch lạc, bố cục bài hợp lý, nội dung đầy đủ. Còn mắc một vài lỗi chính tả, ngữ pháp. - Điểm 2: Bài viết đủ ba phần, nội dung còn sơ sài, còn mắc một vài lỗi chính tả. - Điểm 1: Bố cục chưa hoàn chỉnh, diễn đạt yếu, còn mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề. PHÒNG GD&ĐT NAM ĐÔNG KIỂM TRA VĂN – NĂM HỌC 2012-2013 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN KHE TRE MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 45 phút ĐỀ 2 Câu 1 : (2.0 điểm) Chép 4 câu tục ngữ về con người và xã hội? Câu 2: (2,o điểm) Giải thích và nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “tấc đất tấc vàng” Câu 3: (2.0 điểm) Trình bày hệ thống luận điểm chính và luận điểm phụ của văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. Câu 4: (4.0 điểm) Viết một bài văn ngắn (10-15 dòng) trình bày suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” ----------------------------- Hết ----------------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM ĐỀ 2 Câu 1 : ( 2.0 điểm) Học sinh chép lại chính xác bốn câu tục ngữ về con người và xã hội . (Mỗi câu đúng 0.5 điểm) Câu 2: (2.0 điểm) “Tấc đất tấc vàng” có hai nghĩa: - Nghĩa đen: (nghĩa gốc): Đất được so sánh quý như vàng. ( 0,75 điểm) - Nghĩa bóng (nghĩa chuyển): Đề cao giá trị của đất và có ý thức bảo vệ tài nguyên đất. ( 1,25 điểm) Câu 3: (2.0 điểm) - Luận điểm chính: Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta. (0,5 điểm) - Hệ thống luận điểm phụ: + Lòng yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ. (0,5 điểm) + Lòng yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại. (Kháng chiến chống Pháp) (0,5 điểm) + Nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên là phải phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân. (0,5 điểm) Câu 4: (4.0 điểm) * Học sinh viết được bài văn ngắn (khoảng 10-15 ḍòng) đảm bảo được các ý sau: 1. Yêu cầu chung: - Bài văn có bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ. Trình bày hợp lý. Không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. - Nội dung sinh động, hấp dẫn, giàu cảm xúc. 2. Yêu cầu cụ thể: - Biểu hiện của đức tính giản dị của Bác. - Giản dị là một trong những phẩm chất cao quý của Bác Hồ. - Đó là một cuộc sống phong phú, cao đẹp về tinh thần, tình cảm, không màng đến hưởng thụ vật chất, không vì riêng mình. * Biểu điểm: - Điểm 4: Bài viết đúng thể loại, bố cục rõ ràng. Nội dung sâu sắc. Diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. Trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, đúng ngữ pháp. - Điểm 3: Hành văn mạch lạc, bố cục bài hợp lý, nội dung đầy đủ. Còn mắc một vài lỗi chính tả, ngữ pháp. - Điểm 2: Bài viết đủ ba phần, nội dung còn sơ sài, còn mắc một vài lỗi chính tả. - Điểm 1: Bố cục chưa hoàn chỉnh, diễn đạt yếu, còn mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề. PHÒNG GD&ĐT NAM ĐÔNG TRƯỜNG THCS TTK TRE KIỂM TRA 1 TIẾT- NĂM HỌC 2012-2013 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 (Thời gian làm bài: 45 phút) ĐỀ 3 Câu 1: (3 điểm) Thế nào là tục ngữ ? Viết 2 câu tục ngữ mà em thích nhất ? Câu 2: (2 điểm) Em hiểu câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” như thế nào? Câu 3: (5 điểm) Viết một bài văn ngắn (10 à 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”. ............. Hết ................. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 3 CÂU ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM BIỂU ĐIỂM Câu 1 Tục ngữ : Định nghĩa đúng (1,5đ) Nêu 2 câu tục ngữ ( Mỗi câu đúng 0,75đ) 3.0 điểm Câu 2 HS nêu được: Câu tục ngữ đề cao, khẳng định sự quý giá của đất đai đối với con người. 2.0 điểm Câu 2 * HS viết được bài văn ngắn (10 à15 dòng) đảm bảo được các ý sau: 1. Yêu cầu chung: - Bài văn có bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ. Trình bày hợp lý. Không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. - Nội dung sinh động, hấp dẫn, giầu cảm xúc. nêu những cảm nhận sâu sắc về hình ảnh người lính trong bài thơ. 2. Yêu cầu cụ thể: - Biểu hiện của đức tính giản dị của Bác. - Giản dị là một trong những phẩm chất cao quí của Bác Hồ. - Đó là một cuộc sống phong phú, cao đẹp về tinh thần, tình cảm, không màng đến hưởng thụ vật chất, không vì riêng mình. * Biểu điểm: - Điểm 5: Bài viết đúng thể loại, bố cục rõ ràng. Nội dung sâu sắc. Diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. Trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, đúng ngữ pháp. - Điểm 4: Hành văn mạch lạc, bố cục bài hợp lý, nội dung đầy đủ. Còn mắc một vài lỗi chính tả, ngữ pháp. - Điểm 3: Bài viết đủ ba phần, nội dung còn sơ sài, còn mắc một vài lỗi chính tả. - Điểm 1- 2: Bố cục chưa hoàn chỉnh, diễn đạt yếu, còn mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề. 5.0 điểm
File đính kèm:
- tuần 7.doc