Lý luận chung về công nghiệp

Khái niệm công nghiệp

Công nghiệp và ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, một bộ phận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội.

Công nghiệp bao gồm ba loại hoạt động chủ yếu:

• Khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thuỷ.

• Sản xuất và chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác và của nông nghiệp thành nhiều loại sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau của xã hội.

• Khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và sinh hoạt.

Từ khái niệm trên ta thấy: công nghiệp là một ngành kinh tế to lớn thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất bao gồm một hệ thống các ngành sản xuất chuyên môn hoá hẹp, mỗi ngành sản xuất chuyên môn hoá hẹp đó lại bao gồm nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc nhiều hình thức khác nhau.

 

doc4 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 790 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lý luận chung về công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Lý luận chung về công nghiệp 
12214
Tác giả 
Nguyễn Thị Kim Phượng 
Khái niệm công nghiệp
Công nghiệp và ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, một bộ phận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội. 
Công nghiệp bao gồm ba loại hoạt động chủ yếu:
Khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thuỷ. 
Sản xuất và chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác và của nông nghiệp thành nhiều loại sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau của xã hội. 
Khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và sinh hoạt. 
Từ khái niệm trên ta thấy: công nghiệp là một ngành kinh tế to lớn thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất bao gồm một hệ thống các ngành sản xuất chuyên môn hoá hẹp, mỗi ngành sản xuất chuyên môn hoá hẹp đó lại bao gồm nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc nhiều hình thức khác nhau.
Vai trò công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
Công nghiệp là một trong nhưng ngành sản xuất vất chất có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quôc dân, vi trí đó xuất phát từ các lí do chủ yếu sau.
Công nghiệp là một bộ phận hợp thành cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, do những đặc điểm vốn có của nó. Trong quá trình phát triển nền kinh tế lên sản xuất lớn , công nghiệp phát triển từ vị trí thứ yếu trở thành ngành có vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế đó. 
Công nghiệp là ngành khai thác tài nguyên và tiếp tục chế biến các loại khoáng sản động thực vật thành các sản phẩm trung gian để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. 
Sự phát triển của công nghiệp là một yếu tố có tính quyết định để thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vậy vai trò chủ đạo của công nghiệp trong quá trình phát triển nền kinh tế lên nền sản xuất lớn là một tất yếu khách quan.Tính tất yếu khách quan đó xuất phát từ bản chất những đặc điểm vốn có của công nghiệp.Công nghiệp có vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa bởi trong quá trình phát triển nền kinh tế , công nghiệp là ngành có khả năng tạo ra động lực là định hướng sự phát triển các ngành kinh tế khác lên nền sản xuất lớn. 
Công nghiệp có những điều kiện tăng nhanh tốc độ phát triển khoa học công nghệ , ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ đó vào sản xuất, có khả năng và điều kiện sản xuất hoàn thiện. Nhờ động lưc đó sản xuất công nghiệp phát triển nhanh hơn các ngành kinh tế khác. do quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ và tính chất phát triển của lực lượng sản xuất.
Thực tế ta đã thấy ngành công nghiệp là một ngành kinh tế sản xuất vật chất rất quan trọng trong cơ cấu ngành của nền kinh tế quốc dân .Do đặc thù của sản xuất công nghiệp, là ngành duy nhất tạo ra sản phẩm làm chức năng là tu liệu lao động trong các ngành kinh tế từ đó mà công nghiệp có vai trò quyết định trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào , xây dựng cơ sở vật chất cho toàn bộ các ngành kinh tế quốc dân, ngoài ra công nghiệp còn có vai trò quan trọng góp phần vào việc giải quyết các nhiệm vụ có tính chiến lược của nền kinh tế i như tạo việc làm cho lực lượng lao động, xoá bỏ cách biệt giữa thành thị và nông thôn ,giữa miền xuôi với miền núi.vv
Trong quá trình phát triển nền kinh tế , hiện nay đảng ta có chủ trương (coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu) giải quyết về cơ bản lương thực, cung cấp nguyên liệu, để phát triển công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, hàng hoá nhằm tạo ra những tiền đề để thực hiện công nghiệp hoá. để thực hiện được những nhiệm vụ cơ bản đó, công nghiệp có vai trò quan trọng cung cấp các yếu tố đầu vào , bằng những công nghệ ngày càng hiện đại để phát triển nông nghiệp, gắn công nghiệp chế biến với nông nghiệp, phát triển công nghiệp nông thôn, đưa nông nghiệp lên nền sản xuất hàng hoá.
Đặc trưng của sản xuất công nghiệp
Nếu xét trên góc độ tổng hợp các mối quan hệ của con người trong hoạt động sản xuất thì quá trình sản xuất là sự tổng hợp của hai mặt: mặt kĩ thuật của sản xuất và mặt kinh tế xã hội của sản xuất. Trong lĩnh vực sản xuất vật chất của xã hội, do sự phân công lao động xã hội nền kinh tế chia thành nhiều ngành kinh tế như nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng. Song xét trên phương diện tính chất tương tự của công nghệ sản xuất, có thể coi dó là tổng thể của hai ngành cơ bản: nông nghiệp và công nghiệp còn các ngành khác có thể là các dạng đặc thù của hai ngành :
