Lý luận chung về chương trình Kỹ năng sống

KHÁI NIỆM “KỸ NĂNG SỐNG” CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI (WHO)

•Kỹ xảo sống: Năng lực hành vi tích cực và thích nghi, giúp nhân cách tương tác cân bằng với cuộc sống thường nhật.

•Ý tưởng về sự thay đổi hành vi trên được đặt cơ sở trên thuyết “Học từ xã hội” của A. Bandura và “Hành vi lệch lạc” của R. Jessor.

 

ppt24 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lý luận chung về chương trình Kỹ năng sống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
KỸ NĂNG SỐNGTS. TRƯƠNG THỊ XUÂN HUỆTS. NGUYỄN MINH ANHLÝ LUẬN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNHKỸ NĂNG SỐNGTS. TRƯƠNG THỊ XUÂN HUỆTS. NGUYỄN MINH ANHHOẠT ĐỘNG NHÓMBạn hiểu thế nào là “kỹ năng sống?KHÁI NIỆM “KỸ NĂNG SỐNG” CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI (WHO)Kỹ xảo sống: Năng lực hành vi tích cực và thích nghi, giúp nhân cách tương tác cân bằng với cuộc sống thường nhật.Ý tưởng về sự thay đổi hành vi trên được đặt cơ sở trên thuyết “Học từ xã hội” của A. Bandura và “Hành vi lệch lạc” của R. Jessor.THUYẾT “HỌC TỪ XÃ HỘI” CỦA ALBERT BANDURACon người học bằng cách quan sát và mô hình hóa hành vi của người khác và bằng cách được dạy kỹ xảo. Hai cách này mang lại cho con người sự tự tin để thực hiện hành vi. Điều kiện này A. Bandura gọi là Self-efficacy (tự bảo đảm, tự lo) – năng lực khắc phục bất kỳ trở ngại nào khi thực hiện hành vi cụ thể.Ví dụ: Rèn kỹ xảo từ chối chất gây nghiện mang lại cho trẻ sự tự tin khi gặp tình huống thực trong cuộc sống, khi bị người khác dụ dỗ.Self-efficacy: Hình dung của con người về khả năng hành động theo một cách nhất định của bản thân, niềm tin vào hiệu quả của việc sử dụng các kỹ xảo hành vi cụ thể Đây là cơ chế nhận thức của việc lựa chọn và hình thành hành vi  Đặt nền móng cho việc hình thành cuộc sống lành mạnh và phòng tránh thói quen bệnh hoạnTHUYẾT “HÀNH VI LỆCH LẠC” CỦA RICHARD JESSORKhông chỉ có các yếu tố tâm lý – xã hội ảnh hưởng đến hành vi, mà còn có các yếu tố sinh lý và môi trường.Hành vi lệch lạc thực hiện một số chức năng thiết yếu đối với tuổi mới lớn. Đó là cách để tuổi mới lớn quên đi thất bại. Ví dụ: nếu trẻ học kém, hành vi lệch lạc là cách để làm cho người khác chú ý đến mình, và đây là cách mà trẻ đạt được một “địa vị” xã hội. Điều này Lev Vygotsky đã đề cập khi phân tích hành vi của trẻ CPTTT.THUYẾT “ẢNH HƯỞNG TỪ XÃ HỘI” CỦA PHILIP ZIMBARDOChỉ ra ảnh hưởng tiêu cực của các nhóm xã hội trong việc hình thành cuộc sống thiếu lành mạnh và hành vi băng hoại.Thuyết này đề xuất những chương trình hành động thiết thực để phòng chống tệ nạn xã hội.THUYẾT “PHÁT TRIỂN TÂM LÝ XÃ HỘI” CỦA ERIK ERIKSONQuan điểm về “Sự thuần thục tâm lý – xã hội” (Psycho-social Competence) có thể được dùng để xác định và phát triển kỹ xảo sống cho từng lứa tuổiQuan điểm “Buộc phải phát triển” được xác định rõ trong từng thời kỳ phát triển, cho phép xác định những kỹ xảo cụ thể cho từng lứa tuổi“KỸ NĂNG SỐNG” HAY “KỸ XẢO SỐNG”?Kỹ năng: Hành động đã được ý thức (biết là gồm những gì, thực hiện như thế nào)Kỹ xảo: Hành động đã được tự động hóaB. Spranger – người thành lập tổ chức Life Skills International (thành lập năm 1991, chuyên xây dựng và phổ biến các chương trình kỹ xảo sống trên thế giới) – cho rằng, dạy kỹ xảo sống có nghĩa là “bằng việc trẻ tương tác với nhau và với người lớn, chúng ta dạy cho trẻ kiến thức và kỹ năng hình thành hành vi, hành vi này cho phép trẻ ý thức trách nhiệm với cuộc sống của chính mình, có quyết định sống đúng đắn, biết cách chống lại ảnh hưởng tiêu cực và giảm thiểu những hành vi độc hại.