Kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus monodon)

Mục lục trang

Lời giới thiệu .2

Đặc điểm sinh học và sinh thái của tôm .4

Các yếu tố vật lí, hóa học .6

Gây màu nước trong ao nuôi .12

Ao, giống thức ăn .13

Tôm giống và thà giống .16

Thức ăn và phương pháp kiểm soát thức ăn .17

Bệnh tôm .18

Phóng sự .33

Tài liệu

pdf36 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 996 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus monodon), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ó cùng tác dụng, trong khi đó chất lượng không hề thua kém. 
Bên cạnh đó, nó có dạng dung dịch nên dễ sử dụng. Đối với 1ha diện tích nuôi, với quy 
mô bán thâm canh (mật độ 10 – 15 con/m2) chỉ cần 15 – 20 lít Bokashi – Trầu có thể 
phòng và trị bệnh tốt cho cả vụ nuôi. 
Thân thiện môi trường 
Người nuôi trồng thủy sản thường lạm dụng quá mức các loại kháng sinh và hóa chất để 
phòng và trị bệnh, gây nên những tác hại như: tạo ra các dòng vi khuẩn kháng thuốc, 
làm suy thoái môi trường và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. 
Bên cạnh đó, dư lượng kháng sinh cũng như hóc-môn tăng trưởng đang làm xấu đi hình 
ảnh và chất lượng các sản phẩm nuôi trồng thủy sản của Việt Nam khi xuất khẩu sang 
nước ngoài. 
Do được chiết xuất từ thiên nhiên nên Bokashi – Trầu có thể khắc phục được những ô 
nhiễm về môi trường. Ông Đặng Duy Hinh, xã Quảng An (Quảng Điền, Thừa Thiên – 
Huế) cho biết từ khi sử dụng Bokashi – Trầu để phòng và trị bệnh cho tôm, sau mỗi vụ 
nuôi nguồn nước vẫn đảm bảo, không cần phải dùng hóa chất để khử trùng, và sản 
lượng tôm thu hoạch hiệu quả và chất lượng tôm đảm bảo hơn nhiều. 
Tiến sĩ Nguyễn Quang Linh cho biết sẵn sàng chuyển giao công nghệ và thương mại 
hóa sản phẩm cho các doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm có chất lượng an toàn. 
Mới đây, Công ty CP Trường Sơn, đơn vị đang nuôi tôm với hàng trăm ha trên địa bàn 
tỉnh Thừa Thiên – Huế và Doanh nghiệp tư nhân Thanh Hương (tỉnh Quảng Bình) đã ký 
kết với nhóm nghiên cứu để chuyển giao công nghệ, để sản xuất đại trà loại thuốc 
“kháng sinh thảo dược” này. 
Chữa bệnh cho tôm bằng tỏi 
 SUU TAM: PHO VAN NGHI LOP NUOI TRONG THUY SAN K2
pho van nghi ntts k2 DH TAY DO
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
 - 34 - 
 Cho đến nay thế giới vẫn chưa tìm ra thuốc chữa bệnh đốm trắng cho tôm. Vậy 
mà, sau nhiều năm trăn trở, nghiên cứu, một nông dân ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đã 
tìm ra bài thuốc chữa bệnh bằng tỏi, mở ra một hướng mới trong điều trị bệnh cho 
tôm. 
Ý tưởng từ những lần bị bệnh 
Nhà anh Lê Đức Xuân nằm ở xã Vinh Xuân, huyện Phú Văng, ngay bên phá Tam 
Giang. Người nông dân 47 tuổi ấy có đôi mắt sáng, tầm trán rộng thông minh, nói 
năng chuẩn mực đến từng từ, từng câu, rất khiêm tốn nhưng cũng đầy cá tính. Ít ai 
biết rằng anh Lê Đức Xuân có trình độ học vấn rất thấp, mới học hết lớp 7. Bố mất 
sớm nên anh phải nghỉ học ở nhà giúp mẹ. Khi cả làng lao vào nuôi tôm xuất khẩu, 
anh cũng không đứng ngoài cuộc. Thế rồi những mùa dịch bệnh liên tiếp xảy ra, cảnh 
tôm chết trắng hồ luôn ám ảnh người nông dân nghèo. 
Mời bác sĩ, kỹ sư về kiểm tra ao tôm họ cũng chỉ bảo tôm bị bệnh chứ cũng không có 
thông tin gì thêm. Mua thuốc ngoài thị trường về chữa cho tôm thì không có kết quả. 
Thương bà con nông dân, thương cho thân phận nghèo rớt mồng tơi của mình, anh 
ngồi tiếc thầm, giá như anh được đi học đàng hoàng, trở thành kỹ sư nông nghiệp 
như lời trăn trối của cha thì bây giờ đã có tri thức giúp bà con. 
