Một số bài tập sinh 12 chương trình cũ phần di truyền biến dị
A.ĐỘT BIẾN GEN
Bài 1. Phân tử hêmôglôbin trong hồng cầu của người gồm 2 chuỗi pôlipeptit anpha và 2 chuỗi pôlipeptit bêta. Gen quy định tổng hợp chỗi pôlipeptit anpha ở người bình thường có G = 186 và có 1068 liên kết hiđrô. Gen đột biến gây bệnh thiếu máu (do hồng cầu hình lưỡi liềm) hơn gen bình thường 1 liên kết hiđrô, nhưng 2 gen có chiều dài bằng nhau.
a. Đột biến liên quan đến mấy cặp nuclêôtitclêôtit? thuộc dạng đột biến gen nào?
b. Số nuclêôtitclêôtit mỗi loại trong gen bình thường và gen đột biến là bao nhiêu?
c. Tính số lượng các axit amin của các chuỗi peptit được tổng hợp từ gen bình thường và gen đột biến?
Theo NTBS ta có: A = T = 720; G = X = 480 Gen ĐB: A = T = 900/2 = 450; G = X = 456/2 = 228 Khi các gen nhân đôi (một lần) thì nhu cầu từng loại nucleotit là: Gen bình thường: Atd = Ttd = (21 – 1) A = 720; Gtd = Xtd = (21 – 1) G = 480 Gen ĐB: Atd = Ttd = (21 – 1) A = 450; Gtd = Xtd = (21 – 1) G = 228 Nhu cầu từng loại nucleotit bị giảm là: A = T = 720 – 480 = 270 (giảm 270 cặp A – T); G = X = 480 – 228 = 252 (giảm 252 cặp G – X) Bài 3. Ở ruồi giấm phân tử prôtêin biểu hiện tính trạng đột biến mắt trắng so với phân tử prôtêin biểu hiện tính trạng mắt đỏ kém một axit amin và có 2 axit amin mới. a.Những biến đổi xảy ra trong gen quy định mắt đỏ? b.Gen qui định mắt đỏ dài hơn gen qui định mắt trắng bao nhiêu ăngxtrông? c.Nếu gen mắt trắng kém hơn gen mắt đỏ 8 liên kết hiđrô, tự nhân đôi 4 lần thì nhu cầu từng loại nuclêôtitclêôtit đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp giảm đi bao nhiêu so với gen mắt đỏ? Giải a/Protein của gen ĐB so với của gen bình thường mất 1 axit amin chứng tỏ gen ĐB bị mất 3 căp nucleotit. Do mất 1 axit amin và có 2 axit amin mới chứng tỏ 3 cặp nucleotit bị mất thuộc 3 bộ ba mã hóa kế tiếp nhau. b/Gen qui định mắt đỏ dài hơn gen ĐB mắt trắng là: 3,4 x 3 = 10,2A0 c/Nếu gen qui định mắt trắng kém hơn gen qui định mắt đỏ 8 LKH chứng tỏ nó bị mất 2 cặp G – X và 1 cặp A – T. Khi nhân đôi 4 lần thì nhu cầu từng loại nucleotit bị giảm là: Atd = Ttd = (24 – 1) A = (24 – 1) 1 = 15; Gtd = Xtd = (24 – 1) G = (24 – 1) 2 = 30 B/BÀI TẬP ĐỘT BIẾN NST Bài 4. Ờ chuột, gen chi phối hoạt động của cơ quan tiền đình trong tai nằm trên NST thường. Alen W qui định chuột đi bình thường, alen w qui định chuột đi hình vòng và nhảy múa (nhảy van). Người ta cho lai 2 cặp chuột và thống kê trong nhiều lứa đẻ. -Cặp thứ nhất: P: cái bình thường X đực nhảy van F1:101 chuột bình thường : 102 chuột nhảy van. -Cặp thứ hai: P: cái bình thường X đực nhảy van F1: 9 lứa toàn chuột bình thường: 1 lứa xuất hiện 1 con chuột nhảy van. Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai. Người ta có thể kiểm nghiệm những kết luận đó bằng phương pháp nào? Giải: a/cặp 1: tỉ lệ PLKH là 1:1 => đây là kết quả của phép lai phân tích: P: Ww (chuột cái bình thường) x ww (chuột đực nhảy van) GP: W, w w F1: 1Ww (bình thường) 1ww (nhảy van) cặp 2: hầu hết chuột bình thường Þ P thuần chủng. P: WW (chuột cái bình thường) x ww ( chuột đực nhảy van) Gp: W w F1: Ww (100% chuột bình thường). 1 lứa có một con nhảy van có thể do đột biến: Trường hợp 1: ĐB giao tử ( Gen W đã biến thành gen w) => xuất hiện chuột con ww, phát triển thành chuột con nhảy van. P: WW (chuột cái bình thường) x ww ( chuột đực nhảy van) Gp: W, (W ® w) w F1: Ww (bình thường) và ww (Xuất hiện chuột con nhảy van) Trường hợp 2: ĐB mất đoạn, đoạn bị mất chứa alen W (tạo giao tử khuyết: -) : P:WW (chuột mẹ bình thường) x ww (chuột đực nhảy van) G(P): W,_ w F1: Ww (bình thường) , _w (Xuất hiện nhảy van) Trường hợp 3: ĐB lệch bội, NST bị lệch chứa gen qui định cách đi của chuột: P: WW (chuột bình thường) x ww (chuột nhảy van). GP: WW (giao tử thừa (n+1)), O (giao tử khuyết (n-1)) w F1: W W w (chuột bình thường) : wO (xuất hiện chuột nhảy van) b/ Phương pháp TB học và DT học: - Làm tiêu bản hiển vi TB sôma chuột F1 đột biến nhảy van. Nếu thấy ở cặp NST nào có có 1 chiếc ngắn hơn => trường hợp đột mất đoạn. - Nếu không thấy sai khác NST với từng cặp Þ ĐB gen trong giao tử. - Nếu có 1 cặp NST nào đó chỉ chứa 1 NST Þ ĐB lệch bội. Bài 5. Ở ruồi giấm, đoạn 16A trên NST X bị lặp đoạn thì làm giảm số mắt đơn trong mắt kép của ruồi giấm, làm cho mắt lồi thành mắt dẹt. a) Từ ruồi bình thường, vẽ sơ đồ minh hoạ quá trình tạo nên NST có 2 rồi 3 đoạn 16A. b) Cũng có hình dạng mắt như nhau nhưng ruồi đực và ruồi cái số đoạn 16A khác nhau như thế nào. Giải: a/Ruồi bình thường: ruồi đực X16AY, ruồi cái X16AX16A. *Gây ĐB chuyển đoạn không tương hỗ ruồi cái X16AX16A trong giảm phân nên có thể cho ba loại giao tử X16A16A, X16A và X; ruồi đực bình thường cho 2 loại giao tử X16A và Y. Sự thụ tinh giữa các loại giao tử trên có thể tạo ra ruồi đực con có 2 đoạn 16A trên NST X (X16A16AY) và ruồi cái con có 1NST X mang 2 đoạn 16A (X16A16AX16A). *Cho giao phối ruồi đực (X16A16AY) và ruồi cái (X16A16AX16A) có thể sinh ra ruồi cái con có cả 2 NST X đều có 2 đoạn 16A (X16A16AX16A16A). *Gây ĐB chuyển đoạn không tương hỗ ruồi cái X16A16AX16A16A trong giảm phân nên có thể cho ba loại giao tử X16A16A16A, X16A16A và X16A; ruồi đực bình thường cho 2 loại giao tử X16A và Y. Sự thụ tinh giữa các loại giao tử trên có thể tạo ra ruồi đực con có 3 đoạn 16A trên NST X (X16A16A16AY) và ruồi cái con