Điểm đặc trưng của việc dạy kỹ xảo sống là tính dự phòng. Nó không hướng tới việc sửa hành vi lệch lạc, mà là phòng chống sự lệch lạc đó. Vì vậy, việc dạy kỹ xảo sống phải được thực hiện trong bối cảnh giáo dục phổ thông. PHƯƠNG PHÁP DẠY KỸ XẢO SỐNGKích thích hướng ngoại (thâm nhập thực tế)Tạo quan hệ tích cực với trẻ (tin vào trẻ và hướng vào bản thân trẻ)Có 2 nhóm phương pháp:Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm và kích thích sự tham gia tích cực của trẻ.Phương pháp dạy học với sự tham gia của cá nhân nhằm hình thành kỹ năng và tương tác lẫn nhau trong các quan hệPHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓMTăng cường tri giác bản thân và người khácKhuyến khích hợp tác, không cạnh tranhBảo đảm cơ hội bộc lộ khả năng của từng trẻ, GV thừa nhận và đánh giá cao sự đóng góp của từng trẻTạo điều kiện cho trẻ hiểu nhau và thắt chặt mối quan hệ giữa chúng với nhauKhuyến khích kỹ năng lắng nghe và truyền thông (chia sẻ thông tin)Khuyến khích cá thể, nhu cầu cá nhân và sự hiểu biết lẫn nhau trong nhómKhuyến khích cái mới và sự sáng tạoPHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VỚI SỰ THAM GIA CỦA CÁ NHÂNThảo luận nhómCông nãoTrình diễn và thực hành dưới sự hướng dẫn của người khởi xướngTrò chơi sắm vaiLàm việc theo nhóm nhỏTrò chơi học tập và mô phỏng/mô hình hóaTình huống cụ thểKể chuyệnTranh luậnLuyện tập kỹ năng theo nội dung cụ thể với các thành viên mớiHoạt động sân khấu hóa: hát múa, đóng kịch, nhảy, trình diễn nghệ thuậtVẽ sơ đồ quyết định và cây vấn đề (sơ đồ nhánh cây)PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓMChuẩn bị nơi sẽ diễn ra thảo luậnXác định mục đích và trình tự thảo luậnĐặt ra các câu hỏi mấu chốtĐiều khiển thảo luận theo tiến trình đã dự kiếnPHƯƠNG PHÁP CÔNG NÃOXác định thủ lĩnh của đợt công não và phiếu công nãoKhai triển các câu hỏi hoặc vấn đề để xin ý tưởngCác thành viên đề xuất ý tưởng vào phiếuKhông thảo luận về các ý tưởng ngay sau khi ý tưởng được đề xuấtViết lại toàn bộ các ý tưởng sao cho mọi thành viên đều nhìn thấyPhân tích, bổ sung và phân loại ý tưởng theo các tiêu chí nhất địnhPHƯƠNG PHÁP SẮM VAIMô tả tình huống sắm vaiPhân vaiSoạn lời thoại cơ bản theo vaiĐóng vaiThảo luận những vấn đề đã xảy ra trong quá trình sắm vaiPHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓMThông báo mục đích thảo luận và thời lượng cho phépLập nhóm nhỏXếp chỗ ngồi sao cho các thành viên lắng nghe nhau một cách tốt nhấtGhi biên bảnĐọc biên bản và rút ra kết luận cơ bảnPHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI VÀ MÔ PHỎNGTrò chơi: thông báo đây là trò chơi, không nên coi trọng việc thắng thuaMô phỏng: thông báo đây là bài tập ngắn và sẽ thảo luận ngayTrò chơi xảy ra theo tiến trình nhất định, với những quy định, hành động nhất định để mọi người có cùng cảm giácPHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG CỤ THỂĐưa ra các câu hỏi kích thích tư duy phê phán và thảo luậnNgười điều khiển lựa chọn thời điểm then chốt để đặt câu hỏi rộng hơnDành thời gian cần thiết cho tư duy phê phán và sáng tạo phát triểnGV là người hướng dẫn, trợ giúp chứ không phải là nguồn thông tin duy nhấtPHƯƠNG PHÁP TRANH LUẬNNgười học lựa chọn quan điểm của mình trong việc giải quyết vấn đềNếu tất cả người học có cùng quan điểm thì đề nghị một số người tình nguyện chọn quan điểm đối lậpDành thời lượng nhất định để người học tìm hiểu vấn đề, đề tàiNgười học trình bày quan điểm của mìnhCho các phe đối lập trình bày sự ngưỡng mộ của mình với nhauKiểm