Kỹ thuật trồng mía

A. Giới thiệu giống mía:

1. Giống mía chín sớm (10 tháng)

a) Giống mía VN 84-4137

- Thân trung bình, vỏ màu xanh vàng ẩn tím

- Năng suất khá, chử đường CCS đạt 10-11%

b) Giống mía VN 84-422

- Thân to trung bình, vỏ có màu xanh ẩn vàng.

- Năng suất khá, chử đường CCS đạt trên 12%.

pdf5 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật trồng mía, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
KỸ THUẬT TRỒNG MÍA 
A. Giới thiệu giống mía: 
1. Giống mía chín sớm (10 tháng) 
a) Giống mía VN 84-4137 
- Thân trung bình, vỏ màu xanh vàng ẩn tím 
- Năng suất khá, chử đường CCS đạt 10-11% 
b) Giống mía VN 84-422 
- Thân to trung bình, vỏ có màu xanh ẩn vàng. 
- Năng suất khá, chử đường CCS đạt trên 12%. 
2. Giống mía chín trung bình: (11-12 tháng) 
a) Giống mía ROC 10 
- Giống to trung bình, vỏ có màu vàng lục. 
- Năng suất cao, chử đường CCS đạt>10% 
b) Giống mía ROC 16 
- Thân to thẳng đứng, vỏ có màu xanh ẩn tím 
- Năng suất cao, chử đường CCS đạt 12-13% 
c) Giống mía Quế đường 11 
- Thân trung bình nhỏ, vỏ có màu tím mốc 
- Năng suất cao, chử đường khá. 
3. Giống mía chín muộn: (13-14 tháng) 
a) Giống mía R 570 
- Thân to, vỏ có màu xanh vàng, ít trỗ cờ 
- Năng suất cao, chử đường CCS đạt 10-11% 
b) Giống mía K 84-200 
- Thân to thẳng đứng, vỏ có màu xanh vàng 
- Năng suất cao, chử đường CCS đạt trên 10% 
- Các giống trên đều tái sinh mạnh và lưu gốc tốt. 
B. Kỹ thuật trồng 
I. Chuẩn bị đất: 
Cần làm vệ sinh ruộng mía để diệt trừ cỏ dại và các mầm mống sâu bệnh, mương 
liếp bằng phẳng thoát nước tốt mía sẽ cho năng suất cao đặc biệt là vụ mía gốc. 
II. Thời vụ trồng mía: 
- Vụ cuối mùa mưa: trồng từ tháng 11-12 dl. 
+ Thời gian sinh trưởng mía dài, cho năng suất cao và khắc phục nhược điểm 
mía trỗ cờ. 
+ Nhược điểm mía bị hạn giai đoạn sau. 
- Vụ đầu mùa mưa: trồng từ tháng 4-5 dl. 
+ Đất đủ ẩm, mía sinh trưởng và phát triển thuận lợi giai đoạn sau. 
+ Nhược điểm mía bị hạn giai đoạn đầu. 
+ Mía thường trỗ cờ, nên chọn giống ít hoặc không trỗ cờ. 
III. Trồng mía 
1. Chuẩn bị hom giống: 
Phải chọn hom tốt đạt các chỉ tiêu sau: 
+ Mỗi hom có 3 mắt mầm, mầm không quá dài. 
+ Hom đạt độ lớn cần thiết (tùy theo giống) 
+ Hom không mang mầm mống sâu bệnh quan trọng, không lẫn giống, 
sây sát hoặc quá già (nên chọn ruộng mía giống 6-7 tháng tuổi). 
+ Hom chuẩn bị xong đem trồng ngay là tốt nhất. 
Chỉ xử lý hoặc ngâm ủ trong trường hợp sau: 