Sau nhiều trăn trở, anh Xuân quyết chí làm điều gì đó giúp bà con. Từ một nông dân 
chân đất, anh quyết định mò mẫm đến với con đường khoa học. Theo anh Xuân, 
trong các bệnh của tôm thì bệnh đốm trắng là bệnh khó chữa nhất và hiện vẫn chưa 
có thuốc đặc trị. "Không với tay được những vấn đề cao siêu của khoa học hiện đại 
thì ít ra mình cũng có thể tìm những bài thuốc, kinh nghiệm chữa bệnh trong dân 
gian đem áp dụng chữa bệnh cho tôm. Thế rồi sau nhiều năm tìm tòi, bài thuốc được 
tôi chọn thí nghiệm là tỏi", anh Lê Đức Xuân nhớ lại. 
Cơ sở để anh Lê Đức Xuân chọn tỏi làm thuốc chữa bệnh cho tôm cũng rất nông dân. 
"Trước đó nhiều lần đi rừng bị ốm, sốt, tôi đều dùng củ tỏi chữa lành bệnh nên tôi 
nghĩ có thể dùng tỏi chữa bệnh cho tôm. Nhất định khi ăn tỏi vào sức đề kháng trong 
cơ thể tôm sẽ tăng lên, lúc đó tránh được dịch bệnh", anh Xuân nói. 
Hiệu quả ngoài mong đợi 
Anh Xuân kể, khó khăn nhất là giai đoạn anh quyết định đem bài thuốc thí nghiệm 
trên ao tôm vì nếu không may tôm chết sạch thì cả nhà chỉ còn nước phải đi ở đợ 
(ngôi nhà đang ở anh đã cầm cho ngân hàng để lấy tiền nuôi tôm). Tuy nhiên, anh 
nghĩ làm khoa học phải dám hy sinh. Anh động viên vợ con mình chuẩn bị tinh thần 
chịu đựng nếu thử nghiệm của anh không thành công. 
Đầu tiên anh dùng 100gr tỏi giã nhỏ trộn với dầu thực vật (chất bôi trơn) rồi đem nấu 
chín, sau đó trộn vào thức ăn cho tôm. Mỗi ngày một lần anh ra ao tôm đang bị bệnh, 
khoanh ra một diện tích nhỏ để thí nghiệm. Sau vài ngày anh thấy số tôm được thí 
nghiệm lành bệnh, khỏe mạnh trở lại. 
Mùa tôm sau, từ 100gr anh Xuân nâng lên 1 kg tỏi và 1 lít dầu thực vật. Số thức ăn 
này anh cho 3 vạn tôm (trên diện tích 5ha hồ nuôi), ăn trong vòng 5 ngày. Tính ra 
mỗi sào nuôi tôm chỉ mất 10.000 đồng, rẻ hơn rất nhiều so với thức ăn và thuốc chữa 
 SUU TAM: PHO VAN NGHI LOP NUOI TRONG THUY SAN K2
pho van nghi ntts k2 DH TAY DO
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
 - 35 - 
bệnh dịch tôm bán ngoài thị trường. Anh Xuân cho biết, nên trộn tỏi vào thức ăn cho 
tôm ăn một lần vào buổi tối vì đây là thời gian tôm ăn mạnh nhất. Sau 5 ngày, tôm 
đang bệnh dần dần chuyển sang khỏe mạnh và chóng lớn. Cách 5 đến 10 ngày sau, 
cho tôm ăn thêm 1 chu kỳ 5 ngày thuốc tỏi nữa để củng cố kháng thể trong cơ thể 
cho tôm. 
Sau nhiều lần thí nghiệm thành công, từ tháng 1-2005, anh Xuân đem thực nghiệm 
đại trà trên ao tôm nhà mình, kết quả thật khả quan. Liên tiếp trong hai mùa tôm của 
năm 2005, trong khi ao của ngưòi khác tôm bị dịch bệnh chết sạch, riêng 5ha tôm 
của anh không có con nào chết vì dịch bệnh. 
Tin anh Xuân tìm ra bài thuốc chữa bệnh tôm lan nhanh. Người nuôi tôm khắp nơi 
tìm về học hỏi. Anh Xuân xuề xòa: "Tôi không giấu diếm gì bà con, ai tới tôi đều tận 
tình chỉ bảo". Chị Nguyễn Thị Thu Hồng, kỹ sư thủy sản - Giám đốc Trung tâm 
khuyến nông - Khuyến ngư, Sở Thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho rằng đây là một 
thông tin hấp dẫn, ý tưởng của anh Xuân rất đáng khích lệ. Vấn đề còn lại là các nhà 
khoa học nên nghiên cứu sâu hơn về phát hiện độc đáo này làm sáng tỏ thêm cơ sở 
khoa học của vấn đề. 
Không chỉ nông dân Thừa Thiên - Huế đến ao tôm anh Xuân xin học bài thuốc chữa 
bệnh này, một số người trong và ngoài nước đã đặt vấn đề với anh Xuân để mua bản 
quyền sản xuất thuốc chữa bệnh cho tôm từ tỏi. 
Lam Khanh - SGGP, 1/2006 
 Phòng bệnh cho tôm bằng tỏi 
Mới đây, một nông dân ở xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế, đã dùng 
tỏi - một vị thuốc dân gian để phòng bệnh cho tôm và đem lại hiệu quả cao. 