soát để cuộc tranh luận không lạc đềCHƯƠNG TRÌNHKỸ XẢO SỐNG CHO MẪU GIÁO VÀ TIỂU HỌCTS. TRƯƠNG THỊ XUÂN HUỆTS. NGUYỄN MINH ANHCHƯƠNG TRÌNH GỒM 3 THÀNH PHẦN (CHO MỌI LỨA TUỔI)Kỹ năng truyền thông và thông tin đại chúng (Kỹ năng thu thập kiến thức)Kỹ năng tư duy phê phán và ra quyết địnhKỹ năng quản lý bản thân (bày tỏ cảm xúc và giải tỏa căng thẳng)Nhiệm vụ giáo dục trẻ mầm nonKiến thức (truyền thông và giao tiếp liên nhân cách)Thái độ (tư duy phê phán và ra quyết định)Kỹ năng (tự kiểm soát, khắc phục khó khăn)Trẻ cần biết:Hút thuốc một thời gian sau sẽ nguy hiểmƯu thế của việc sử dụng thức ăn giàu năng lượng khác nhau, hoặc ăn kiêng hợp lý. Nơi cung cấp các loại thực phẩmHành vi bạo lực dễ bị nhiễm và nên tránh xa Con đường không lây nhiễm và các bệnh truyền nhiễmTrẻ cần biết thể hiện:Tỏ thái độ kính trọng bản thân và người khácVai trò của giới tính và sự khác biệt tính dụcTin tưởng vào tương lai tươi sángĐồng cảm với người khácHiểu về trách nhiệm đối với bản thân và người khácMong muốn duy trì quan hệ, giá trị và lòng kính trọngHiểu các hành vi thích ứng với tình huống và chuẩn mực xã hộiủng hộ sự bình đẳng, thừa nhận quyền con người và lòng trung thựcTrẻ có thể:Thể hiện các phương pháp thiết thực và hữu dụng trong chế ngự cảm xúc và khắc phục stressThể hiện các kỹ năng giao tiếp lành mạnh với mọi người*Nhiệm vụ giáo dục học sinh cấp 1Kiến thức (truyền thông, GT liên NC)Thái độ (tư duy phê phán và ra quyết định)Kỹ năng (tự kiểm soát và khắc phục khó khăn)Học sinh biết:Một số thay đổi của cơ thể khi dậy thì. Đó là những dấu hiệu bình thường và khỏe mạnh ở trẻ.Cách phòng chống bệnh truyền nhiễm và nhiễm độc nếu dùng thức ăn và nguồn nước độc hại, dùng chất gây nghiện.Tìm thực phẩm an toàn ở địa phươngHọc sinh biết tỏ thái độ:Gắn bó với các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ, hành vi. Hiểu được giá trị và chuẩn mực của bản thân.Xem tính dục như những đặc điểm bình thường và lành mạnh trong cuộc sống. Thái độ đúng mực đ/v sự biến đổi về thể xác khi dậy thì.Kiên quyết từ chối những thói quen có hại cho sức khỏeChịu trách nhiệm về hành vi của mình. Tôn trọng sự hiểu biết, thái độ, niềm tin của bạn bè, xã hội và của bản thân.Quan tâm đến những vấn đề XH có thể ảnh hưởng đến tư tưởng của bản thân, gia đình, xã hội. Quan tâm và động viên những người cần sự giúp đỡ của cộng đồng.Học sinh có thể:Đưa thông tin về bệnh truyền nhiễm, tác hại của chất kích thích và thực phẩm không an toàn đến gia đình, bạn bè và cộng đồngTự giác ngộ và điều chỉnh trước ảnh hưởng của bạn bè đối với hệ thống giá trị của bản thânSử dụng kỹ năng tư duy phân tích trong các tình huống phức tạp và ảnh hưởng trái chiều của nóDùng kỹ năng ra quyết định để xác định những q.định của bản thân trước những tác hại của những v.đề mà tuổi trẻ mắc phảiDùng kỹ năng thương lượng để khắc phục những lôi kéo của bạn bè trong việc dùng chất kích thích và tình dục*Nhóm 1: chọn các phương pháp nhằm phát triển kỹ năng tiếp nhận thông tin và phổ biến thông tin về sự độc hại của chất kích thích ở trẻ MG. (kỹ năng truyền thông) (nhóm 4: làm giáo cụ và tập dạy) Nhóm 2: chọn các phương pháp nhằm phát triển kỹ năng tập hợp các thông tin về thái độ đối với chất kích thíchở trẻ MG.(kỹ năng tư duy phê phán) (nhóm 5: làm giáo cụ và tập dạy)  Nhóm 3: chọn các phương pháp nhằm phát triển kỹ năng giữ trạng thái khỏe mạnh vui vẻ và tránh mệt mỏi do chất kích thíchgây ra ở trẻ MG.(kỹ năng quản lý bản thân) (nhóm 6: làm giáo cụ và tập dạy)*

File đính kèm:

  • pptKY NANG SONG - BAI GIANG.ppt
Bài giảng liên quan