Một số biện pháp quản lí học sinh bán trú dân nuôi trường THCS Pa Nang có hiệu quả

 Hiện nay thực trạng học sinh bỏ học giữa chừng ở các cấp học trên địa bàn huyện Đakrông vẫn còn xảy ra, tỷ lệ học sinh đến lớp hàng ngày vẫn còn thấp. Với rất nhiều lí do khác nhau mà các em bỏ học, vắng học; ví như: hũ tục coi nhẹ con gái học lên bởi quan niệm con gái chỉ cần làm việc nhà, sinh con và trông con chăm chồng là đủ, tập tục gã chồng sớm cho con gái vẫn tồn tại ở nhiều vùng; Có nhiều gia đình các em còn là đối tượng lao động chính, cho nên việc học sinh vắng học vào mùa gặt, mùa trồng, trĩa thường xảy ra, không ít trường hợp nghỉ học luôn để ở nhà làm nương rẫy; Ý thức học lên cao của người dân nơi đây chưa cao, việc con cái bỏ học giữa chừng để tham gia lao động kiếm tiền không làm các bậc phụ huynh lo lắng nhiều; Điều kiện kinh tế địa phương còn nghèo nàn, hiện tượng trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của nhà nước vẫn còn nên không ít gia đình không đủ sức lo cho con đi học; Chính quyền địa phương chưa quan tâm và đầu tư đúng mức đối với công tác giáo dục, vẫn còn hiện tượng phó mặc cho nhà trường. 100% các xã chỉ có 01 trường THCS, địa bàn trãi rộng, có nhiều thôn bản cách xa khu vực trường chính trên 10km, sông suối cách trở, việc đi lại của học sinh không hề đơn giản, yếu tố địa lí cũng làm cản bước chân đến trường của các em.

doc12 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 4991 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp quản lí học sinh bán trú dân nuôi trường THCS Pa Nang có hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
sinh..., hỗ trợ thêm lương thực, thực phẩm cho các em. 
	- Tạo mọi điều kiện về kinh phí cho hoạt động quản lý, tạo điều kiện tốt về thời gian, chế độ , cơ chế đánh giá để giáo viên quản lý tốt bán trú trường học. 
Biện pháp 7: Phân công bố trí giáo viên tiến hành phụ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ các em trong học tập.
Ở bán trú thầy cô giáo có thể kiểm tra việc học của các em thường xuyên hơn, nắm được sức học của từng em và có điều kiện giúp đỡ các em, qua đó bù đắp những lỗ hỏng kiến thức cho các em, giúp các em có ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập.	 
Biện pháp 8: Đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực bán trú dân nuôi.
	- Thành lập đội xung kích bao gồm cán bộ giáo viên và học sinh nhằm bảo vệ tài sản cũng như trật tự ở khu bán trú.
	- Phối hợp với Công an, Quân sự xã, Đồn biên phòng 621 lên phương án chuẩn bị đối phó với sự cố bất thường xảy ra như: hỏa hoạn, thanh niên bên ngoài vào gây rối để đảm bảo an ninh trật tự cho khu bán trú, gúp các em an tâm học tập.
	Biện pháp 9: Tuyên truyền, vận động, phối kết hợp giữa gia đình với nhà trường và chính quyền địa phương:
	Phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động một cách sâu rộng đến toàn thể nhân dân, gia đình học sinh, chính quyền địa phương hiểu rõ mục đích, tính thiết thực, hiệu quả của mô hình học sinh bán trú dân nuôi này.
	Biện pháp 10: Gần gũi, động viên các em ổn định tư tưởng, an tâm học tập ở khu bán trú dân nuôi:
	Đối với học sinh khu bán trú dân nuôi thì giáo viên vừa là người thầy, người cha, người anh, người bạn của các em. Bởi lẽ các em xa gia đình, bố mẹ, hàng ngày được tiếp xúc nhiều với thầy cô. Cho nên giáo viên luôn gần gũi, thường xuyên tâm sự với các em để nắm bắt tâm tư nguyện vọng để chia sẽ cùng các em, cũng như chăm sóc các em lúc ốm đau, lúc trái gió trở trời... để từ đó các em an tâm hơn. 