Từ ý nghĩa đó, cần xem xét các đặc trưng của sản xuất công nghiệp khác với sản xuất nông nghiệp trên cả hai mặt: mặt kĩ thuật của sản xuất và mặt kinh tế xã hội của sản xuất.
Các đặc trưng về mặt kĩ thuật sản xuất của công nghiệp được thể hiện ở các khía cạnh chủ yếu sau.
Đặc trưng về công nghệ sản xuất, trong công nghiệp chủ yếu là quá trình tác động trực tiếp bằng phương pháp cơ lý hoá của con người, làm thay đổi các đối tượng lao động thành những sản phẩm thích ứng với nhu cầu của con người. Trong khi đó sản xuất nông nghiệp lại bằng phương pháp sinh học là chủ yếu do đó nghiên cứu đặc trưng về công nghệ sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tổ chức sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ thích ứng với mỗi ngành, trong công nghiệp hiện nay, phương pháp sinh học cũng được ứng dụng rộng rãi đặc biệt là công nghiệp thực phẩm.
Đặc trưng và sự biến đổi của các đối tượng lao động sau mỗi chu kì sản xuất của quá trình sản xuất công nghiệp sau: Các đối tượng lao động của quá trình sản xuất công nghiệp sau mỗi chu kì sản xuất được thay đổi hoàn toàn về chất từ công dụng cụ thể này chuyển sang các sản phẩm có công dụng cụ thể hoàn toàn khác, nghiên cứu đặc trưng này của sản xuất công nghiệp có ý nghĩa thực tiễn rất thiết thực trong việc khai thác và sử dụng nguyên liệu.
Vậy sản xuất công nghiệp là hoạt động sản xuất duy nhất tạo ra những sản phẩm thực hiện chức năng là các tư liệu lao động trong các ngành kinh tế. Đặc trưng này cho thấy vị trí chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân là một tất yếu khách quan, xuất phát từ bản chất của quá trình sản xuất đó.
Đặc trưng kinh tế xã hội của sản xuất
Trong quá trình phát triển , công nghiệp luôn luôn là ngành có điều kiện phát triển về kỹ thuật, lực lượng sản xuất phát triển nhanh ở trình độ cao, nhờ đó mà quan hệ sản xuất có tính tiên tiến hơn. Nghiên cứu các đặc trưng về mặt kinh tế, xã hội của sản xuất công nghiệp có ý nghĩa thiết thực trong tổ chức sản xuất, trong việc phát huy vai trò chủ đạo của công nghiệp đối với các ngành kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia.
Vai trò của khoa học công nghệ đối với phát triển công nghiệp 
Công nghệ là yếu tố cơ bản của sự phát triển. Tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới công nghệ là động lực của phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành. Đổi mới công nghệ sẽ thúc đẩy sự hình thành và phát triển các ngành mới đại diện cho tiến bộ khoa học - công nghệ. Dưới tác động của đổi mới công nghệ, cơ cấu ngành sẽ đa dạng và phong phú, phức tạp hơn; các ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ cao sẽ phát triển nhanh hơn so với các ngành truyền thống hao tốn nhiều nguyên liệu, năng lượng... Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên liệu... Nhờ vậy, sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới công nghệ sẽ giải quyết được các nhiệm vụ bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện sống và làm việc, giảm lao động nặng nhọc, độc hại, biến đổi cơ cấu lao động theo hướng: nâng cao tỷ trọng lao động chất xám, lao động có kỹ thuật, giảm lao động phổ thông, lao động giản đơn.
Tiến bộ khoa học - công nghệ thúc đẩy sự phát triển phân công lao động xã hội. ở mỗi trình độ công nghệ có những hình thức và mức độ phân công lao động thích ứng. Đồng thời, sự phân công lao động xã hội hợp lý lại là môi trường thuận lợi thúc đẩy tiến bộ khoa học - công nghệ phát triển. Phân công lại lao động là tác nhân trực tiếp của sự hình thành công nghiệp và sự phân hoá nội bộ công nghiệp thành những phân hệ khác nhau. Bởi vậy, trình độ tiến bộ khoa học - công nghệ càng cao, phân công lao động xã hội càng sâu sắc, sự phân hoá công nghiệp diễn ra càng mạnh và cơ cấu công nghiệp càng phức tạp.
Việc thực hiện các nội dung của tiến bộ khoa học - công nghệ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội đòi hỏi phải phát triển mạnh một số ngành công nghiệp. Nói cách khác, sự phát triển một số ngành công nghiệp then chốt, trọng điểm là điều kiện vật chất thiết yếu để thực hiện mạnh mẽ và có hiệu quả các nội dung của tiến bộ khoa học - công nghệ. Chẳng hạn, việc thực hiện điện khí hoá phụ thuộc trực tiếp vào sự phát triển ngành công nghiệp điện và mạng lưới truyền tải điện.
Tiến bộ khoa học - công nghệ không những chỉ tạo ra những khả năng sản xuất mới, đẩy nhanh nhịp độ phát triển một số ngành, làm tăng tỷ trọng của chúng trong cơ cấu công nghiệp, mà còn tạo ra những nhu cầu mới. Chính những nhu cầu mới này đòi hỏi sự ra đời và phát triển mạnh một số ngành. Những ngành này được coi là đại diện của công nghệ tiên tiến, tuy là những ngành non trẻ, nhưng là sự khởi đầu của kỷ nguyên (hoặc thế hệ) công nghệ mới, nên có triển vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Tiến bộ khoa học - công nghệ hạn chế ảnh hưởng của tự nhiên, cho phép phát triển công nghiệp ngay cả khi những điều kiện tự nhiên không thuận lợi. Chẳng hạn, sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hoá dầu sẽ tạo ra những loại nguyên liệu phong phú, bổ sung cho nguồn nguyên liệu tự nhiên, thậm chí trong nhiều trường hợp; có thể thay thế được nguyên liệu tự nhiên.

File đính kèm:

  • docLý luận chung về công nghiệp.doc