Mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn THCS

ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN THCS

 I. Một số khái niệm cơ bản về đánh giá

 II. Thực trạng đánh giá kết quả học tập môn NV

III. Định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá

IV. Một số hình thức kiểm tra, đánh giá

 V. Quy trình xây dựng đề kiểm tra

 

ppt28 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 đạt được. Chuẩn đánh giá thường được xây dựng trên những mục tiêu cần đạt về kiến thức kĩ năng và có khi là cả thái độ xác định cho mỗi nội dung học tập của môn học. *Tinh thần chung là đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng toàn diện hơn, đa dạng hơn, tăng cường hơn tính chính xác và khách quan. Thể hiện: - Sự thay đổi cách ra đề tự luận: đề và đáp án có tính chất mở, đề có nhiều câu hỏi. -Việc sử dụng các hình thức trắc nghiệm trong KT. - Quan niệm về kiểm tra bài cũ: linh hoạt về cách thức và thời điểm.II.THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ KQHT MÔN NV* Những bất cập: + Mức độ đánh giá có tính chất đồng nhất, không phân hoá được học sinh nên khó đánh giá được năng lực học tập của học sinh, dễ tạo điều kiện cho học sinh quay cóp, chép bài, sử dụng phao thi, bài mẫu + Một số hình thức kiểm tra mang tính hình thức + Tâm lý coi trọng điểm số ở cả người học và người dạy + Giáo viên ít dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và năng lực Ngữ văn khác khi xây dựng một đề kiểm tra. + Đa số giáo viên chưa được bồi dưỡng nhiều về kĩ thuật ra đề kiểm tra (xây dựng ma trận, các kiểu câu hỏi) + Cơ sở vật chất còn nhiều bất cập: số lượng học sinh đông, điều kiện in sao đề + Tỉ lệ giữa câu hỏi TN và câu hỏi tự luận chưa hợp líIII.ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KQHT MÔN NGỮ VĂN:1/Mục đích chính của đánh giá: nâng cao chất lượng học tập của học sinh Đánh giá thường xuyên để: - Hướng dẫn học sinh học tập - Hướng dẫn giáo viên giảng dạy. - Giám sát và nâng cao chất lượng trường học. Nếu chỉ đánh giá với mục đích kiểm tra và chấm điểm thì không thể nâng cao được chất lượng học tập của học sinh2.Định hướng đổi mới đánh giá KQHT môn NV. 2.1. Cần bám sát mục tiêu môn học từ đó đề ra các chuẩn kiến thức, kỹ năng , thái độ cần đánh giá 2.2. Cần căn cứ trên những đổi mới về nội dung chương trình và SGK ngữ văn THCS. 2.3. Coi trọng sự đánh giá toàn diện về các mặt kiến thức,kỹ năng ,thái độ dựa trên kết quả thực hành vận dụng 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. 2.4. Dựa trên quan điểm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. 2.5. Cần đa dạng hoá các hình thức kiểm tra. 2.6. Chú trọng tính phân hoá trong khi kiểm tra. IV. MỘT SỐ HÌNH THỨCVÀ KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ: 1.Vận dụng quan sát 2.Vận dụng vấn đáp 3.Vận dụng kiểm tra viết a.Kiểm tra tự luận b.Kiểm tra trắc nghiệm khách quan. c.Kiểm tra kết hợp giữa TNKQ và TLV. QUY TRÌNH XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA: Bước 1: Xây dựng kế hoach kiểm tra và ra đề kiểm tra đánh giá. a. Xác định mục đích yêu cầu kiểm tra, đánh giá b. Xác định mục tiêu dạy họcVD:Khung mục tiêu kiểm tra phần thơ hiện đại(NV 9)Học thuộc lòng các bài thơ.2. Nhớ được một số nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.3. Hiểu được nội dung biểu đạt của bài thơ.4. Phát hiện ra các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, đặc sắc về ngôn ngữ.5. Nhận ra các tình cảm, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình.6. Nhận ra ý nghĩa tư tưởng của hình tượng thơ.7. Biết so sánh để nhận ra nét đặc sắc của mỗi bài.8. Biết khái quát những đặt điểm cơ bản của thơ hiện đại Việt Nam.9. Biết cách đọc- hiểu một tác