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Qua gần hai năm thực hiện mô hình bán trú dân nuôi với những biện pháp trên, nhà trường đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như sau:
- Hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, không còn những em phải bỏ học vì nhà xa trường, vốn tiếng phổ thông của các em được nâng lên, các em mạnh dạn hơn, có tinh thần và thái độ học tập cao hơn, chất lượng hai mặt giáo dục cũng như chuẩn Phổ cập GDTHCS được củng cố và nâng cao. Cụ thể là: 
* Về chất lượng hai mặt giáo trong những năm qua:
	- Học lực:
Năm học
Số học sinh
Giỏi
Khá
T. Bình
Yếu
Kém
Ghi chú
2008 – 2009
T.Trường
117
21
(17,9%)
80
(68,4%)
16
(13,7%)
Chưa thực hiện mô hình bán trú
Bán trú
0
2009 – 2010
T.Trường
123
2
(1,6%)
27
(22,0%)
77
(62,6%)
17
(13,8%)
Bán trú
0
2010 – 2011
T.Trường
160
3
(1,9%)
50
(31,3%)
104
(65,0%)
3
(1,8%)
Thực hiện mô hình bán trú
Bán trú
52
20
(38,5%)
32
(61,5%)
2011 – 2012
(HK I)
T.Trường
197
8
(4,1%)
58
(29,4%)
126
(63,0%)
5
(2,5%)
Bán trú
54
2
(3,7%)
21
(38,9%)
30
(55,6%)
1
(1,8%)
(Theo báo cáo tổng kết các năm học 2008 – 2009; 2009 – 2010; 2010 – 2011 và báo cáo sơ kết HKI năm học 2011 – 2012 của Trường THCS Pa Nang )
- Hạnh kiểm:
Năm học
Số học sinh
Giỏi
Khá
T. Bình
Yếu
Kém
Ghi chú
2008 – 2009
T.Trường
117
38
(32,5)
50
(42,7%)
27
(23,1%)
2
(1,7%)
Chưa thực hiện mô hình bán trú
Bán trú
0
2009 – 2010
T.Trường
123
66
(53,7%)
24
(19,5%)
33
(26,8%)
Bán trú
0
2010 – 2011
T.Trường
160
85
(53,1%)
51
(31,9%)
24
(15,0%)
Thực hiện mô hình bán trú
Bán trú
52
35
(67,3%)
15
(28,8%)
2
(3,9%)
2011 – 2012
(HK I)
T.Trường
197
106
(53,8%)
58
(29,4%)
33
(16,8%)
Bán trú
54
34
(63,0%)
17
(31,5%)
3
(5,5%)
(Theo báo cáo tổng kết các năm học 2008 – 2009; 2009 – 2010; 2010 – 2011 và báo cáo sơ kết HKI năm học 2011 – 2012 của Trường THCS Pa Nang )
	* Tỷ lệ học bỏ học, học sinh chuyên cần hằng ngày trên lớp:
Năm học
TS học sinh
Bỏ học
Tỷ lệ chuyên cần
Ghi chú
Số lượng
Tỷ lệ
2008 – 2009
117
2
1,7%
Trên 70%
Chưa thực hiện mô hình bán trú
2009 – 2010
123
0
0
Trên 75%
2010 – 2011
160
0
0
Trên 85%
Thực hiện mô hình bán trú
2011 – 2012
(HK I)
197
0
0
Trên 90%
(Theo số liệu thống kê của Văn phòng Trường THCS Pa Nang )
* Kết quả Đạt chuẩn phổ cập Giáo dục THCS:
Năm
Kết quả tuyển sinh vào lớp 6
Tỷ lệ Phổ cập GDTHCS
(Đối tượng 15-18 tuổi)
Ghi chú
2008
91,8%
74,3%
Chưa thực hiện mô hình bán trú
2009
83,3%
74,0%
2010
95,8%
83,6%
Thực hiện mô hình bán trú
2011
100%
84,5%
So sánh kết quả đạt được trong hai năm thực hiện mô hình với hai năm chưa thực hiện mô hình bán trú dân nuôi, cho ta thấy rõ hiệu quả mang lại của mô hình. Điều đó khẳng định có sự chuyển biến tích cực trong công tác chỉ đạo, quản lý học nội trú bán trú dân nuôi ở nhà trường. 
VI. KẾT LUẬN.
Quản lý học sinh bán trú dân nuôi đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục dạy và học cũng như quản lý giáo dục học sinh Trung học cơ sở hiện nay. Quản lý được tiến hành, thực hiện bởi một chương trình, hệ thống các hoạt động theo những nội dung quản lý do Ban quản lý khu bán trú, cùng Ban giám hiệu đưa ra phong phú với các hình thức đa dạng, hấp dẫn và sinh động tương đối có hiệu quả. Trong điều kiện đổi mới của đất nước, những thay đổi lớn lao trong đời sống kinh tế - xã hội có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển nhân cách của mỗi con người. Học sinh ngày nay có những bước phát triển mới về chất trong quá trình rèn luyện và học tập. Các em thường mạnh dạn hơn, có tư duy tốt hơn nhằm khẳng định sự phát triển của bản thân. Người lãnh đạo phải nắm bắt đúng nhu cầu đó để xây dựng kế hoạch tổ chức quản lý học sinh nói chung và quản lý học sinh bán trú dân nuôi nói riêng nhằm thoả mãn nhu cầu nguyện vọng của học sinh, qua đó giúp các em phát triển những năng lực.
Qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thức được rằng Quản lý học sinh có ý nghĩa quan trọng ở trường THCS. Quản lý học sinh bán trú dân nuôi là một hoạt động đa dạng và phong phú cùng với các hoạt động dạy học trên lớp và các hoạt động khác gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau, xen kẽ nối tiếp nhau được tiến hành đồng thời ở trường THCS để tạo nên một kết quả tổng hợp góp phần đào tạo người học sinh phát triển toàn diện về các mặt: Đức, trí, thể, mĩ.
Trên đây là những biện pháp chỉ đạo và quản lý học sinh bán trú dân nuôi ở trường THCS Pa Nang mà tôi nghiên cứu trong thời gian qua. Tôi tin tưởng rằng có hướng đi đúng đắn, cùng sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tập thể cán bộ công nhân viên của các nhà trường, chắc chắn trường THCS Pa Nang có những bước phát triển quản lý vững chắc trong những năm tiếp theo góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đất nước. Vì điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn, năng lực hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều nên những vấn đề được trình bày trong đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy tôi rất mong được góp ý của quý thầy cô và đồng nghiệp./. 
	VII. KIẾN NGHỊ
1. Đối với UBND huyện Đakrông.
 - Tạo điều kiện về kinh phí giúp các nhà trường xây dựng thêm khu bán trú, nhà bếp, nhà ăn, nhà phơi quần áo, khoan giếng nước... để cho học sinh an tâm trọ học.
	 - Sớm quyết định chuyển đổi sang loại hình Trường bán trú dân nuôi.
- Vận động các ban ngành, các tổ chức, các nhà hảo tâm hổ trợ thêm cơ sở vật chất cho các em học sinh bán trú như: Chăn màn, quần áo, sách vở, lương thực, thực phẩm...
- Tham mưu các chế độ trợ cấp, hỗ trợ cho các em học sinh cũng như giáo viên làm công tác quản lí học sinh bán trú.
2. Đối với Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Đakrông.
 Tổ chức các hội thảo trao đổi kinh nghiệm quản lý học sinh bán trú giữa các trường có học sinh bán trú.
	Tổ chức các đợt tập huấn cho cán bộ quản lý nhà trường cũng như giáo viên được giao trách nhiệm quản lý nội trú của nhà trường.
3. Đối với chính quyền địa phương.
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hoá giáo dục, phát huy vai trò của hội đồng giáo dục của địa phương.
- Kết hợp các ban ngành đoàn thể trong xã về công tác tuyên truyền vận động nhân dân. Đảm bảo an ninh khu vực nội trú của các nhà trường được tốt nhất.
	Người viết 
	 Lê Thanh Tùng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết các năm học 2008 – 2009; 2009 – 2010; 2010 – 2011 và báo cáo sơ kết HKI năm học 2011 – 2012 của Trường THCS Pa Nang .
2. Chỉ thị 40/CT-TW.
3. Điều lệ trường THCS, năm 2011
4. Luật Giáo dục, năm 2010.
5. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý THCS. Nxb Hà Nội năm 2005.
7. Từ điển tiếng việt, nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 1998.
8. Hồ sơ Phổ cập giáo dục THCS của nhà trường các năm 2008, 2009,2010, 2011.
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ	 Trang 1
I.1 Lí do chọn đề tài	 Trang 1
I.2 Giới hạn nghiên cứu 	 Trang 2
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HỌC SINH BÁN TRÚ DÂN NUÔI Ở TRƯỜNG THCS. 	 Trang 2
	II.1. Một số khái niệm: 	 Trang 2
	II.2. Tình hình chung về vấn đề quản lý học sinh nội trú bán trú dân nuôi ở THCS Pa Nang. Thực hiện mô hình “ Bán trú dân nuôi” theo Quyết định 112 của Chính phủ.	 	 Trang 2
III. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 	 	 Trang 3
	III.1. Đối tượng nghiên cứu. 	 Trang 3
	III.2. Phương pháp nghiên cứu: 	 Trang 3
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. 	 Trang 3
IV.1. Thực trạng việc chỉ đạo, quản lí học sinh bán trú bán nuôi ở trường THCS Pa Nang.
 Trang 3
	IV.2. Một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học và quản lí học sinh bán trú dân nuôi. 	 	 Trang 5
V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 	 	 Trang 7
VI. KẾT LUẬN. 	 Trang 9
VII. KIẾN NGHỊ 	 Trang 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 	 Trang 11
MỤC LỤC 	 Trang 12

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM - QUAN LI KHU BAN TRU DAN NUOI.doc