+ Một số giống mía nẩy mầm chậm. 
+ Ở những vùng có mầm bệnh nấm quan trọng. 
- Cách xử lý hom giống: 
+ Ngâm trong nước sạch hoặc vôi 1% từ 8-24 giờ. 
+ Hoặc ngâm 5-15 phút một trong các dung dịch sau: 
o Sunfat đồng 1%: 1kg phèn xanh/100 lít nước 
o Rovral 2-4%: 200-400gr/100 lít nước 
o Benlat 2-4%: 200-400gr/100 lít nước 
3.Lượng hom giống: 
Tùy thuộc vào khoảng cách trồng: 
+ Khoảng cách hàng dưới 1 m: 38.000 hom 
+ Khoảng cách hàng 1-1,2m: 34.000-36.000 hom. 
2. Khoảng cách hàng và độ sâu trồng 
a. Khoảng cách hàng tùy thuộc vào điều kiện đất đai và chế độ canh tác: 
- Khoảng cách hàng từ 0,8-1m: cho vùng trồng mía-lúa hay mía một vụ. 
- Khoảng cách hàng từ 1-1,2m: cho vùng trồng mía chuyên canh. 
 b. Độ sâu tùy thuộc vào tầng đất canh tác: thường độ sâu từ 15-20 cm, rãnh rộng 
20-30 cm. 
3 Đặt hom: 
- Những kiểu đặt hom phổ biến: 
 + Đối với nền đất ẩm khi đặt hom 
nên ấn nhẹ cho lún xuống nửa 
thân hom để giữ ẩm cho mầm và 
rễ phát triển. 
+ Đối với nền đất khô đặt 
hom đến đâu lấp đất ngay đến đó 
không để phơi hom. Đất lấp có độ 
dày khoảng 3-5 cm để cố định hom và giữ ẩm. 
4. Bón phân: cho 1 ha mía (10.000 m2) 
+ Phân hữu cơ: 10-20 tấn/ha 
+ Vôi: 0,5-1 tấn/ha (khi đất có pH=4-5) 
+ Phân hóa học: 
 Mùa vụ N (kg) P205 (kg) K20 (kg) 
Mía tơ 175-200 90-120 150-200 
Mía gốc 200-230 100-135 170-230 
Quy ra dạng thương phẩm: 
Công thức 1 Công thức 2 
+ Urê : 380-435 kg Urê: 300-350 kg 
+ Super lân : 450-600 kg DAP : 200-250 kg 
+ Kali : 250 – 300 kg Kali : 250-300 kg 
 Cách bón: mía tơ 
- Bón toàn bộ vôi trước khi làm đất 
- Bón lót: toàn bộ phân hữu cơ, super lân hoặc ½ kg ADP và 1/3 kg kali. 
- Bón thúc 1 (1tháng sau khi trồng): bón ½ kg DAP còn lại, ½ kg Urê và 1/3 kg 
kali. 
- Bón thúc 2 (3 tháng sau khi trồng): bón ½ kg Urê và 1/3 kg kali còn lại. 
Có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh chuyên dùng cho mía do Cty Mía đường 
Cần Thơ sản xuất để bón cho mía đạt năng suất cao và ổn định. 
Phân do Cty sản xuất có hai loại: 
+ Loại bón lót: lượng bón 1.000 kg/ha 
+ Loại bón thúc: lượng bón 1.500 kg/ha. 
5. Chăm sóc cho mía: 
a) Trồng dặm: sau khi trồng 25-30 ngày nếu trên hàng có khoảng trống 50 cm 
trở lên thì bứng nơi trồng dày hoặc hom giâm sẵn dự phòng trồng dặm lại ngay. 
b) Làm cỏ: ở thời kỳ cây con, mía thường bị cỏ dại lấn át, cần phải tiến hành 
làm cỏ sớm. 
+ Đối với diện tích trồng ít nên làm thủ công lúc mía được 1-1,5 tháng. 