phẩm thơ hiện đại.10.Biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình.V. QUY TRÌNH XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA:Bước 2: Xây dựng các tiêu chí kĩ thuật ra đề kiểm tra (thiết lập ma trận/bảng đặc trưng hai chiều) Mức độ tư duyNội dung Kiến thứcNhận biếtThông hiểuVận dụngThấpCaoTNTLTNTLTNTLTNTL Hàng dọc: Nội dung kiến thức/ chương trình được đánh giá Hàng ngang: Các cấp độ tư duy cần đánh giá10 bước xây dựng tiêu chí ra đề kiểm tra (ma trận) 1. Liệt kê các nội dung cần kiểm tra 2. Viết các chuẩn chương trình cần kiểm tra ứng với mỗi cấp độ tư duy. 3. Tính % của tổng điểm của mỗi nội dung 4. Quyết định tổng điểm của bài kiểm tra 5. Tính toán số điểm với mỗi nội dung chính 6. Quyết định tỷ lệ % điểm số của các nội dung với mỗi chuẩn 7. Tính toán số lượng điểm số cần thiết cho mỗi chuẩn 8. Tính toán số lượng điểm số của mỗi cấp độ tư duy 9. Tính tỉ lệ % của điểm số cho mỗi cấp độ tư duy 10. Đánh giá tiêu chí kĩ thuật do mình xây dựng để xác định liệu chúng có đúng như mong muốn. Chỉnh sửa nếu cần thiết.V. QUY TRÌNH XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA: Bước 3: Viết câu hỏi theo các tiêu chí và các phương án trả lời (ma trận) a. Xác định ngữ liệu b. Viết các câu hỏi c. Xây dựng đáp án và biểu điểmV. QUY TRÌNH XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA: Bước 4: Kiểm tra thử nghiệm các câu hỏi Giáo viên phải kiểm tra các câu hỏi xem có đạt yêu cầu hay không, có thoả mãn các tiêu chí của một câu hỏi trong đề kiểm tra được thiết kế theo ma trận hay không theo 2 bảng tiêu chí đánh giá sau: Bảng1 . Các tiêu chí xem xét chất lượng của câu hỏi có nhiều lựa chọn Hãy đặt ra các câu hỏi dưới đây đối với mỗi câu hỏi mà anh/chị biên soạn. Nếu một hoặc một số câu hỏi có câu trả lời là “không”, hãy xem xét lại chất lượng của câu hỏi mà anh/chị biên soạn. 1. Câu hỏi có đánh giá những nội dung quan trọng của mục tiêu chương trình giảng dạy hay không? 2. Câu hỏi có phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày, trọng tâm cần nhấn mạnh và số điểm hay không? 3. Câu dẫn có đặt ra câu hỏi trực tiếp hay một vấn đề cụ thể hay không? 4. Cán bộ ra đề sử dụng ngôn ngữ và hình thức trình bày riêng để biên soạn câu hỏi hay chỉ đơn thuần trích dẫn những lời trong sách giáo khoa? 5. Từ ngữ và cấu trúc của câu hỏi có rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh hay không? 6. Mỗi phương án nhiễu (nền) có hợp lý đối với những học sinh không có kiến thức hay không? 7. Nếu có thể, mỗi phương án sai có được xây dựng dựa trên các lỗi thông thường hay nhận thức sai lệch của học sinh hay không? 8. Đáp án đúng của câu hỏi này có độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra hay không? 9. Tất cả các phương án đưa ra có đồng nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn hay không? 10. Có hạn chế đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng” hay không? 11. Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất hay không?Bảng 2: Tiêu chí cơ bản cho việc giám sát chất lượng câu hỏi tự luậnĐối với mỗi câu hỏi tự luận trong đề kiểm tra, hãy đặt ra các câu hỏi sau đây, hãy xem lại nếu câu trả lời là “không” với 1 hoặc nhiều câu hỏi tự luận 1. Câu hỏi có đánh giá những nội dung quan trọng của mục tiêu chương trình giảng dạy (kiến thức,kỹ năng)? 2. Câu hỏi có phù hợp với tiêu chí đề kiểm tra về phương diện yêu cầu thực hiện, nội dung cầnnhấn mạnh và số điểm cho từng câu hỏi hay không? 3. Bài luận có đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức vào một tình huống mới hay hoặc một tìnhhuống giả định nào đó hay không? 4. Xét trong mối quan hệ với các câu hỏi khác của bài kiểm tra, câu hỏi tự luận có thể hiện nội dungvà cấp độ tư duy đã nêu rõ trong tiêu chí kiểm tra hay không? 