Vụ nuôi tôm đầu tiên của năm nay, gần như 100% tôm đã thả nuôi của xã Vinh Xuân 
đều bị chết, với tổng diện tích hơn 100 ha tôm mất trắng. Nguyên nhân là do dịch 
bệnh lây lan nhanh qua nguồn nước, nên tất cả các hộ đều thiệt hại. Thường thì các 
hộ nuôi dùng các loại kháng sinh có sẵn trên thị trường để phòng và trị bệnh cho 
tôm, nhưng 
hiệu quả không cao, hàng năm vẫn thua lỗ hàng chục tỉ đồng. 
Riêng gần 1 ha hồ tôm của gia đình ông Lê Đức Xuân vẫn cho năng suất cao, trừ chi 
phí lãi hơn 23 triệu đồng. Đến vụ 2, tình hình lặp lại tương tự. Điều này đã trở thành 
1 kỳ tích đối với các hộ cùng làm nghề. Chuyện lạ đó bắt đầu từ việc ông Xuân nảy 
sinh ý tưởng dùng tỏi để phòng bệnh cho tôm. Nói về sáng kiến của mình, ông Lê 
Đức Xuân cho biết: “Cái gì trong dân gian trị được cho người thì cũng có thể dùng 
được cho vật nuôi, xuất phát từ ý tưởng đó tôi nghiên cứu và bắt đầu bỏ không cho 
tôm ăn thuốc, vì thuốc có lợi trước mắt nhưng có hại về sau, mà tôi cho ăn tỏi. Thời 
gian tôi ở trong rừng mỗi lần bị cảm cúm đều ăn tỏi để trị cảm cúm, trị môi trường 
nước non, nên lần này tôi làm thử”. 
Khi tôm bị bệnh, gia đình ông Xuân đã thử làm thuốc kháng sinh bằng tỏi cho tôm 
ăn. Khâu chế biến cũng không phức tạp lắm, củ tỏi được bóc sạch vỏ, giã nhuyễn, 
đem chưng vàng với dầu thực vật, theo tỷ lệ: 1 kg tỏi cộng với 1 lít dầu ăn, rồi đem 
trộn với 15 kg thức ăn của tôm, để một thời gian nhất định cho hợp chất trên ngấm 
 SUU TAM: PHO VAN NGHI LOP NUOI TRONG THUY SAN K2
pho van nghi ntts k2 DH TAY DO
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
 - 36 - 
đều, sau đó cho tôm ăn cách quãng trong 5 bữa. Thường thì, chỉ cho tôm ăn thức ăn 
có trộn tỏi trong khoảng từ 7 đến 10 hôm, là tạm nghỉ với thời gian tương đương, sau 
đó lại tiếp tục. Cứ như thế, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, ông Xuân đã tự lập được 
pháp đồ phòng và trị bệnh cho tôm bằng tỏi. Phòng bệnh cho tôm bằng tỏi có chi phí 
thấp hơn nhiều so với dùng thuốc. 
Ông Lê Đức Xuân cho biết, bình quân trước đây 1 vụ, gia đình ông dùng thuốc bán 
sẵn trên thị trường chi phí từ 2 đến 3 triệu, vụ vừa rồi chỉ dùng tỏi, chi phí giảm còn 
khoảng 300.000 đồng. Rõ ràng tỏi đã tăng sức đề kháng cho tôm, nhưng dù như vậy 
thì cũng phải hết sức cẩn thận trong việc lấy nước vào, bởi nước ô nhiễm luôn mang 
theo nguồn bệnh, đó là kinh nghiệm của ông Xuân. 
Một số hộ cũng đã làm theo ông Xuân, nhưng do không kiên trì làm từ đầu đến cuối, 
lại chủ quan trong việc lấy nước, nên tôm vẫn dịch bệnh. Tuy nhiên, để bài thuốc 
trên của ông Xuân có thể sử dụng một cách phổ biến, các cơ quan chức năng tỉnh 
Thừa Thiên Huế cần quan tâm, nghiên cứu và kiểm chứng, bởi rất có thể từ ý tưởng 
của người nông dân này lại là giải pháp hữu hiệu cho tình trạng dịch bệnh tôm chết 
tràn lan như hiện nay. 
(Theo VTV) 
 BCT, 11/9/2005 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tạp chí KHCN TS, 7/2003 
www.VietLinh.com.vn 
Bệnh của tôm và biện pháp phòng trị, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 112 trang ,tiến sĩ 
Bùi Quang Tề 
Bệnh đầu vàng trên tôm sú,viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, tiến sĩ Bùi Quang 
Tề 
FAO. 2005. FISHSTAT Plus – Version 2.30 for 2003 statistics. 
FAO. 2007. Improving Penaeus monodon hatchery practices. Manual based on 
experience in India. FAO 
 SUU TAM: PHO VAN NGHI LOP NUOI TRONG THUY SAN K2
pho van nghi ntts k2 DH TAY DO
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

File đính kèm:

  • pdfkỷ thuật nuôi tôm sú.pdf
Bài giảng liên quan