Kỳ thi chọn giáo viên dạy giỏi tỉnh cấp THCS Môn: Giáo dục công dân
Câu 1. (4.0 điểm)
Anh (chị) hãy cho biết để dạy tốt bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế (chương trình môn GDCD lớp 9) người giáo viên cần nắm vững những nội dung cơ bản nào?
Câu 2. (5.0 điểm)
Sau tiết thao giảng của cô giáo A, một đồng nghiệp nhận xét: “Mặc dù giờ học đã phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh nhưng giáo viên vẫn chưa đổi mới phương pháp dạy học vì không sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và phương tiện dạy học hiện đại”.
Anh (chị) hãy trình bày quan điểm của mình.
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TỈNH CẤP THCS CHU KỲ 2009 – 2012 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Đề thi lý thuyết môn: Giáo dục công dân (Đề gồm có 01 trang) Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (4.0 điểm) Anh (chị) hãy cho biết để dạy tốt bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế (chương trình môn GDCD lớp 9) người giáo viên cần nắm vững những nội dung cơ bản nào? Câu 2. (5.0 điểm) Sau tiết thao giảng của cô giáo A, một đồng nghiệp nhận xét: “Mặc dù giờ học đã phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh nhưng giáo viên vẫn chưa đổi mới phương pháp dạy học vì không sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và phương tiện dạy học hiện đại”. Anh (chị) hãy trình bày quan điểm của mình. Câu 3. (4.0 điểm) Đề thi học sinh giỏi lớp 7 huyện N năm học 2009 – 2010 có câu sau: “Tình huống: Trong giờ học môn GDCD, khi cô giáo nêu vấn đề của bài học thì A nói với H: Nói đến truyền thống gia đình, dòng họ là mình thấy mặc cảm. Gia đình, dòng họ mình chẳng có gì nổi bật để tự hào, dòng tộc chẳng có ai đỗ đạt cao hoặc giữ chức vụ quan trọng trong cơ quan Nhà nước. Em hãy dùng kiến thức bài: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ (chương trình môn GDCD lớp 7) để phân tích cho A hiểu”. Anh (chị) hãy làm đáp án cho câu hỏi trên. Câu 4. (2.0 điểm) Tình huống: Anh B đi xe máy vượt đèn đỏ và đã đâm vào xe máy của chị D đang đi đến từ đường có tín hiệu đèn xanh. Xe máy của chị D bị hỏng nặng. Sau khi thoả thuận, anh B đã nhận lỗi thuộc về mình và đền bù thiệt hại cho chị D. Ngoài ra anh B còn bị cảnh sát giao thông xử phạt tiền vì vi phạm luật lệ an toàn giao thông. 1. Hãy xác định vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của anh B trong tình huống trên. 2. Nêu các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật. Câu 5. (5.0 điểm) Hãy trình bày những hiểu biết của anh (chị) về pháp luật, kỷ luật? Là giáo viên dạy học môn Giáo dục công dân, anh (chị) xác định trách nhiệm của bản thân như thế nào trong việc giáo dục học sinh thực hiện đúng pháp luật và tôn trọng kỷ luật? ------- Hết ------- Họ và tên giáo viên dự thi: ....................................................... SBD: ............. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TỈNH CẤP THCS CHU KỲ 2009 – 2012 ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC Đáp án đề thi lý thuyết môn: Giáo dục công dân (Đáp án gồm có 03 trang) Câu Nội dung Điểm 1 Anh (chị) hãy cho biết để dạy tốt bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế (chương trình môn GDCD lớp 9) người giáo viên cần nắm vững những nội dung cơ bản nào? 4.0 Cần nắm được các kiến thức: - Kinh doanh là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm mục đích thu lợi nhuận 0.5 đ - Nắm được Điều 3 Luật Doanh nghiệp: Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. 0.5 đ - Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.... 0.5 đ - Ở nước ta hiện nay, quyền tự do kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng: có nhiều thành phần kinh tế và hình thức tổ chức kinh tế rất phong phú, đa dạng...tạo điều kiện cho công dân có khả năng lựa chọn thích hợp để tự tổ chức sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, tạo việc làm, nâng cao đời sống... 0.5 đ - Người kinh doanh phải tuân theo quy định của pháp luật và sự quản lý của nhà nước như phải kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép, không kinh doanh những lĩnh vực mà Nhà nước cấm như thuốc nổ, vũ khí, ma tuý, mại dâm... 0.5 đ - Thuế là một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung như: an ninh, quốc phòng.... 0.5 đ - Cần nắm được một số loại thuế cơ bản hiện nay: thuế nhà đất, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân... 0.5 đ - Ý nghĩa, vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường: ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần phát triển kinh tế đất nước theo đúng định hướng của Nhà nước 0.5 đ 2 Sau tiết thao giảng của cô giáo A, một đồng nghiệp nhận xét: “Mặc dù giờ học đã phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh nhưng giáo viên vẫn chưa đổi mới phương pháp dạy học vì không sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và phương tiện dạy học hiện đại”. Anh (chị) hãy trình bày quan điểm của mình. 5.0 - Khẳng định: không đồng ý. 0.5 đ Lý giải: - Đổi mới PPDH là sử dụng các PPDH một cách tích cực và hiệu quả, phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm HS và từng lớp học, môn học. 1.0 đ - Đổi mới PPDH không có nghĩa là phủ định hoàn toàn các PPDH truyền thống và tuyệt đối hoá các PPDH hiện đại ... 