có 1NST X mang 3 đoạn 16A (X16A16A16AX16A). *Cho giao phối ruồi đực (X16A16A16AY) và ruồi cái (X16A16A16AX16A) có thể sinh ra ruồi cáí con có cả 2 NST X đều có 3 đoạn 16A (X16A16A16AX16A16A16A). b/Ruồi đực : X16AY : mắt lồi bình thường X16A16AY : mắt dẹt X16A16A16AY : mắt rất dẹt Ruồi cái: (X16AX16A) : mắt lồi bình thường (X16A16AX16A16A) : mắt dẹt (X16A16AX16A) : mắt dẹt, nhưng khác trường hợp trên (X16A16A16AX16A16A16A) : mắt rất dẹt (X16A16A16AX16A16A) : mắt rất dẹt, nhưng khác trường hợp trên (X16A16A16AX16A) : mắt rất dẹt, nhưng khác 2 trường hợp trên Bài 6. Ở tằm dâu (2n=28),giới tính cái được quy định bởi cặp NST XY,giới tính đực XX. gen quy định màu sắc trứng nằm trên NST số 10. Alen A xd trứng màu trắng, alen a xác định trứng màu xám đen. Từ 2 nòi tằm trứng trắng và trứng màu xám đen vận dụng các quy luật DT và biến dị để vạch ra quá trình tạo 2 dòng tằm mà khi lai với nhau sẽ cho 1/2 số trứng màu xám đen nở ra toàn tằm cái; 1/2 số trứng còn lại có màu trắng nở ra toàn tằm đực vẽ Sơ đồ minh họa (cho biết kén tằm đực có năng suất tơ tăng trung bình 30% so với kén tằm cái) Giải: Đây là bài toán công nghệ sinh học ứng dụng. Giả sử ta đã tạo được giống tằm theo đề đã cho, khi đó ta phải có phép lai phân tích di truyền liên kết giới tính như sau: F1: O XaXa (trứng xám đen) x O XAY (trứng trắng) GF1: Xa XA, Y F2: 1XAXa : 1XaY 50% trứng trắng, nở tằm đực : 50% trứng xám đen, nở tằm cái Lúc đầu gen qui định màu sắc trứng tằm nằm trên NST số 10. Vậy ta phải thực hiện quá trình ĐB chuyển đoạn không tương hỗ làm cho gen từ NST số 10 chuyển sang NST giới tính. Sau đó chọn lọc dòng tằm phù hợp đem lai. *Tạo dòng tằm đực F1 : XaXa : ta phải chọn dòng tằm bố mẹ P và gây đột biến như sau: X X ® có thể cho giao tử 10Xa (hay Xa) X Y ® có thể cho giao tử 10Xa hay (Xa) Hai loại giao tử trên thụ tinh sinh ra tằm đực F1: XaXa. *Tạo dòng tằm cái F1 : XAY : ta phải chọn dòng tằm bố mẹ P và gây đột biến như sau: X Y ® có thể cho giao tử 10Y hay Y X X ® có thể cho giao tử 10XA hay XA Hai loại giao tử trên thụ tinh sinh ra tằm cái F1: XAY. C. BÀI TẬP ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST: Bài 7. Ở cà chua, A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cây tứ bội thuần chủng quả đỏ thụ phấn cho cây tứ bội quả vàng thì ở F1 thu được toàn cây quả đỏ. Cho biết quá trình giảm phân ở các cây bố, mẹ và F1 xảy ra bình thường. a/những cây bố, mẹ nói trên được tạo ra bằng những phương thức nào? b/Cho các cây F1 giao phấn với nhau. Tỉ lệ các kiểu gen và kiểu hình ở F2 như thế nào? Giải a/Tạo cây tứ bội AAAA thuần chủng: Lấy cây lưỡng bội AA cho tứ bội hóa bằng cách xử lí consixin khi hợp tử