Một số biện pháp áp dụng dạy dạng bài thực hành thí nghiệm môn Khoa học Lớp 5

 Những năm gần đây, tôi được phân công giảng dạy lớp 5, ban đầu tôi cho rằng môn Khoa học là môn dễ học, dễ nhớ so với các môn Lịch sử, Địa Lí. Học sinh của tôi thường thích học Khoa học nhưng qua nghiên cứu thực tế, tôi thấy các em thường không hiểu sâu kiến thức. Bởi vậy, điểm bài thi môn Khoa học của các em vào cuối năm học không cao, vốn hiểu biết của các em về thế giới Khoa học còn rất hạn chế. Những em học sinh khá giỏi đa số học bài với mục đích là để có được điểm khá, điểm giỏi để đạt học sinh tiên tiến, học sinh giỏi. Một số em học sinh yếu thường nhút nhát và không muốn tham gia các hoạt động nhóm như làm thực hành thí nghiệm hoặc thảo luận cùng bạn để tìm ra kiến thức mới của bài. Dụng cụ thí nghiệm dành cho các giờ dạy Khoa học thiếu nhiều; học sinh tiếp thu bài một cách thụ động; tất cả các thí nghiệm mà các em được làm đều do giáo viên chuẩn bị, học sinh làm theo.

doc11 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1976 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp áp dụng dạy dạng bài thực hành thí nghiệm môn Khoa học Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
m khảo, vào mạng tra cứu các tư liệu của đồng nghiệp đồng thời lắng nghe tâm sự của học sinh lớp mình chủ nhiệm để có thể đề ra các biện pháp mới mang lại hiệu quả cao cho giờ dạy Khoa học. Sáng kiến kinh nghiệm: "Một số biện pháp áp dụng dạy dạng bài thực hành thí nghiệm môn Khoa học lớp 5" đã được tôi lựa chọn và đăng kí thực nghiệm. Với sáng kiến này, tôi không chỉ hi vọng các em học sinh của mình sẽ phát huy được khả năng trí tuệ khi cùng giáo viên tham gia thiết kế và thực hành các thí nghiệm Khoa học mà tôi còn tin rằng chất lượng môn học này cũng sẽ được nâng cao. Số học sinh khá giỏi toàn diện của lớp tôi sẽ tăng hơn so với năm học trước.
 3. Nội dung công việc:
 Năm học này, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 5 Hang Khào. Ngay từ đầu năm học, để có được số liệu về chất lượng của môn Khoa học, tôi đã tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra dựa trên kiến thức các em đã học từ tuần 1đến tuần 4 đồng thời để có thể nắm được khả năng thực hành và mô tả thí nghiệm của các em, tôi yêu cầu các em ôn tập một số thí nghiệm đã được học từ lớp 4, đó là những thí nghiệm rất gần gũi với cuộc sống của các em để đưa vào bài kiểm tra kiến thức.
Kết quả khảo sát như sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
5
5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
0
0
2
40
2
40
1
20
 Qua kết quả làm bài kiểm tra của các em, tôi tiến hành điều tra tâm lí của học sinh trong lớp thì thấy các em học sinh của năm học này cũng gặp phải những khó khăn sau:
 - Các em thường không nắm vững các tiến trình thí nghiệm, không đủ tự tin để có thể tự mình thiết kế và thực hành thí nghiệm. Tất cả các thí nghiệm mà các em được thực hành đều do giáo viên lựa chọn và hướng dẫn cách thực hành. Chính vì vậy mà sau một thời gian ngắn, nhiều em đã quên tiến trình thí nghiệm mặc dù đó là những thí nghiệm rất gần gũi với đời sống thực tế.
 + Ví dụ: Khi cần chứng minh nước ở thể lỏng không có hình dạng nhất định (bài tập 4) thì chỉ có rất ít em thiết kế được thí nghiệm này.
 - Một số em đưa ra lí do là năm học trước do dụng cụ thí nghiệm của nhà trường thiếu nên một số thí nghiệm, các em chỉ được lắng nghe cô giáo mô tả mà không được trực tiếp thực hành. Bởi vậy, các em rất khó hình dung được cách làm thí nghiệm và khi cần mô tả lại, các em thường lúng túng không biết mô tả như thế nào.
 - Những học sinh trung bình, yếu thường nhầm lẫn các thông tin thu được từ thí nghiệm này sang thí nghiệm khác. Có em đã rất cố gắng nhưng không biết nên làm thế nào để có thể nhớ lâu tất cả các thông tin đó.