0.5 đ - Khi giờ học đã phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh... có nghĩa là GV đã ĐMPPDH 0.5 đ - Không sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và phương tiện dạy học hiện đại không có nghĩa là chưa ĐMPPDH ... 0.5 đ - PP thảo luận nhóm là một PPDH hiện đại, có nhiều ưu điểm trong việc phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh nhưng không phải là một PPDH vạn năng ... 0.5 đ - Chỉ sử dụng PPDH thảo luận nhóm nếu phù hợp nội dung bài dạy học, trình độ HS ... 0.5 đ - Phương tiện dạy học hiện đại không phải là PPDH ... chỉ là công cụ hỗ trợ cho GV và HS trong quá trình dạy học ... 0.5 đ - Sử dụng PTDH như thế nào phải phù hợp nội dung bài dạy học ..., PTDH môn GDCD hiện nay có nhiều loại, không chỉ sử dụng PTDH hiện đại mới là ĐMPPDH 0.5 đ 3 Đề thi học sinh giỏi lớp 7 huyện N năm học 2009 – 2010 có câu sau: “Tình huống: Trong giờ học môn GDCD, khi cô giáo nêu vấn đề của bài học thì A nói với H: Nói đến truyền thống gia đình, dòng họ là mình thấy mặc cảm. Gia đình, dòng họ mình chẳng có gì nổi bật để tự hào cả, dòng tộc chẳng có ai đỗ đạt cao hoặc giữ chức vụ quan trọng trong cơ quan Nhà nước. Em hãy dùng kiến thức bài: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ (chương trình môn GDCD lớp 7) để phân tích cho A hiểu”. Anh (chị) hãy làm đáp án cho câu hỏi trên. 4.0 - Bài làm đúng hình thức đáp án 1 đề thi 0.5 đ - Khẳng định ý kiến của A là sai. 0.5 đ - Nhiều gia đình, dòng họ có truyền thống tốt đẹp về học tập, lao động, nghề nghiệp, văn hoá và đạo đức ... 0.5 đ - Truyền thống của gia đình dòng họ không chỉ phụ thuộc vào việc có ai đỗ đạt cao hoặc giữ chức vụ quan trọng trong cơ quan Nhà nước... 0.5 đ - Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ là tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy... 0.5 đ - Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam. 0.5 đ - Trân trọng, tự hào phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ... không làm tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ... 0.5 đ - Liên hệ bản thân 0.5 đ 4 Tình huống: Anh B đi xe máy vượt đèn đỏ và đã đâm vào xe máy của chị D đang đi đến từ đường có tín hiệu đèn xanh. Xe máy của chị D bị hỏng nặng. Sau khi thoả thuận, anh B đã nhận lỗi thuộc về mình và đền bù thiệt hại cho chị D. Ngoài ra anh B còn bị cảnh sát giao thông xử phạt tiền vì vi phạm luật lệ an toàn giao thông. 1. Anh (chị) hãy xác định vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của anh B trong tình huống trên. 2. Nêu các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật. 2.0 1. - Anh B đã vi phạm pháp luật hành chính vì vượt đèn đỏ và phải chịu trách nhiệm hành chính, phải nộp phạt theo quy định xử phạt hành chính ... 0.5 đ - Anh B đã vi phạm pháp luật dân sự vì làm thiệt hại tài sản của chị D, vì vậy phải chịu trách nhiệm dân sự qua việc đền bù thiệt hại cho chị D ... 0.5 đ 2. Nêu được 4 dấu hiệu cơ bản sau - Đó phải là một hành vi ... 0.25 đ - Các hành vi đó trái với quy định của pháp luật ... 0.25 đ - Người thực hiện hành vi đó có lỗi ... 0.25 đ - Người thực hiện hành vi phải là người có năng lực trách nhiệm pháp lý ... 0.25 đ 5 Hãy trình bày những hiểu biết của anh (chị) về pháp luật, kỷ luật? Là giáo viên dạy học môn Giáo dục công dân, anh (chị) xác định trách nhiệm của bản thân như thế nào trong việc giáo dục học sinh thực hiện đúng pháp luật và tôn trọng kỷ luật? 5.0 - Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của nhà nước. 0.5 đ - Pháp luật bao gồm các quy định về: Những việc được làm; những việc phải làm; những việc không được làm. 0.5 đ - Kỷ luật là những quy định, quy ước của một cộng đồng (tập thể) về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người 0.5 đ - Pháp luật có tính bắt buộc chung ở phạm vi rộng, thống nhất trong cả nước, không phân biệt dân tộc, tôn giáo... 0.25 đ - Kỷ luật là những quy ước, quy định ở phạm vi hẹp trong một tập thể, một cộng đồng ... 0.25 đ - Tuy nhiên, nhưng quy ước ... của kỷ luật không được trái quy định của pháp luật ... 0.5 đ - Những quy định của PL và KL giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động ... 0.5 đ - ... Xác định trách nhiệm, bảo vệ quyền lợi của mọi người... 0.5 đ - Góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển của cá nhân và xã hội ... 0.5 đ Liên hệ bản thân trong dạy học: - Dạy học đảm bảo các kiển thức chuẩn, nâng cao trình độ, nhận thức, kỹ năng sống cho HS... 0.5 đ - Không ngừng nâng cao trình độ, gương mẫu thực hiện PL, KL ... 0.5 đ ------- Hết -------
File đính kèm:
- de-dap an gdcd.doc