đang nguyên phân ở lần đầu tiên, NST nhân đôi nhưng tế bào không phân chia, kết quả tạo ra cây tứ bội AAAA Tạo cây tứ bội AAAA thuần chủng: Lấy cây lưỡng bội aa cho tứ bội hóa bằng cách xử lí consixin khi hợp tử đang nguyên phân ở lần đầu tiên, NST nhân đôi nhưng tế bào không phân chia, kết quả tạo ra cây tứ bội aaaa b/Ta có phép lai: P: AAaa x AAaa Gp: F1: 1/6AA 4/6Aa 1/6aa 1/6AA 1/36 AAAA 8/36AAAa 1/36AAaa 4/6Aa 4/36AAAa 16/36AAaa 4/36Aaaa 1/6aa 1/36AAaa 4/36Aaaa 1/36aaaa Tỉ lệ KG: 1/36 AAAA : 8/36AAAa : 18/36AAaa : 8/36Aaaa : 1/36aaaa Tỉ lệ KH: 35/36 Kiểu hình trội : 1/36 KH lặn (hay tỉ lệ 35 trội : 1 lặn) Bài 8. Khi lai hai thứ cà chua quả đỏ lưỡng bội thuần chủng với thứ cà chua lưỡng bội quả vàng thì ở F1 thu được toàn cây quả đỏ. Xử lí consixin để tứ bội hóa các cây F1 rồi chọn 2 cây bố mẹ để giao phấn thì F2 xảy ra hai trường hợp: -Trường hợp 1 : 1890 cây quả đỏ và 54 cây quả vàng -Trường hợp 2 : 341 cây quả đỏ và 31 cây quả vàng Cho biết tính trạng màu sắc quả do một gen chi phối và quá trình giảm phân ở cây F2 xảy ra bình thường. a/Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai từ P →F2, trong 2 trường hợp trên. b/Bằng phương pháp nào có thể tạo ra những cây cà chua quả đỏ (KG AAAa và Aaaa) và khi lai với những cây F1 nói trên thì tỷ lệ KG và KH ở đời sau như thế nào? Giải: a/Tỉ lệ 1890 : 54 » tỉ lệ 35 : 1 chứng tỏ mỗi bên bố mẹ đều phải có kiểu gen tứ bội dị hợp AAaa. Như vậy cả 2 dạng bố mẹ Aa đều được xử lí consixin thành công: Aa ® AAaa Ta có phép lai: P: AAaa x AAaa Gp: F1: 1/6AA 4/6Aa 1/6aa 1/6AA 1/36 AAAA 8/36AAAa 1/36AAaa 4/6Aa 4/36AAAa 16/36AAaa 4/36Aaaa 1/6aa 1/36AAaa 4/36Aaaa 1/36aaaa Tỉ lệ KG: 1/36 AAAA : 8/36AAAa : 18/36AAaa : 8/36Aaaa : 1/36aaaa Tỉ lệ KH: 35/36 Kiểu hình trội : 1/36 KH lặn (hay tỉ lệ 35 trội : 1 lặn) b/ Tỉ lệ 341 : 31 » tỉ lệ 11 : 1 chứng tỏ một bên bố mẹ phải có kiểu gen tứ bội dị hợp AAaa, bên bố mẹ còn lại có kiểu gen Aa. Như vậy một bên bố mẹ Aa được xử lí consixin thành công: Aa ® AAaa, bên bố mẹ còn lại xử lí consixin không thành công nên vẫn có kiểu gen Aa. Ta lập được phép lai như sau: P: AAaa x Aa Gp: 1/6AA, 4/6Aa, 1/6aa 1/2A, 1 /2a F1: 1/12AAA : 5/12AAa : 5/12Aaa : 1/12aaa 11/12 quả đỏ : 1/12 quả vàng (hay 11 quả đỏ : 1 quả vàng) Bài 9. Giả sử ở cây cà độc dược ba nhiễm với NST C. Sự phối hợp và phân li giữa các NST xãy ra hoàn toàn ngẫu nhiên. Hỏi có những loại cây con và mỗi loại chiếm tỉ lệ bao nhiêu sẽ được sinh ra khi cây tam nhiễm được thụ phấn bằng phấn của cây lưỡng bội bình thường. Giải: Ta có phép lai: P: CCC x CC Gp: ½ CC, ½ C C F1: ½ CCC : ½ CC 50% tam nhiễm : 50% lưỡng bội
File đính kèm:
- BÀI TẬP SINH 12 SGK CT CŨ.doc