 - Do đặc thù của môn Khoa học nên có những thí nghiệm giáo viên phải giao về nhà cho học sinh thực hành và theo dõi trong một khoảng thời gian nhất định. Một số em không có sự hỗ trợ của gia đình đã bỏ qua những thí nghiệm này và chính vì vậy mà việc tiếp thu bài của các em không đạt được chất lượng như giáo viên mong muốn.
4. Triển khai thực hiện:
 Sau khi đã tìm ra nguyên nhân vướng mắc từ thực tế giảng dạy của tôi trong những năm học trước và khó khăn mà các em học sinh trong năm học này mắc phải khi học dạng bài thực hành thí nghiệm của môn Khoa học, tôi đã quyết tâm tạo cho các em cơ hội được tích cực tham gia các hoạt động học tập như tự mình đề xuất, thiết kế thí nghiệm; trực tiếp cùng các bạn trong nhóm thực hiện thành công thí nghiệm do chính các em thiết kế. Ngoài ra, để góp phần nâng cao chất lượng của các giờ dạy Khoa học, tôi còn đưa vào giờ dạy của mình các biện pháp đã được tôi áp dụng thành công trong những lần thực hiện đề tài từ các môn học khác.
 - Trong quá trình tìm hiểu, học sinh được quyền lập luận, đưa ra ý kiến của cá nhân mình và cùng bạn thảo luận những ý nghĩ và kết luận kiến thức, từ đó có chững hiểu biết mà nếu chỉ có những hoạt động thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên.
 - Những hoạt động do giáo viên đề xuất cho học sinh được tổ chức theo tiến trình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập phải gắn với chương trình và dành cho học sinh một phần tự chủ khá lớn.
 - Thời gian dành cho một đề tài tối thiểu là 2 giờ/tuần, thực hiện trong nhiều tuần liên tục, phương pháp giáo dục phải được đảm bảo trong suốt thời gian học tập.
 - Mỗi học sinh phải có một quyển vở thực hành (vở thí nghiệm) do chính các em ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ của các em.
 - Giáo viên phải đảm bảo các em học sinh nắm được mục tiêu chính của tiết học; đó là sự chiếm lĩnh dần dần các khái niệm khoa học và kĩ thuật được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ nói và viết của học sinh.
 Sau tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề của giáo viên, học sinh sẽ bộc lộ biểu tượng ban đầu bằng cách chia sẻ những hiểu biết cá nhân của mình, cùng các bạn thảo luận; sau đó đại diện nhóm báo cáo về những hiểu biết của nhóm mình trước lớp.
 Ví dụ: Học sinh sẽ bộc lộ biểu tượng ban đầu của nhóm mình về đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió thông qua phiếu học tập:
- Phiếu học tập
Đặc điểm
Hoa thụ phấn nhờ
côn trùng
Hoa thụ phấn
nhờ gió
.......
...
...
..
..
A. Biện pháp Áp dụng một số kĩ thuật dạy học mới vào dạy Khoa học lớp 5: 
 + Kĩ thuật Học theo góc:
 - Ưu điểm: Kĩ thuật dạy học này giúp học sinh học sâu, nắm vững kiến thức nội dung bài học.
 - Nhược điểm: Mất nhiều thời gian so với các kĩ thuật khác.
 * Cách thực hiện: Giáo viên có thể chia lớp thành 2 góc học tập. Cả hai góc cùng thực hiện một nội dung và mục tiêu học tập. Góc học tập số 1 có thể quan sát tranh ảnh, đọc sách giáo khoa trả lời câu hỏi nội dung của bài. Góc số 2 có thể xem tư liệu tranh ảnh, băng hình sưu tầm từ thực tế và trả lời câu hỏi tương tự như nội dung câu hỏi của Góc học tập số 1. Sau khi thảo luận rút ra nội dung trả lời, học sinh các góc đổi chỗ, tiếp tục quan sát đọc tài liệu và trả lời câu hỏi. 
 Ví dụ: Khi dạy bài Sự sinh sản của thực vật có hoa; trong hoạt động 1, góc học tập số 1, học sinh đọc tài liệu SGK còn ở góc học tập số 2, học sinh quan sát băng hình để thực hiện theo yêu cầu: Em hãy mô tả quá trình sinh sản của thực vật có hoa. Sau đó, học sinh chuyển góc học tập và lại tiếp tục thảo luận với nội 
 Ví dụ: Khi dạy bài Cây con mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ; trong hoạt động 1, học sinh các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi: Hãy nói xem chồi có thể mọc ra từ vị trí nào trên củ khoai tây, gừng, hành, tỏi và lá bỏng? Học sinh thảo luận theo nhóm ban đầu, sau đó chuyển nhóm và tiếp tục bày tỏ ý kiến của mình với nhóm mới cũng theo nội dung câu hỏi trên.