+ Đối với diện tích trồng nhiều nên sử dụng thuốc trừ cỏ lúc mới đặt 
hom. Có thể sử dụng Sencor 70 WP (0,75 kg/ha) hoặc Gesapax 500DD (4-5 
lít/ha). 
c) Vô chân: kết hợp với các lần bón phân làm cỏ. 
+ Lần 1: vun nhẹ vào gốc khi mía 7-8 lá (30-5 ngày) hoặc xới xáo để phá váng 
làm cho đất tơi xốp để giữ ẩm, mía ra rễ tốt. 
+ Lần 2: vun khi mía đẻ nhảy chồi rộ (60-70 ngày), bóc lá vun cao 10 cm 
khống chế chồi muộn. 
+ Lần 3: vun khi mía 3-4 lóng (100-120 ngày) lên vồng cao 20-25 cm kết hợp 
thúc phân lân 2. 
d) Tưới nước: mía là cây cần nước nhưng sợ úng. 
+ Nếu trồng đầu mùa khô, cần tưới giữ ẩm giai đoạn cây con để mía nhảy chồi 
tốt (sau đặt hom mía đến 1,5 tháng tuổi). 
+ Trồng đầu mùa mưa cần đào rãnh thoát nước để tránh bị thối hom. 
e) Đánh lá: có thể chia làm 2 lần đánh lá 
+ Lần 1: lúc mía được 3-3,5 tháng tuổi 
+ Lần 2: lúc mía được 6-7 tháng tuổi 
Chú ý: Đối với mía giống không cần đánh lá chỉ dọn sạch lá chân lúc vô chân. 
6. Phòng trừ sâu bệnh: 
Đây là một số giống mới kháng một số loại sâu bệnh quan trọng tương đối 
mạnh, chỉ lưu ý một số loại sâu đục thân, dế phá hoại ở giai đoạn cây con nên rãi 
Basudin 10H (10-15 kg/ha) theo rãnh lúc đặt hom hoặc vào ngọn mía ở giai đoạn 
nhảy chồi để hạn chế sâu đục thân ngọn mía. 
7. Thu hoạch: thu hoạch đúng thời gian chín của mía là tốt nhất (khoảng 11-12 tháng 
tuổi). 
+ Quan sát thân mía trở nên bóng sậm, ít phấn, lá khô nhiều. Đo độ ngọt ở gốc 
và ngọn không chênh lệch là thu hoạch được. 
+ Dùng dao thật bén chặt sát gốc tất cả các cây để sau ruộng tái sinh đều hơn. 
+ Thu hoạch đến đâu vận chuyển ép đường đến đó, để lâu quá 2 ngày lượng 
đường sẽ giảm. 
8. Vụ mía lưu gốc: 
Sau khi thu hoạch xong, dọn vệ sinh ruộng mía và xử lý mía gốc ngay. 
+ Dùng cuốc thật bén cuốc ngang phần trên cùng những cây chết khô, những 
mầm non chưa chặt chỉ để lại phần gốc cần thiết ở phía dưới có chứa từ 3-5 mầm ẩn 
là đủ. 
+ Ngoài ra có thể dùng cuốc xã hai bên gốc mía theo chiều dài hàng mía để 
làm đứt các rễ già và các hàng mía đâm ra ngoài để cho mía mọc thẳng đều sau đó 
bón phân, lấp đất lại. 
+ Khi mầm gốc mọc đều nên kiểm tra xem chỗ bị thưa hoặc chết thì trồng dặm 
lại cho đủ mật độ. 
+ Sau đó tiến hành các bước còn lại như vụ trồng mía tơ. Lượng phân bón có 
thể tăng thêm 15%. Mía vụ gốc có thể tiết kiệm 30% chi phí và năng suất tăng 15-
20% so với vụ mía tơ. 
Đơn vị thực hiện: TT Khuyến nông Cần Thơ 
PHÒNG TRỪ BỆNH THỐI ĐEN RUỘT MÍA 