5. Nội dung câu hỏi có cụ thể không? Trong câu hỏi có nêu rõ yêu cầu và hướng dẫn cụ thể hơn là ramột đề bài quá rộng để bất cứ câu trả lời nào cũng có thể đáp ứng được? 6.Yêu cầu của câu hỏi có nằm trong pham vi kiến thức và nhận thức phù hợp của học sinh hay không 7. Để đạt điểm cao, học sinh có đòi hỏi phải thể hiện quan điểm của mình hơn là chỉ nhờ lại cáckhái niệm, thông tin, ý kiếnđã đọc hay không? 8. Câu hỏi có được diễn đạt để học sinh dễ hiểu và không bị lạc đề hay không? 9. Câu hỏi có được diễn đạt để học sinh hiểu được yêu cầu về: - Số lượng từ/độ dài của bài luận ? - Mục đích của bài luận? - Thời gian để viết bài luận? - Tiêu chí đánh giá câu trả lời? 10. Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh cần nêu ý kiến và chứng minh cho quan điểm của mình về mộtvấn đề đang gây tranh cãi nào đó, câu hỏi có nêu rõ rằng bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựatrên những lập luận logic hợp lý cho quan điểm của mình thay vì học sinh sẽ chọn theo quan điểmnào? Thực hành 1/Lập lại ma trận đề kiểm tra lớp 6. 2/Nhận xét đề kiểm tra lớp 9. 3/Soạn đề kiểm tra học kì I lớp 9 thời gian 90 phút Yêu cầu: + Lập bảng đặc trưng 2 chiều cho toàn bộ đề. + Viết các câu hỏi ở các cấp độ tư duy. LƯU Ý VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KQHT 1/ Thực hiện theo đúng quy trình kiểm tra. 2/ Căn cứ vào điều kiện cụ thể: Trình độ học sinh, cơ sở vật chất,để lựa chọn hình thức kiểm tra, yêu cầu kiểm tra. 3/ Cần coi trọng đánh giá cả quá trình học tập bên cạnh đánh giá qua bài kiểm tra. 4/ Thực hiện đánh giá nhiều chiều, nhiều mức độ.Dạy học theo truyền thốngDạy học theo định hướng đổi mớiĐổi mới thiết kế kế hoach dạy họcThiết kế kế hoạch bài dạy theo kiểu truyền thống: Mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành của bài học (mục tiêu, nội dung, phương pháp-phương tiện và sản phẩm) chưa được thể hiện rõ trong bản thiết kế bài học.Thiết kế kế hoạch bài học theo hướng tích cực hoá hoạt động của cả người dạy và người học. Chú trọng tới mối quan hệ giữa các yếu tố: mục tiêu bài học, năng lực người học và các điều kiện, phương tiện dạy học hổ trợ, các quá trình dạy học và chất lượng đầu ra của người học.Đổi mới hình thức tổ chức dạy họcTổ chức dạy học theo hướng: - Học toàn lớp, ít chú ý đến sự phân hoá trong lớp. - Học tập trong lớp là chủ yếu. - Dạy học theo kiểu liệt kê mô tả và giải thích- minh hoạ (GV thông báo, HS tiếp nhận, tái hiện kiến thức).Tổ chức dạy học theo hướng: - Phát triển dạy học phân hoá (gắn với hoạt động độc lập của từng đối tượng người học) - Phát triển hình thức học trong lớp và ngoài lớp. - Tăng cường học tập hợp tác và tương tác (làm việc nhóm, thảo luận, dự án, đóng vai), dạy học kiến tạo (dạy học nêu và giải quyết vấn đề, tự nghiên cứu)Đổi mới kiểm tra, đánh giá+ Hình thức và phương thức kiểm tra đơn điệu: - Chủ yếu là tự luận, trắc nghiệm khách quan và các loại hình thức đánh giá khác rất ít khi được sử dụng. - Người dạy độc quyền đánh giá - Chú trọng kiến thức, bỏ qua thực hành vận dụng, chú trọng kĩ năng viết, bỏ qua các kĩ năng khác.+ Mức độ: nặng về tái hiện.+ Đa dạng hoá các hình thức và phương thức kiểm tra, đánh giá: - Bên cạnh tự luận, tăng cường trắc nghiệm khách quan và các loại hình thức đánh giá khác.... - Kết hợp việc đánh giá của người dạy với việc tự đánh giá của người học. - Chú trọng cả kiến thức và thực hành vận dụng, phát triển cả 4 kĩ năng nghe, đọc, nói, viết.+ Mức độ: đánh giá các mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm vận dụng tái tạo và vận dụng sáng tạo)

File đính kèm:

  • pptDoi moi danh gia ket qua hoc tap.ppt
Bài giảng liên quan