 Kĩ thuật này cũng đòi hỏi giáo viên khi áp dụng phải lựa chọn bài dạy phù hợp để giúp học sinh hiểu sâu, nắm vững kiến thức của bài nhưng cũng không ảnh hưởng đến thời gian của các môn học khác.
B. Biện pháp Áp dụng một số trò chơi học tập nhằm gây hứng thú cho học sinh trong các giờ dạy Khoa học:
 Muốn cho giờ học Khoa học trở nên hấp dẫn với các em học sinh, người giáo viên cần đặc biệt lưu ý đến biện pháp áp dụng trò chơi trong các giờ học. Đây là một biện pháp không còn mới mẻ nhưng trong phương pháp Bàn tay nặn bột lại không đề cập đến. Vì vậy việc phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực với nhau là điều cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của mỗi giáo viên. Sau đây là một số trò chơi được các em học sinh rất tích cực tham gia:
C. Biện pháp Xây dựng hình mẫu “Những đôi bạn cùng tiến” và phối hợp với gia đình học sinh giúp đỡ các em trong học tập:
 Để học sinh có thể giúp đỡ nhau trong học tập, tôi đã xây dựng hình mẫu “Những đôi bạn cùng tiến trong học tập”. Đây là một biện pháp rất hữu hiệu đã được tôi vận dụng từ nhiều năm nhằm mục đích cho học sinh khá, giỏi giúp đỡ thêm học sinh yếu trong học tập cũng như mọi mặt khác. Mỗi lần học đến một chủ đề mới, tôi giao nhiệm vụ cho học sinh khá, giỏi kèm thêm bạn ở nhà hoặc trong những giờ ra chơi. Hình thức giúp đỡ bạn tuỳ thuộc vào từng học sinh.
5. Thời gian thực hiện: Từ ngày 30 tháng 10 năm 2013 đến hết tháng 4 năm 2014.
6. Dự kiến kết quả đạt được:
	Cuối HK I: Đạt 2 em
	Cuối HK II: Đạt 3 em
	Về phạm vi áp dụng, như đã trình bày ở trên, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng cho chương trình lớp Bốn và lớp Năm. 
 Qua thực tế giảng dạy các bài thực hành thí nghiệm môn Khoa học cho học sinh lớp 5, tôi nhận thấy: Muốn giờ dạy của mình đạt chất lượng cao, người giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng theo tiết dạy.
 - Mỗi học sinh cần phải có một vở thí nghiệm do chính các em ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ của các em.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
HỘI ĐỒNG THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN
 XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Na Hang, ngày 12 tháng 10 năm 2013
 NGƯỜI VIẾT
 Bùi Thị Hải
5. Dự kiến kết quả đạt được:
	Cuối HK I: Đạt 2 em
	Cuối HK II: Đạt 3 em
	Về phạm vi áp dụng, như đã trình bày ở trên, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng cho chương trình lớp Bốn và lớp Năm. 
 Qua thực tế giảng dạy các bài thực hành thí nghiệm môn Khoa học cho học sinh lớp 5, tôi nhận thấy: Muốn giờ dạy của mình đạt chất lượng cao, người giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng theo tiết dạy.
 - Mỗi học sinh cần phải có một vở thí nghiệm do chính các em ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ của các em.
6. Khả năng tiếp thu và mở rộng sáng kiến: 
 Khi viết kinh nghiệm này, tôi hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
 a. Ban giám hiệu:
 - Luôn ủng hộ giáo viên về mọi mặt khi giáo viên thực hiện đề tài.
 - Tạo điều kiện để tất cả giáo viên của trường tiếp tục sử dụng và thiết kế thành thạo giáo án điện tử, ứng dụng tốt các phần mềm mới vào giảng dạy.
 b.Các giáo viên trong trường:
 - Vì ngay từ khi học lớp 1, học sinh đã được làm quen với các kiến thức về Tự nhiên - Xã hội; bởi vậy các giáo viên lớp1, 2,3 đặc biệt là các giáo viên lớp 4 phải thường xuyên có biện pháp giúp các em học sâu, nắm vững kiến thức về Tự nhiên - Xã hội, từ đó giáo dục các em lòng yêu quê hương, đất nước, yêu con người, biết vận dụng vốn kiến thức của mình vào thực tiễn đời sống.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
HỘI ĐỒNG THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN
 XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Na Hang, ngày 12 tháng 10 năm 2013
 NGƯỜI VIẾT
 Bùi Thị Hải

File đính kèm:

  • docDang kí SKKN- 2014.doc
Bài giảng liên quan