Bệnh thối đen ruột mía xảy ra ở hầu khắp các vùng trồng mía của nớc ta. Bệnh 
hại chủ yếu ở thời kỳ trồng hom, mía con làm chết hom, tỉ lệ nảy mầm giảm sút, mầm 
mía bị chết hoặc mọc yếu ớt. Bệnh hại ở thời kỳ cây sắp thu hoạch làm thối đen ruột 
mía. 
Triệu chứng: 
Ở hom giống, triệu chứng đầu tiên là trên đầu hom cắt có mầu hòng nhạt rồi xuất 
hiện vết đen, sau đó mọc ra lớp nấm mốc đen nh than. ở trên thân, ruột mía có màu 
đen và mùi dứa thối, lâu ngày ruột bệnh chỉ còn trơ lại xơ đen. 
Đặc điểm bệnh: 
Trên vết bệnh thối đen ở ruột thân mía mọc ra lớp nấm đen là giai đoạn sinh sản 
bào tử phân sinh và bào tử hậu gây bệnh. Nấm có tính ký sinh yếu nên chỉ xâm nhập 
qua vết thơng và sinh trởng thích hợp nhất ở 28oC. Mía nảy mầm nhanh có thể tránh 
đợc bệnh, do đó bệnh nhẹ hơn so với mía nảy mầm chậm. Giống mía và hom giống 
tốt có sức nảy mầm mạnh và tốc độ nảy mầm nhanh là giống ít bệnh hơn. Những 
ruộng trồng mía liên tiếp để mía gốc lâu năm, đất thịt bị bí nớc, hom trồng vào lúc 
gặp nhiệt độ thấp, mầm mía mọc chậm, yếu sẽ bị bệnh nặng hơn. Sau khi thu hoạch 
mía, nếu xếp đống chặt, bị ẩm ớt, đọng nớc ma bệnh sẽ rất dễ lây lan, làm giảm phẩm 
chất mía chế biến. Nguồn bệnh chủ yếu là dạng sợi nấm và bào tử hậu tồn tại trong 
mô cây bệnh và ở đất, có thể sống tới 4 năm, khi gặp điều kiện thích hợp sẽ xâm nhập 
và gây bệnh. Hom giống là nguồn bệnh chính ban đầu. Nấm bệnh này còn hại cả trên 
cây dứa và chuối tiêu,... 
Biện pháp phòng trừ: 
Chọn hom giống khỏe, không bị bệnh để trồng. Xử lý hom giống trớc khi trồng 
bằng cách ngâm vào nớc vôi 2-3% trong 12-14 giờ. Khi cất trữ hom giống có thể lấy 
vôi tôi đặc bôi vào đầu chỗ cắt hom giống (1kg vôi sống hòa 2 lít nớc khuấy đều rồi 
cho thêm một ít nớc vào sẽ đợc nớc vôi đặc). Cũng có thể xử lý hom giống bằng cách 
nhúng nhanh vào dung dịch Boóc đô. Cần trồng mía, trên đất cao, thoát nớc, vun 
luống cao, đặc biệt cần trồng đúng thời vụ, nên trồng vào lúc nhiệt độ đất từ 21oC trở 
lên để mía mọc mầm nhanh, sinh trởng mạnh, bệnh khó phát sinh. Nếu trồng mía trên 
đất thịt nặng, bí, thoát nớc kém thì cần tăng cờng tiêu úng, nhất là trong thời kỳ mầm 
non và cây con. Khi xuất hiện bệnh cần kịp thời nhổ bỏ mầm non bị bệnh đem đốt và 
lấy vôi bột rắc vào chỗ cây bệnh đã nhổ. Làm vệ sinh vờn mía, tiêu hủy tàn d trên đất 
sau khi thu hoạch. 
Đơn vị thực hiện: Báo Nông thôn ngày nay 

File đính kèm:

  • pdfTT.M.01_Ky-thuat-trong-mia.pdf